Điều gì khiến một bức ảnh có giá trị lên đến 4 triệu USD?

    Hogi Spiderum,  

    Bức ảnh 4 triệu USD đắt giá nhất thế giới đã thuộc về tác phẩm Untitled #96 của nhiếp ảnh gia người Mỹ Cindy Sherman. Điều gì khiến cho tác phẩm nhiếp ảnh theo phong cách nghệ thuật vị niệm của Sherman lại đắt giá đến vậy?

     Untitled #96, tác phẩm thực hiện năm 1981 mới xác lập kỉ lục đấu giá 3.89 triệu đô.

    Untitled #96, tác phẩm thực hiện năm 1981 mới xác lập kỉ lục đấu giá 3.89 triệu đô.

    Cindy Sherman xuất hiện trước công chúng lần đầu vào cuối những năm 70 thế kỉ trước với bộ sưu tập “Untitled Film Stills” - loạt ảnh được lấy ý tưởng từ những bộ phim không tên. Trong đó, cô đã thực hiện một loạt ảnh đen trắng mang hơi thở của những bộ phim thời kì cũ.

    Nhưng Sherman không chỉ đơn giản là đưa máy ảnh lên và chụp. Cô đưa vào đó những cảm xúc, suy tư từ chính bản thân mình, kết hợp với những góc ảnh, bố cục mới lạ mà thời đó chưa nhiếp ảnh gia nào dám thử nghiệm.

    Hầu hết các tác phẩm trong bộ sưu tập đầu tiên là cô tự hóa trang cho bản thân và tự chụp. Không phải những hình ảnh chuẩn mực, đoan trang mà thay vào đó, ta bắt gặp một cô gái đang gặp vấn đề tâm lý, một phụ nữ mạnh mẽ hay một cô gái gợi tình, cá tính. Những tác phẩm của Sherman thách thức những ước niệm truyền thống về nghệ thuật nhiếp ảnh chân dung và đồng thời phá bỏ những khuôn mẫu lâu nay xã hội gắn cho người phụ nữ.

     Untitled #56 1980, hình ảnh một người phụ nữ khuôn mặt góc cạnh, đôi mắt hướng về phía trước.

    Untitled #56 1980, hình ảnh một người phụ nữ khuôn mặt góc cạnh, đôi mắt hướng về phía trước.

     Untitled #15 1980, cô gái này đang đợi ai?

    Untitled #15 1980, cô gái này đang đợi ai?

    Trong suốt 40 năm, Sherman tiếp tục sáng tác ra những tác phẩm theo phong cách nghệ thuật vị niệm. Chủ đề của cô ấy là chính bản thân mình, cô luôn là nhân vật chính trong những bức hình mình chụp. Những tác phẩm của cô thành công về cả mặt thương mại và nghệ thuật, được rất nhiều người thưởng tranh lẫn giới phê bình yêu thích.

    Sherman trở thành một trong những nghệ sĩ đương đại thành công nhất từ trước tới giờ. Dù trước cô đã có nhiều nhà nhiếp ảnh nổi tiếng khác nhưng giới phê bình vẫn đánh giá rằng nhờ có sự xuất hiện của Sherman mà nghệ thuật nhiếp ảnh đã có thể sánh vai với hội họa. Bức ảnh Untitled #96 trong bộ sưu tập “Untitled Film Stills” được xếp hạng một trong ba bức tranh đắt nhất thời đại và cuối cùng đã được bán trong phiên đấu giá các tác phẩm nghệ thuật đương đại của công ty Christie’s năm 2011 khi nó đạt mức 3.89 triệu đô.

    Untitled #466 (2008) từ bộ sưu tập “Cindy Sherman: Once upon a time”, đang được triển lãm tại phòng trưng bày Mnuchin, New York.
    Untitled #466 (2008) từ bộ sưu tập “Cindy Sherman: Once upon a time”, đang được triển lãm tại phòng trưng bày Mnuchin, New York.

    Không giống với hội họa, những tác phẩm nhiếp ảnh có thể được phát hành với nhiều phiên bản khác nhau, từ tác phẩm trưng bày phòng triển lãm hay những bức hình có thể tải về trên mạng. Trong thực tế, chúng có thể tái bản đi tái bản lại mà vẫn giữ lại chất lượng rất tốt, đem lại nguồn thu lớn cho tác giả. Một người yêu thích các bức hình của Sherman có thể tìm thấy bất cứ bức hình nào của cô trên internet, tải về miễn phí, tiết kiệm được ít nhất 320.000 USD.

    Những bức hình của Sherman là tác phẩm chủ đề chính cho một buổi trưng bày tại phòng trưng bày Mnuchin, khu Upper East Side của New York (đồng tổ chức bởi Philippe Segalot và Sukanya Rajaratnam). Giá của những tác phẩm ở phòng trưng bày dao động từ 500.000 USD tới 1.5 triệu USD. Phiên đấu giá tuần tới ở NewYork dự kiến có không ít hơn 11 bức ảnh của cô đến từ các công ty Christie’s, Sotheby’s và Phillips. Những bức ảnh đắt giá nhất thuộc về những bộ sưu tập đầu tiên của Sherman với giá ước tính từ 500.000 USD đến 700.000 USD.

    Untitled #48 (1979), một trong những tác phẩm đầu tiên của cô.
    Untitled #48 (1979), một trong những tác phẩm đầu tiên của cô.

    Lisa Schiff, một cố vấn nghệ thuật uy tín tại thành phố New York, cho rằng không dễ dàng gì để có được một tác phẩm nghệ thuật. Hầu hết các nhiếp ảnh gia sẽ muốn chụp một bức hình chỉ đơn giản là đẹp đẽ hay mơ mộng nhưng với Cindy, cô luôn cố gắng tìm những góc nhìn mới lạ, những điều mà nếu không chịu để ý chúng ta khó có thể nhận ra được. Cô ấy sẵn sàng bỏ ra rất nhiều công sức, thực tế là phải vài ba năm chúng ta mới thấy một bộ sưu tập của cô ra mắt công chúng.

    Cindy cố gắng đưa đến những góc nhìn mới mà bình thường chúng ta không bao giờ để ý. Như ở bức tranh này, chúng ta thấy một người không rõ giới tính có vẻ như vừa trải qua một điều gì đó tồi tệ khiến anh ta/cô ta đau khổ, buồn chán, không ngừng day dứt nghĩ về nó. Nếu như một bức ảnh bình thường, có thể tất cả những gì ta thấy chỉ là một cô gái tóc vàng đang đắp chăn.

     Bức ảnh thuộc bộ sưu tập Untitled 1981 theo phong cách chụp ngang.

    Bức ảnh thuộc bộ sưu tập Untitled 1981 theo phong cách chụp ngang.

    Ở mỗi tác phẩm, Cindy đều cố gắng lột tả cảm xúc nhân vật bằng cách xây dựng bố cục hợp lý và sử dụng những tông màu hài hòa.
    Ở mỗi tác phẩm, Cindy đều cố gắng lột tả cảm xúc nhân vật bằng cách xây dựng bố cục hợp lý và sử dụng những tông màu hài hòa.

    Phong cách nghệ thuật của cô giờ đây đã trở nên mang tính biểu tượng. Những bộ ảnh của cô đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nữ nhiếp ảnh gia khác như Katy Grannan, Lonrna Simpson, Alex Prager,... và tạo nên một làn sóng nhiếp ảnh sáng tạo đến không ngờ. Nhìn vào mỗi bức chân dung của Cindy, dường như ta có thể nghĩ đến cả một câu chuyện dài đằng sau bức ảnh ấy. Chuyện gì đã xảy ra khiến cho nhân vật trong ảnh có biểu cảm, trạng thái đặc biệt như vậy.

    Untitled #92 (1981), có vẻ như là phân cảnh từ một bộ phim bắt cóc nào đó.
    Untitled #92 (1981), có vẻ như là phân cảnh từ một bộ phim bắt cóc nào đó.

    Có một số bức ảnh của cô được định giá từ 3 đến 4 triệu USD, các bức khác thì nằm trong khoảng từ 500.000 USD đến 2 triệu USD. Nhưng điều quan trọng là Cindy sáng tác những tác phẩm này hơn cả những giá trị về tiền bạc, đó là các tác phẩm nghệ thuật. Lột tả những vẻ đẹp thầm kín của người phụ nữ, những góc khuất mà người khác không nhìn thấy được, những nội tâm sâu thẳm, Cindy mong rằng tác phẩm của mình sẽ gặp được những người xứng đáng, những người mua ảnh vì tình yêu nghệ thuật với lòng cởi mở, vị tha.

    Untitled #153, kiệt tác trị giá 2.7 triệu USD, được bán năm 2010. Một cô gái mặt trắng toát, người đầy bùn đất, im lặng như người mất hồn, điều gì đã xảy ra với cô?
    Untitled #153, kiệt tác trị giá 2.7 triệu USD, được bán năm 2010. Một cô gái mặt trắng toát, người đầy bùn đất, im lặng như người mất hồn, điều gì đã xảy ra với cô?

    Một vài tác phẩm của cô đã trở thành kiệt tác của hai thế kỉ, trước hết bởi phong cách nghệ thuật của Cindy, sau vì lối suy nghĩ khác người thường của cô. Không phải phá cách, không phải điên loạn, mà từ từ hướng dẫn người xem đến một góc nhìn khác, cảm nhận khác, những thứ vẫn ở đó bấy lâu mà không ai hay.​

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ