Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop

    LH, LH 

    Một số tác vụ cho hiệu năng tăng từ 3 đến 4 lần sau quá trình cài đặt.

    Nếu theo dõi GenK thường xuyên, hẳn bạn đọc đã có 1 hình dung đầy đủ về những ưu và nhược điểm của ổ cứng thể rắn (SSD) so với ổ cứng truyền thống - thông qua các bài viết như: Ổ cứng thể rắn (SSD) và 1 số điều bạn nên biếtSSD và HDD, nên chọn loại ổ cứng nào?...Để bạn đọc tiện theo dõi và hiểu lý do ra đời của bài viết, chúng tôi xin nhắc lại 1 số những khác biệt cơ bản giữa ổ cứng cơ và ổ cứng thể rắn như sau:

    SSD là viết tắt của cụm từ Solid-State Drive - ổ cứng thể rắn, còn HDD là viết tắt của Hard Disk Drive, tức ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ.
     
    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 1
    HDD Laptop.
     
    Với HDD, dữ liệu được ghi lên các phiến đĩa (gọi là platter), ví dụ trong HDD của bạn có 1000 bài nhạc MP3, khi muốn mở một bài nhạc nào đó, đầu từ của ổ sẽ quét lên các phiến đĩa để tìm file MP3 đó, việc này mất một khoảng thời gian (gọi là seek time), tương tự như bạn tìm 1 cái áo trong tủ đồ của mình, nhưng vì seek time này vô cùng nhỏ, chỉ vài mili giây, nên hầu như chúng ta không nhận thấy sự chậm trễ này. Tuy nhiên, vì cơ chế đó mà với HDD có chứa nhiều dữ liệu, chúng sẽ bị phân mảnh, dẫn tới việc tốc độ truy xuất bị giảm sút (giống như ta mất thời gian tìm 1 cuốn sách trong thư viện), và cũng vì giới hạn trong công nghệ sản xuất mà HDD ngày nay chỉ tăng về dung lượng là chủ yếu chứ tiến rất chậm về tốc độ.
     
    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 2
    Intel SSD 525 - nhỏ nhưng có võ.
     
    SSD hoạt động theo một cơ chế khác. Chúng không sử dụng phiến đĩa cũng như đầu từ, mà dữ liệu sẽ được lưu trữ trong các chip flash, nên dù có bị phân mảnh dữ liệu giống trên HDD thì điều này cũng không ảnh hưởng tới tốc độ truy xuất dữ liệu, do đó khi cần tìm dữ liệu, việc truy xuất diễn ra gần như tức khắc mà không có độ trễ. Tốc độ thực hiện các tác vụ như khởi động hệ điều hành, mở ứng dụng, copy file đều được cải thiện đáng kể. Thêm nữa, vì sử dụng chip flash nên dữ liệu trên SSD được lưu trữ an toàn hơn các loại HDD và tốc độ cũng nhanh hơn nhiều lần.
     
    Nhiều ưu điểm là vậy, nhưng ổ SSD dung lượng lớn thường rất đắt, và việc thay thế ổ HDD có sẵn trong laptop bằng ổ SSD là một quyết định tương đối lãng phí. Để giải quyết vấn đề trên, các nhà sản xuất laptop trong thời gian gần đây đã tích hợp thêm một khe cắm mSATA. Nhờ đó, người sử dụng có thể dùng một ổ SSD dung lượng nhỏ làm ổ boot (ổ chạy) và vẫn tận dụng được HDD sẵn có làm ổ lưu trữ dữ liệu. Trong bài viết dưới đây, Genk sẽ hướng dẫn bạn đọc các bước để lắp ráp và cài đặt SSD mSATA làm ổ chạy cho laptop của mình.
     
    Các thiết bị được sử dụng trong bài hướng dẫn bao gồm Lenovo ThinkPad T430, HDD 500GB 7200rpm và SSD Intel 525.
     
    Chuẩn bị
     
    1. Cài đặt phần mềm quản lý ổ đĩa. Các bạn có thể tham khảo Macrium Reflect Free – phần mềm được sử dụng trong bài viết này.
     
    2. Sao lưu lại các dữ liệu hệ thống lên ổ lưu trữ gắn ngoài. Nếu bạn sử dụng Macrium Reflect Free, hãy vào thẻ ‘Create a back up’, chọn ổ cần back up, nhấn ‘Image this Disk’ và sau đó chọn đường dẫn phù hợp để lưu file.
     
    3.Dọn dẹp ổ đĩa cứng. Hãy đảm bảo rằng lượng dữ liệu bạn để lại trong phân vùng chạy của ổ đĩa cứng (HDD) không lớn hơn dung lượng tối đa của chiếc SSD mSATA. Lấy ví dụ, nếu bạn có trong tay 1 SSD mSATA 128GB và 1 HDD với ổ C chứa 250GB dữ liệu, bạn hãy xóa bớt những file không cần thiết hoặc chuyển một phần sang ổ lưu trữ gắn ngoài để tổng dung lượng của HDD nhỏ hơn 128 GB.
     
    4. Cài đặt Easy BCD, một ứng dụng miễn phí cho phép bạn thay đổi và tùy chỉnh ổ khởi động (Boot Drive).
     
    5. Kiểm tra xem bạn đã có quyền quản trị chưa. Tài khoản Windows mà bạn sử dụng bắt buộc phải có quyền quản trị. Để kiểm tra, vào Windows Control Panel và mở User Accounts. Nếu từ “Administrator” được xuất hiện bên cạnh tên đăng nhập của bạn (như trong hình), bạn có thể đến với bước tiếp theo. Nếu chưa thấy xuất hiện, bạn hãy thoát khỏi account đó và vào Windows bằng account khác có quyền quản trị.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 3
    Account đã có quyền quản trị.
     
    Tháo lắp
     
    1. Mở nắp lưng laptop và tìm vị trí của khe cắm PCIe. Thường thì khe cắm này nằm ngay cạnh khe cắm RAM. Vị trí khe cắm RAM và khe PCIe với mỗi dòng laptop lại có những khác biệt nhất định; vậy nên bạn cần chuẩn bị sẵn sách hướng dẫn hoặc tài liệu trên website của hãng laptop mình đang sử dụng.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 4

     
    2. Tháo ốc phần ổ cache  sẵn có: Một số dòng laptop có sẵn ổ cache ở vị trí này.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 5

     
    3. Đưa ổ SSD vào đúng lẫy.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 6

     
    4. Lưu ý vị trí hai con ốc để ổ không bị đặt ngược.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 7

     
    5. Đóng nắp lại nào.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 8

     
    (Để kiểm tra ổ đã cắm đúng và được nhận đầy đủ chưa, các bạn có thể vào Control Panel > Administrative Tools > Computer Management > Disk Management)

    Cài đặt

    1. Vào Control Panel > Administrative Tools > Computer Management > Disk Management

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 9

     
    2. Thu nhỏ kích cỡ phân vùng chính (phân vùng cài đặt hệ điều hành) sao cho nhỏ hơn dung lượng tối đa của SSD mSATA. Để thực hiện tác vụ này, bạn hãy click chuột phải vào phân vùng đó và chọn Shrink Volume.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 10

     
    Trong phần ‘amount of space to shrink’ bạn có thể để mặc định, không cần tùy chỉnh.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 11

     
    3. Tạo một bản sao của phân vùng đó lên SSD mSATA: Trong Macrium Reflect Free, chọn ‘Clone this Disk’, chọn đường dẫn đến ổ mSATA và làm theo hướng dẫn. Nếu trong ổ mSATA đã có sẵn phân vùng nào đó, mày sẽ hỏi bạn có muốn xóa không, hãy bấm ‘Yes’. Thời gian tạo bản sao ước tính từ 10-30 phút.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 12

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 13

     
    Sau khi bản sao được tạo ra, bạn sẽ thấy trên ổ mSATA xuất hiện phân vùng chính và dữ liệu y hệt như trên HDD của bạn. Nếu phân vùng này được đánh dấu là ổ C, bạn có thể đến thẳng bước thứ 22. Nếu không, tiếp tục bước 4.
     
    4. Khởi động lại laptop của bạn và vào phần cài đặt BIOS.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 14

     
    5. Đổi thứ tự khởi động (Boot Order), đặt ổ mSATA lên ưu tiên cao hơn so với ổ HDD.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 15

     
    6. Khởi chạy Windows, mở chương trình EasyBCD.
     
    7. Chọn ‘BCD Backup/Repair’.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 16

     
    8. Chọn ‘Change boot drive’ và nhấn ‘Perform Action’.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 17

     
    9. Trong menu tiếp theo, chọn phân vùng cài đặt Windows trên ổ mSATA. Thông thường phân vùng này được gán chữ D hoặc E, vì phân vùng trên ổ HDD cũ đã được gán chữ C.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 18

     
    10. Chọn ‘Edit Boot Menu’.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 19

     
    11. Ở list Entry, xóa hết tất cả bằng cách nhấn Delete.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 20

     
    12. Chọn ‘Add New Entry’.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 21

     
    13. Nhập tên: “New Windows Drive” và đảm bảo rằng ‘Windows Vista/7/8’ được chọn ở cột Type.
     
    14. Chọn chữ cái gắn với ổ mSATA và nhấn ‘Add Entry’.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 22

     
    15. Đảm bảo ổ mSATA vừa là ổ khởi động vừa là ổ cài đặt Windows bằng cách vào phần ‘View Settings’ trong EasyBCD.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 23

     
    16. Khởi động lại máy.
     
    17. Chạy Regedit bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows R, gõ regedit nhấn enter.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 24

     
    18. Tìm đến HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\MountedDevices

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 25

     
    19. Đổi giá trị \DosDevices\C: thành \DosDevices\Z: để phân vùng chứa Windows của HDD được gán ký tự Z. Nếu ổ HDD còn các phân vùng khác, để cho chắc chắn, bạn cũng có thể làm tương tự - gán chúng với những ký tự ở cuối bảng chữ cái.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 26

     
    20. Đổi giá trị ứng với phân vùng cài Windows trong ổ mSATA (ví dụ: \DosDevices\D hoặc \DosDevices\E:) thành \DosDevices\C:.
     
    21. Thoát khỏi regedit và khởi động lại máy.
     
    22. Mở phần Disk Management xem phân vùng chứa Windows trên ổ mSATA đã trở thành ổ C chưa.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 27

     
    23. Mở rộng phân vùng chứa Windows trên ổ mSATA bằng cách click chuột phải và chọn Extend Volume, làm theo hướng dẫn.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 28

     
    24. Xóa các phân vùng cũ trên ổ HDD.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 29

     
    25. Tạo một phân vùng mới, chứa toàn bộ ổ HDD cũ. Để tạo phân vùng mới, click chuột phải vào phần bộ nhớ còn trống, chọn Create New Volume là làm theo hướng dẫn.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 30

     
    Bây giờ laptop sẽ tiến hành khởi chạy với Windows được cài đặt trên ổ C của SSD mSATA. Phần ổ HDD còn trống sẽ trở thành ổ lưu trữ dữ liệu của bạn.

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 31

     
    Thành quả
     
    Dù cỗ máy thử nghiệm Lenovo ThinkPad T430 không hỗ trợ kết nối SATA 6GB/s mà Intel SSD 525 sở hữu, song hiệu năng máy cũng được cải thiện đáng kể sau quá trình cài đặt trên. Với trình bench CrystalDiskMark (được sử dụng để đo tốc độ truy xuất dữ liệu) SSD mSATA cho tốc độ đọc / viết ở ngưỡng 264.7 / 233.1 MBps, xấp xỉ hai lần tốc độ của chiếc HDD (125.1 / 124.8 MBps). Để hoàn thành bài test ‘LAPTOP File Transfer’ (sao chép 4.97GB dữ liệu gồm nhiều file khác nhau), HDD 7200rpm cần 1 phút 57 giây (43.5 MBps), trong khi SSD mSATA chỉ cần 35 giây (145.4 MBps).

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 32

     
    Với mSATA SSD làm ổ chạy, Windows 7 khởi động xong chỉ sau 30 giây, nhanh hơn 25% so với 40 giây nếu dùng HDD. Để mở file TIF nặng 400MB bằng Photoshop CS 6, SSD hoàn thành trong 6.6 giây, trong khi HDD cần 21.7 giây. Trong bài test tương tự với file PDF 500 trang mở bằng Adobe Reader XI, SSD chỉ cần 3.5 giây (một nửa thời gian của HDD – 7.1 giây).

    Cách thiết lập SSD mSATA làm Boot Drive trên laptop 33

      
    Rất đáng để thử nghiệm, phải không các bạn?
     
    Tham khảo: laptopmag.com
    Tags:
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ