Bạn sẽ muốn chuyển sang chụp ảnh đen trắng ngay sau khi đọc bài viết này

    Tuấn Lê,  

    Ảnh Đen Trắng không hề đơn giản, dù nó có giới hạn về màu sắc nhưng lại thúc đẩy tính sáng tạo của người chụp rất nhiều.

    Thời đại công nghệ ngày càng phát triển, và nền nhiếp ảnh thế giới cũng theo đó đi lên. Quay lại thời điểm thế kỷ 19, khi mà nhiếp ảnh thời đó mới chớm nở và mọi thứ muốn ghi lại trong ảnh đều chỉ có hai mảng màu Đen Trắng. Lúc đó rất nhiều người mong mỏi phát minh ra loại phim có thể ghi lại những dải màu rộng hơn để có được những tấm ảnh đúng với thực tế hơn.

    Tuy nhiên cho đến thời điểm xuất hiện ảnh màu, vẫn rất nhiều người (kể cả tôi) chọn kiểu ảnh Đen Trắng khi chụp ảnh. Nghe thì có vẻ tôi và họ đang đi ngược lại với sự phát triển của tự nhiên, tức không chọn ảnh màu mà "sao lại chọn ảnh Đen Trắng vô vị?" Ansel Adams, Cartier Bresson, David Bailey, Albert Watson, Daido Moriyama...đây là danh sách những nhiếp ảnh gia thuộc hàng "bậc thầy", nhưng họ luôn cho rằng ảnh Đen Trắng không hề đơn giản, dù nó có giới hạn về màu sắc nhưng lại thúc đẩy tính sáng tạo của người chụp rất nhiều.

     Ảnh: Tuấn Lê.

    Ảnh: Tuấn Lê.

    Nhiều lần tôi gặp phải những câu hỏi đại loại như "Chụp ảnh như thế nào để khi về hậu kỳ chuyển sang Đen Trắng cho đẹp nhất?" hay "Hậu kỳ sang Đen Trắng cần có điều kiện gì". Theo quan điểm cá nhân, tôi thường sẽ chọn chụp bằng ảnh Đen Trắng ngay từ ban đầu, tức chọn kiểu Monochrome (hay Black and White) ngay trong mục Cài Đặt của máy ảnh trước mỗi buổi đi chụp. Vì sao lại phải như vậy? Đơn giản chỉ vì nó khiến tôi phải suy nghĩ và nhìn mọi thứ theo đúng tông màu Đen Trắng, từ đó ép mình phải sáng tạo nhiều hơn từ những thứ giới hạn đó.

    Ảnh: Tuấn Lê.
    Ảnh: Tuấn Lê.

    Và khi tập làm quen dần với việc chụp ảnh Đen Trắng, tôi bắt đầu nhận thấy một số thay đổi bên trong tư duy lẫn cách chụp ảnh của mình, và những thay đổi này đều có chiều hướng bổ trợ rất tốt cho các kỹ năng nhiếp ảnh của tôi cũng như đem lại những cảm xúc rất riêng:

    1. Không còn bị phân tâm bởi màu sắc

    Như các bạn cũng biết, nhiệt độ màu sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguồn ánh sáng, chẳng hạn như ánh sáng tự nhiên ngoài trời sẽ cho màu sắc trên khuôn mặt chủ thể và màu quần áo khác hoàn toàn so với ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc đèn dây tóc. Hơn nữa, xe cộ, màu sắc của hậu cảnh cũng ảnh hưởng rất lớn tới bức ảnh màu của bạn. Chính vì vậy, khi chuyển sang Đen Trắng, nỗi lo toan của bạn sẽ được giảm bớt và thay vào đó tập trung nhiều hơn vào những yếu tố khác.

     Ảnh: Tuấn Lê.

    Ảnh: Tuấn Lê.

    Thực tế tôi vẫn chú ý đến phần hậu cảnh, nhưng phần lớn vẫn tìm cách làm sao để "kết nối" chủ thể với hậu cảnh sao cho hợp lý, chứ không phải cứ chăm chú mãi vào việc màu sắc của hậu cảnh phải thế nào thì mới phù hợp với chủ thể.

    Chụp ảnh Đen Trắng giúp tôi bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn vào những yếu tố chính (chẳng hạn như ánh sáng, bố cục, các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài khung ảnh) và tạm quên đi những thứ làm xao nhãng khác (màu sắc chủ thể, màu sắc hậu cảnh, hậu kỳ màu sao cho đẹp và nổi bật...).

     Ảnh: Tuấn Lê.

    Ảnh: Tuấn Lê.

    Ảnh: Tuấn Lê.
    Ảnh: Tuấn Lê.

    2. Bạn sẽ nhìn ánh sáng theo một cách khác

    Vì sao tôi lại nói vậy? Khi ảnh không còn nhiều màu sắc nữa, chẳng hạn như cái nắng vàng của bình minh hay hoàng hôn sẽ không còn đó nữa, mọi thứ chỉ có là ánh sáng trắng. Vậy bạn sẽ được lợi gì? Khi mất đi thứ này, bạn sẽ tập trung vào những thứ khác, đúng vậy, bù lại lúc này tôi sẽ để ý đến hướng sáng, số lượng nguồn sáng và chất lượng của ánh sáng xung quanh nơi tôi chụp.

     Ảnh: Tuấn Lê.

    Ảnh: Tuấn Lê.

    Hãy học cách đọc ánh sáng và biến hóa những nguồn ánh sáng đó thành điểm nhấn chính trong bức ảnh của bạn. Chắc chắn nếu đã thuần thục, trò chơi ánh sáng sẽ nằm trong tầm tay của bạn, khi đó bức ảnh của bạn dù có là Đen-Trắng vẫn toát lên được cái hồn và gây ấn tượng mạnh đến người xem.

    Ảnh: Tuấn Lê.
    Ảnh: Tuấn Lê.
     Ảnh: Tuấn Lê.

    Ảnh: Tuấn Lê.

    Ảnh: Tuấn Lê.
    Ảnh: Tuấn Lê.

    3. Chụp ảnh Đen Trắng giúp thể hiện được cảm xúc tốt hơn

    Với tôi, một khi đã loại bỏ được yếu tố màu sắc ra khỏi bức ảnh, thì việc nhìn vào khuôn mặt và đôi mắt của chủ thể sẽ tạo ra một cảm xúc khó tả, dường như nó đem lại cho chúng ta một sự liên kết giữa người chụp (hoặc người xem) với chủ thể chặt chẽ hơn. Hay nói cách khác, khi màu sắc mất đi, cảm xúc trong ảnh và tính liên kết giữa các đối tượng sẽ được tôn lên mạnh mẽ hơn.

    Ảnh: Tuấn Lê.
    Ảnh: Tuấn Lê.
    Ảnh: Tuấn Lê.
    Ảnh: Tuấn Lê.

    4. Đem lại cảm giác xưa cũ cho bức ảnh

    Một trong những nguyên nhân vì sao nhiều nhiếp ảnh gia chọn chụp ảnh Đen Trắng là vì nó đem lại cảm giác hoài cổ cho họ, những bức ảnh này khiến cho người chụp lẫn người xem có cảm giác quay lại với ngày xưa. Thậm chí họ sẽ chọn tông màu Đen Trắng khi chụp ở những địa điểm cổ kính, cũ kĩ hoặc với những chủ thể mặc trang phục xưa...

     Ảnh: Tuấn Lê.

    Ảnh: Tuấn Lê.

     Ảnh: Trọng Tín.

    Ảnh: Trọng Tín.

    5. Ảnh Đen Trắng giúp ta tập trung nhiều vào bố cục hơn

    Bên cạnh yếu tố ánh sáng, đây là nguyên nhân thứ 2 khiến tôi muốn chụp ảnh Đen-Trắng. Tất nhiên, không thể nói rằng bố cục không phụ thuộc vào màu sắc, nhưng khi chụp thể loại Đen-Trắng tôi có thể tập trung nhiều hơn vào bố cục và không bị màu sắc trong khung ảnh là xao nhãng. Hay nói tóm lại, ảnh Đen-Trắng có thể giúp tôi tập trung liên kết mọi thứ trong khung ảnh được chặt chẽ hơn, đặc biệt là ở bố cục và ánh sáng.

     Ảnh: Tuấn Lê.

    Ảnh: Tuấn Lê.

     Ảnh: Trọng Tín.

    Ảnh: Trọng Tín.

     Ảnh: Trọng Tín.

    Ảnh: Trọng Tín.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ