Đỉnh điểm của 'liều': Masayoshi Son thế chấp tài sản cá nhân vay tiền từ 19 ngân hàng khác nhau để tiếp tục đầu tư mặc cho sóng gió đang bủa vây Softbank

    Vân Đàm, Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg 

    Masayoshi Son luôn được biết đến là tỷ phú có triết lý kinh doanh "liều ăn nhiều".

    Masayoshi Son – người đã xây dựng được khối tài sản trị giá 15,2 tỷ USD nhờ đầu tư vào các startup công nghệ như Alibaba đang trở nên "liều" hơn bao giờ hết, ngay cả khi đế chế Softbank của ông đang gặp khó khăn.

    Cụ thể, nhà sáng lập Softbank đã tiếp tục thế chấp 38% cổ phần mình có tại công ty cho các khoản vay từ 19 ngân hàng gồm cả Credit Suisse và Julius Baer. Như vậy, lượng cổ phần tại Softbank được tỷ phú Son mang đi thế chấp đã tăng 36% so với hồi đầu năm và tăng gấp 3 lần so với hồi tháng 6/2013.

    Đỉnh điểm của liều: Masayoshi Son thế chấp tài sản cá nhân vay tiền từ 19 ngân hàng khác nhau để tiếp tục đầu tư mặc cho sóng gió đang bủa vây Softbank - Ảnh 1.

    "Điều đó giúp ông ấy có thể kiếm tiền từ một phần lớn tài sản của mình mà không ảnh hưởng tới công ty. Tuy nhiên, có những rủi ro nhất định. Nếu giá cổ phiếu giảm xuống đủ thấp, ông ấy có thể bị yêu cầu nộp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu và điều đó có thể khá tốn kém".

    Cấu trúc này cho thấy kỳ vọng lớn hơn của Son với Softbank và quỹ Vision Fund trị giá 100 tỷ USD của ông. Cổ phiếu đế chế này gần đây chứng kiến sự rung lắc nhẹ do sự trì hoãn IPO của WeWork - startup mà Softbank đã rót hàng tỷ USD. Sự việc xảy đến sau khi startup này bị thị trường định giá giảm hơn rất nhiều so với con số 47 tỷ USD ban đầu. Điều đó khiến các nhà đầu tư lo sợ - kết quả là cổ phiếu Softbank giảm 5% vào tuần này và thổi bay 770 triệu USD tài sản của Son. Tổng trong cả năm, cổ phiếu công ty vẫn tăng 27%.

    Son hiện 62 tuổi cũng tận dụng cổ phần tại Vision Fund – quỹ chuyên đầu tư vào nhiều startup công nghệ. Điều này có thể giúp tài sản của ông tăng nếu mọi chuyện suôn sẻ và ngược lại, thua lỗ sẽ ở mức khổng lồ nếu tình trạng diễn biến xấu. Riêng việc vốn hóa thị trường Uber giảm cùng với quá trình IPO khó khăn của WeWork đã làm Vision Fund bị thua lỗ 62% so với khoản đầu tư ban đầu.

    Đỉnh điểm của liều: Masayoshi Son thế chấp tài sản cá nhân vay tiền từ 19 ngân hàng khác nhau để tiếp tục đầu tư mặc cho sóng gió đang bủa vây Softbank - Ảnh 2.

    "Các công ty sẽ gặp rủi ro lớn khi các nhà sáng lập đưa ra những quyết định quan trọng mà không hề quan tâm tới những khoản vay nợ. Khi các nhà sáng lập vay quá nhiều tiền bằng việc thế chấp cổ phần, họ có thể bị áp lực đưa ra những quyết định chứa nhiều rủi ro", theo Robert Pozen – giảng viên tại trường quản lý ở Boston nói. Vị này cũng chia sẻ thêm rằng, thế chấp 5% cổ phần để đi vay là mức hợp lý hơn cả.

    Kế hoạch trả lương của Softbank cũng liên quan rất nhiều tới các khoản nợ. Son đã tự vay khoảng 3 tỷ USD để đầu tư vào quỹ Vision Fund thứ nhất. Sử dụng các khoản vay cho các khoản đầu tư cá nhân sẽ khiến ông gặp rủi ro lớn bởi vì ông sẽ không thể tự mình giải quyết những vấn đề về tài chính một khi có điều gì đó chẳng lành xảy ra.

    Các khoản vay sẽ được hoán đổi cho vốn chủ sở hữu trong quỹ và nó sẽ tạo ra lợi nhuận khi các thỏa thuận giúp họ kiếm được tiền còn ngược lại sẽ khiến mất tiền. Nhân viên Vision Fund gồm cả những nhà đầu tư và nhân viên ngân hàng có tên tuổi nhận được lương và thưởng nhưng chỉ được chi trả khi có lợi nhuận.

    Hiện không rõ khoản lương này sẽ là bao nhiêu khi ghi nhận trong báo cáo năm tới của Softbank. Lượng cổ phần mà Son thế chấp vay ngân hàng hiện giá trị khoảng 9 tỷ USD và bị loại trừ ra khỏi tổng tài sản ròng của ông theo tính toán của Bloomberg. Người phát ngôn của Softbank Hiroe Kotera từ chối đưa ra bình luận về vấn đề này.

    Softbank hiện đang lên kế hoạch cho nhân viên vay ít nhất 20 tỷ USD để mua cổ phần ở quỹ Vision Fund thứ 2. Riêng Son có thể chiếm hơn 1 nửa trong số đó.

    Thế chấp cổ phần vốn là cách không mấy mới lạ để các nhà sáng lập có thể tận dụng giá trị số cổ phần họ có mà không cần bán đi. Larry Ellison từng làm như vậy với số cổ phần ông có ở Oracle để phục vụ cho những nhu cầu xa hoa của mình như thâu tóm các bất động sản. Khoảng 27% cổ phần của ông tại Oracle trị giá 16 tỷ USD hiện được thế chấp. Elon Musk cũng đã thế chấp khoảng 40% cổ phần tại Tesla.

    Động thái này khá rủi ro và bản thân Tesla từng thừa nhận rằng: "Nếu giá cổ phiếu phổ thông giảm, Musk có thể bị một hoặc nhiều ngân hàng buộc phải bán cổ phiếu phổ thông của Tesla để đảm bảo những nghĩa vụ của khoản vay nếu không thể thực hiện được bằng các cách khác. Bất kỳ động thái bán cổ phiếu nào như vậy cũng có thể khiến giá cổ phiếu phổ thông của chúng tôi giảm trong tương lai".

    Với Son, người được biết đến với triết lý kinh doanh "liều ăn nhiều" từng chứng kiến khối tài sản giảm 70 tỷ USD trong suốt thời kỳ bong bóng dotcom, ông không hề cảm thấy e sợ trong trường hợp này. Ông từng nói với các cổ đông tại cuộc họp vào hồi tháng 6 rằng danh mục đầu tư của Softbank có thể tăng gấp 33 lần lên 200 nghìn tỷ yen (tương đương 1,8 nghìn tỷ USD) trong 20 năm.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ