10 nỗi ám ảnh công nghệ lớn nhất trong thập kỷ vừa qua

    PV, Đại Hùng 

    Kỷ nguyên số vừa qua đã đánh dấu sự tăng trưởng đến chóng mặt của tội phạm điện tử, mà khá nhiều trong số đó đã gây tổn hại nặng nề đến sự phát triển của nhân loại.

    Một thập kỷ sôi động khác của làng công nghệ vừa trôi qua. Trong 10 năm vừa rồi, sự phát triển của Internet cùng với đột phá của những công ty điện toán đã góp phần biến thập niên 20 trở thành mốc chuyển biến quan trọng của công nghệ số.
     
    Nhưng ngoài những mặt tốt thường thấy, kỷ nguyên số vừa qua còn đánh dấu sự tăng trưởng đến chóng mặt của tội phạm điện tử, mà khá nhiều trong số đó đã gây tổn hại nặng nề đến sự phát triển của nhân loại và những nỗi lo vô căn cứ khác khi tiến bộ công nghệ chưa thể lý giải.
     
    Sự kiện Y2K
     
    Xảy ra vào cuối năm 1999, một số kẻ cuồng tín đã lợi dụng kinh thánh và vấn đề lỗi lập trình về thời gian tồn tại trong những máy tính trong giai đoạn này để tuyên truyền về… ngày tận thế của thế giới, sự xâm lăng của người ngoài hành tinh và sự sụp đổ của hệ thống điện toán toàn cầu.
     
     
    Trong chuỗi sự kiện Y2K, đình đám nhất vẫn là vụ “millennium bug” – sự sụp đổ của hệ thống điện toán do một lỗi lập trình về lịch thời gian trên máy. Nhiều người tin rằng, khi bước sang năm mới 2000, sự quay vòng từ năm 99 về 00 (khi ấy, còn khá nhiều hệ thống điện toán vẫn sử dụng hệ thống 2 chữ số để tính toán số năm) sẽ gây ra sự sụp đổ theo hiệu ứng domino cho toàn bộ hệ thống máy tính, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, hệ thống điều khiển giao thông, Internet…
     
    Rất may là các chuyên gia IT cũng đã lường trước được vấn đề ngay từ những năm 1984. Vì vậy, vào trước thời điểm Y2K không lâu, vấn đề này đã được khắc phục toàn diện. Nhờ thế mà người ngoài hành tinh đã không xâm lăng trái đất, nền kinh tế không sụp đổ và nhất là chúng ta vẫn còn Internet để dùng cho đến ngày nay.
     
    Sự xuất hiện của Sâu máy tính Conficker
     
    Sâu Conficker xuất hiện vào những năm 2008 – 2009 và tạo ra một cơn khủng hoảng không kém gì sự kiện Y2K. Thật khó để tưởng tượng khi chỉ 1 - 2 năm trước đây, đã có hơn 10 triệu máy tính trên toàn thế giới bị Conficker điều khiển. Trong số đó, có không ít hệ thống máy tính thuộc về các chính phủ lớn trên toàn thế giới.
     
     
    Phương pháp lây lan Conficker bao gồm 3 dạng
     
    1. Tấn công vào lỗi bảo mật của những dịch vụ trên Microsoft Server.
     
    2. Dò tìm mật khẩu của người quản trị hệ thống.
     
    3. Lây nhiễm thông qua các loại ổ đĩa USB dưới hình thức file autorun.
     
    Conficker đặc biệt nguy hiểm bởi nó lây lan rất nhanh trên các hệ thống máy chủ của các doanh nghiệp, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
     
    Hacker tạo ra Conficker cũng là một huyền thoại của làng công nghệ trong giai đoạn 2008 - 2009, bởi các chuyên gia máy tính đã mất đến 2 năm để tiêu diệt hoàn toàn Conficker ra khỏi hệ thống điện toán trên toàn thế giới. Kể từ đó đến nay, chưa có ai từng biết đến danh tính thực của cha đẻ Conficker.
     
    Mydoom – cơn ác mộng của mail server
     
    Lây lan qua đường e - mail dưới dạng file đính kèm, Mydoom đã gây ra cơn ác mộng thật sự trong suốt 5 trời, từ 2004 – 2009, cho hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Chỉ một cú click chuột tưởng chừng như vô hại, quyền kiểm soát máy tính của bạn sẽ hoàn toàn thuộc về hacker điều khiển Mydoom. Và thế là bao nhiêu dữ liệu quý giá, hay nghiêm trọng hơn, những hệ thống kinh tế sẽ bị hacker hoàn toàn nắm trong lòng bàn tay.
     
      
    Phương pháp lây lan của Mydoom khá tinh vi: Thông qua danh bạ của nạn nhân, Mydoom sẽ gửi đi hàng loạt các e - mail có tiêu đề như “Error”, “Mail Delivery System”, “Test”… những tiêu đề tương tự như các e - mail báo lỗi từ mail server, từ đó đánh lừa tính cảnh giác của người dùng. Ngoài ra, Mydoom cũng tự mình đính kèm vào các tập tin trên hệ thống mạng chia sẻ ngang hàng (p2p) nổi tiếng nhất thời bấy giờ là KaZaA. Tuy vậy, phương thức này không hiệu quả như phương thức lây lan qua email trên.
     
    Nhưng những nạn nhân của Mydoom cũng có sự “may mắn” nhất định khi hầu hết máy tính bị lây nhiễm Mydoom thường bị sử dụng vào các cuộc tấn công DDoS nhắm đến một công ty điện toán có tên SCO Group. Chứ nếu cha đẻ Mydoom thuộc một tổ chức chính phủ nào đó, và Mydoom là một vũ khí điện tử thật sự, thì hậu quả sẽ còn nghiệm trọng nhường nào!
     
    CLB những kẻ ghét Internet: Anonymous
     
    Năm 2007 đánh dấu sự nổi lên của một nhóm hacker khá đặc biệt có tên Anonymous. Bởi không như những nhóm hacker thông thường khác, Anonymous thường được báo giới Mỹ gán cho những biệt danh khá “kêu” như: “Những cỗ máy ghét Internet”, “những tên khủng bố nội địa” “bọn hackers nhai thuốc kích thích”!
     
     
    Điểm đặc biệt của Anonymous còn ở cấu trúc của nhóm: Anonymous không tồn tại bất kỳ thành viên cố định nào, kể cả thủ lĩnh. Nhưng khi cần thiết, Anonymous có thể tập hợp được cả một lực lượng khổng lồ đến từ nhiều cộng đồng mạng khác nhau, vào bất cứ thời điểm nào. Do vậy, Anonymous đã nổi lên trong mắt các chuyên gia IT như một tổ chức dai dẳng nhất và mạnh mẽ nhất, với hơn 15 năm tuổi đời!
     
    Chiến tích của Anoymous bao gồm: Các vụ tấn công từ chối dịch vụ đến hàng nghìn website trong nhiều năm, đăng tải nội dung khiêu dâm lên Youtube, những vụ trừng phạt và truy tìm danh tính kẻ thủ ác trên Internet (như vụ video một cô gái Bosnia quẳng chó con xuống sông) và mới đây nhất là “Operation Payback” – vụ trả đũa Mastercard, Paypal và một số ngân hàng Thụy Sĩ đã khóa tài khoản của Wikileaks.
     
    Chip theo dõi bằng sóng radio (RFID)
     
    Khi vừa ra mắt vào năm 2002, nhiều người đã lầm tưởng công nghệ RFID sẽ trở thành công nghệ của tương lai trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, đời sống, xã hội… Thật vậy, hãy thử tưởng tượng một chiếc thẻ nằm trong người bạn có chức năng của tất cả: Thẻ chứng minh thư, thẻ tín dụng, thẻ ATM, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế... RFID có nhiều điểm tương đồng với hệ thống thẻ từ hiện tại, nhưng ứng dụng của nó còn rộng hơn và dễ sử dụng hơn hệ thống thẻ từ rất nhiều.
     
     
    Nhưng trên thực tế, RFID đã bị chỉ trích nặng nề bởi chính tính năng độc đáo của nó: Kẻ xấu có thể lợi dụng chức năng phát sóng của chip RFID để truy tìm tung tích của người sử dụng thẻ. Và dù cho quá trình sản xuất RFID đã cố gắng loại bỏ khả năng này, nhưng nếu muốn, kẻ xấu vẫn có thể dễ dàng điều khiển RFID phát sóng theo yêu cầu của mình, từ đó theo dõi hành vi của người sử dụng thẻ.
     
    Virus ILOVEYOU: kẻ phá hoại khủng khiếp nhất
     
    Chỉ tồn tại ngắn ngủi trong năm 2000, nhưng kể ra, ILOVEYOU vẫn đủ sức để Mydoom phải “cam bái hạ phong” trước thành tích của mình: Lây nhiễm cho hơn 50 triệu máy tính trên toàn thế giới và gây ra thiệt hại 5,5 tỷ USD!
     
     
    Hoạt động theo hình thức lây lan qua e - mail, nhưng ILOVEYOU vẫn còn rất sơ khai so với Mydoom: Virus này giả dạng như một lá thư tình bằng tiếng anh, với phần đuôi mở rộng .TXT khiến người ta lầm tưởng đây chỉ là 1 file văn bản vô hại! Còn Mydoom lại tiến bộ hơn khi giả dạng làm e - mail của hệ thống mail server.
     
    Phương thức lây lan của ILOVEYOU cũng rất đơn giản. Virus này chỉ tự gửi một phiên bản của chính mình đến 50 địa chỉ e - mail đầu tiên trong danh sách của nạn nhân. Vậy mà tốc độ lây lan của ILOVEYOU vẫn rất chóng mặt. Ngay cả nhà trắng, CIA, và quốc hội Anh đã phải đóng cửa hệ thống e - mail của mình để diệt trừ tận gốc ILOVEYOU!
     
    Thật khó tin khi kẻ sáng tạo ra siêu virus này lại là 2 học sinh người Phillipines và khó tin hơn nữa khi 2 học sinh này đã bị bắt nhưng cuối cùng lại được trắng án. Bởi khi ấy, Phillipines không có bất kỳ luật nào đối phó với tội phạm điện tử!
     
    Nỗi lo sợ điện thoại di động sẽ làm rớt máy bay
     
    Chưa từng có bất kỳ thử nghiệm khoa học thực thụ nào chứng minh điện thoại di động sẽ làm rớt máy bay! Thế nhưng, ngoài dao, súng và thuốc nổ, thì điện thoại di động trong chế độ mở cũng là một trong thứ khiến phi hành đoàn khó chịu nhất, một khi bạn đã bước lên máy bay của họ.
      
     
    Nếu làm rơi máy bay dễ như vậy, có lẽ bọn khủng bố đã sắm cho bản thân mỗi tên hàng chục chiếc điện thoại. Đơn giản, gọn nhẹ và dễ sử dụng!
     
    Sâu Witty: Kẻ phá hoại vui vẻ
     
    Xuất hiện trên máy tính cùng biểu tượng mặt cười “(^.^)”, Witty là kẻ phá hoại đáng sợ nhất, hơn cả Mydoom, ILOVEYOU, bởi “chú sâu vui vẻ” này sẽ thực hiện việc phá hoại toàn diện máy tính nạn nhân một cách chậm rãi. Nguy hiểm hơn, Witty thường chỉ nhắm đến đối tượng máy tính doanh nghiệp, gây thiệt hại lớn về kinh tế.
     
     
    Dù chỉ lây nhiễm được 12.000 máy tính, nhưng Witty đã khiến không ít quản trị mạng phải khiếp sợ, khi kẻ phá hoại này thường tấn công theo cách lợi dụng lỗ hổng trong hệ thống tường lửa Internet và các phần mềm bảo mật. Quả thật, nếu Witty có thêm nhiều biến thể khác, chắc chắn con số nạn nhân phải được thêm vào vài số 0 nữa!
     
    Koobface: Kẻ hủy diệt đầu tiên trên mạng xã hội
     
    Xuất hiện đầu tiên vào năm 2008, Koobface nổi danh bởi 2 đặc điểm sau: Tấn công nạn nhân thông qua mạng xã hội và có thể lây nhiễm trên cả 3 hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay: Windows, Mac OS và Linux. Koobface sẽ ăn cắp mật khẩu máy tính của bạn, nhưng rất may, chú sâu này lại bỏ qua cho những thông tin tài chính của nạn nhân!
     
     
    Phương thức lây lan của Koobface: Worm này gửi một thông điệp có chứa link tải một phiên bản Koobface từ Facebook của máy tính nạn nhân đến những user khác trong danh sách bạn bè. Sau đó, những người này sẽ tải về “phần mềm” Koobface ở trong link, và chạy phần mềm, hoàn tất quy trình lây lan của Koobface.
     
    Koobface đã lây lan đến 500.000 máy tính toàn thế giới. Phương thức lây lan của Koobface khá nhanh chóng, bởi người ta thường dễ tin vào những gì “bạn bè” gửi!
     
    Thể giới tận diệt vào năm 2012!
      
    Theo người Maya, năm 2012 là năm cuối cùng trong bộ lịch Mesoamerican của họ. Những kẻ cuồng tín tin rằng: Chính ngày 21-12-2012 là ngày cuối cùng trong lịch sử nhân loại!
     
    Riêng bản thân người viết cũng rất mong đợi đến năm 2012, không phải vì sự tận diệt của nhân loại, mà vì sự ra mắt của Windows 8, màn hình laser và iPhone 6, iPad 3!
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ