Tại sao bạn nên “root” Android?

    Hồng Nhung, Hồng Nhung 

    Cũng như jailbreak iOS, nếu bạn muốn sử dụng hết các chức năng của Android thì bạn nên “root” máy.

    Những tin tức như Galaxy Nexus hay Droid RAZR đã có thể “root” liên tục xuất hiện và bạn tự hỏi tại sao chúng ta phải “root” Android? Đây là câu trả lời cho bạn. 

    “Root” là phương pháp cho phép bạn truy cập quyền “super user” trong điện thoại Android. Một khi bạn đã truy cập chế độ “super user”, bạn có thể làm mọi thứ với chiếc điện thoại của mình. Bạn có thể tùy chỉnh những tệp tin được định dạng “read only”, bạn có thể thay thế chúng, chỉnh sửa hoặc cập nhật chúng. Ngoài ra “root” máy còn cho phép bạn cài đặt thêm các phần mềm tiện ích khác cũng như jailbreak iDevices vậy. 

    Recovery Image 


    Recovery Image là những đoạn code nguyên mẫu cho phép cài đặt các bản nâng cấp. Bạn có thể tải trực tiếp các bản nâng cấp trên máy hay cóp vào thư mục root của thẻ nhớ. Sau khi khởi động lại, bản cập nhật sẽ được cài đặt tự động bằng recovery image trong máy của bạn.  

    Hầu hết các recovery image đều có “chữ ký xác nhận” được thay đổi liên tục, khiến bạn không thể cài đặt thêm 1 ROM mới nếu không được chính nhà sản xuất cung cấp. Recovery image cho phép bạn bạn format, chia lại thẻ nhớ, sao lưu dữ liệu, phục hồi hệ thống, cài đặt các loại ROM bạn muốn và nhiều chức năng khác nữa. 

    Cài bản ROM khác

    1 trong những điều hấp dẫn nhất của việc "root" Android là bạn có thể cài đặt các bản ROM khác lên thiết bị. Ice Cream Sandwich chỉ dành cho 1 số thiết bị? Nếu bạn root máy và các hacker tìm được bản ROM hoàn chỉnh thì bạn có thể dễ dàng thưởng thức Android 4.0 trên thiết bị của mình (miễn là đủ yêu cầu phần cứng).

    Thêm nhiều phần mềm khác 

    1 số phần mềm như chụp ảnh màn hình, sử dụng đèn flash làm đèn pin, điều khiển từ xa hay định vị điện thoại, biến máy thành trạm phát Wi-Fi, ứng dụng bàn phím thay thế… cần phải “root” máy mới có thể chạy được.  Trên các phiên bản Android mới thì nhiều tính năng trong số này đã được tích hợp sẵn, tuy nhiên trên các bản cũ thì bạn vẫn cần phải “root” mới có thể sử dụng được. 


    Ép xung 

    Ép xung là việc không xa lạ gì với người dùng máy tính: tăng tốc CPU hơn mức mặc định để máy chạy nhanh hơn. Bạn cũng có thể làm điều tương tự với một chiếc Android đã root, tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chấp nhận tốn pin hơn. 

    Giảm xung 

    Ngược lại với ép xung, giảm xung làm cho CPU của bạn chạy chậm hơn bình thường. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng nếu bạn quan tâm đến thời gian sử dụng hơn tốc độ xử lý thì làm chậm CPU là một việc giúp bạn kéo dài thời gian sử dụng của pin và giúp máy của bạn có thể vận hành lâu hơn. 

    Chạy những ứng dụng hạn chế 

    Nếu các nhà mạng khóa điện thoại và không cho phép bạn cài đặt một số ứng dụng trong máy, việc root điện thoại có thể vượt qua sự giới hạn này. 

    Xóa những phần mềm thừa (bloatware)  

    Nếu như bạn không cần đến những phần mềm cài đặt sẵn và muốn xóa bớt thì cách duy nhất là hãy “root” Android.    

    Tham khảo Pocketnow
    Tags:
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ