[Đánh giá chi tiết] MSI GTX 650 Power Edition: Hổ hay mèo?

    Nội Tâm, Nội Tâm 

    Liệu GTX 650 có thoát được cái dớp của tiền tố 5 từ GTS 450 và GTX 550 Ti truyền lại hay không?

    Giới thiệu

     
    Mới ra mắt cách đây 3 tuần, GTX 650 ngay lập tức trở thành tâm điểm của nhiều tranh cãi, chủ yếu xoay quanh hiệu năng của chiếc card.
     
    Nhắc lại khoảng thời gian 2 năm vừa rồi, sự thiếu thuyết phục của GTS 450 và GTX 550 Ti luôn khiến người dùng yêu thích Nvidia phải bối rối lựa chọn giữa một bên là sở thích, một bên là hiệu năng và p/p tốt hơn đến từ các card AMD cùng tầm tiền. Đặc biệt khi lượng người dùng phân khúc này rất lớn, kì vọng đặt lên GTX 650 lại càng nặng nề hơn nữa.
     
    Giá đề nghị Nvidia đưa ra cho chiếc card là 110 USD – kẹp chính giữa HD 7750 (100 USD) và HD 7770 (120 USD). Có thể thấy rõ ràng mục tiêu của GTX 650 không gì ngoài một mình “cân” cả 2 kình địch cực mạnh đến từ AMD. Ở Việt Nam, hiện mới có Zotac và MSI nhập hàng với giá từ 2,5 đến 3,2 triệu đồng tùy model, cá biệt Gigabyte chỉ 1 số ít đại lý có hàng nhưng đội hẳn lên 3,9 triệu đồng!
     
    Chiếc GTX 650 hôm nay GenK giới thiệu đến độc giả có tên mã MSI N650 PE 1GD5/OC – tên đầy đủ là MSI GTX 650 Power Edition. Giá tham khảo của phiên bản này là 3.188.000 VNĐ.
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    MSI GTX 650 Power Edition

     
    Đối với một sản phẩm tầm Power Edition, MSI thể hiện rõ sự chăm chút ngay từ vỏ hộp. Các thông tin tạo về linh kiện hay tính năng đều được cung cấp rõ ràng: khả năng tăng điện áp cho GPU-Memory-PLL (Triple Over-voltage), linh kiện chuẩn quân đội Military Class III, tính năng Dust Removal, tản nhiệt “biến hình”…
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     
    Card được bọc trong một lớp mút chống va đập rất dày. Phụ kiện đi kèm bao gồm: sách hướng dẫn, đĩa driver, 1 đầu chuyển DVI-VGA, một cổng chuyển miniHDMI-HDMI và 1 chuyển nguồn molex-6pin. Ngoài ra còn có một hộp đựng quạt phụ cho khả năng “biến hình”.
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Gu thẩm mĩ của Nividia năm nay hình như gặp vấn đề nghiêm trọng! Ngoài 3 chú khủng long GTX 670, GTX 680 và GTX 690 may mắn thoát nạn, tất cả các card Kepler từ GTX 660 Ti trở xuống đều đeo bo mạch ngắn cụt lủn, nhìn khó mà “yêu” được! Tân binh GTX 650 vừa chào sân cũng mắc phải “vấn đề chiều cao” tương tự. GTX 650 PE được MSI thiết kế lại bo mạch dài hơn nên nhìn thích mắt hơn hẳn.

     
    Sử dụng cùng tản nhiệt như của MSI HD 7750 và HD 7770 Power Edition nhưng GTX 650 PE không khoác tông xanh đáng ghét nữa. Rất nhiều người mất cảm tình với 2 chiếc HD 7700 Power Edition trước đó chính bởi màu xanh da trời “nhìn như đồ chơi bằng nhựa”. Ngược lại màu ghi xám này trông lạnh và hầm hơn rất nhiều.
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     
    Tản nhiệt Power Edition thế hệ mới sử dụng quạt Propeller Blade 11 cánh cho airflow tăng đến 20% so với các quạt loại thường, cung cấp nhiều khí làm mát hơn cho GPU. Đằng sau cánh quạt có một đèn led nhỏ màu xanh, phát sáng khi card đang hoạt động. Điểm hơi khó chịu là người dùng không thể tắt đèn này. Do dùng benchtable nên tôi bị chiếu thẳng vào rất nhức mắt.
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Điểm độc đáo của các card Power Edition thế hệ mới là tản nhiệt có khả năng biến hình. Chỉ cần kéo phần trên tản nhiệt trượt về phía đầu card và gắn thêm quạt, bạn có ngay một tản nhiệt Dual Fan dài ngoằng hầm hố không thua bất kì VGA cao cấp nào. Hoặc lựa chọn thứ 2 là gắn quạt phụ chồng ngay trên quạt chính để tăng luồng khí lưu thông (Double Airflow), rất “độc” nhưng cũng “hại” không kém vì lúc này card đồ họa chiếm đến 3 slot PCI.

     
    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo
    Dual Fan Mode
     
    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo
    Double Airflow Mode
     
    Chính vì thiết kế tản nhiệt biến hình như vậy mà dọc theo thân card có khá nhiều chi tiết chứ không “trơn láng” như đa số các card đồ họa khác. Các chi tiết này được MSI làm rất đẹp và hợp lý, khiến card có thêm nhiều góc cạnh.
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     
    Khác với HD 7750 và HD 7770 Power Edition, quạt phụ của GTX 650 không phải loại Propeller Blade mà là loại quạt 9 cánh dùng trên tản Cyclone của MSI HD 6850 Power Edition.
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Đối đối với các tản nhiệt thông thường, bụi thường đóng một lớp dày bên trong các lá nhôm sau một thời gian sử dụng. MSI khắc phục phần nào vấn đề này bằng giải pháp Dust Removal: trong 30 giây đầu sau khi bật máy, quạt đảo chiều quay hướng thổi ra ngoài với tốc độ 2100 vòng/phút để thổi bụi bám bên trong tản nhiệt, sau đó trở lại hút vào như bình thường.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Trên card không có sự hiện diện của chân SLI, nghĩa là chế độ 2 card chỉ sử dụng băng thông của khe PCI-Express.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Trên card có sự hiện diện của 1 đầu cấp 6-pin. Nvidia khuyến cáo người dùng nên trang bị bộ nguồn công suất thực từ 400W trở lên cho GTX 650.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Các cổng xuất hình gồm 2 cổng DVI và 1 cổng miniHDMI.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Board mạch màu nâu và có khá nhiều khoảng trống, khiến tôi có cảm giác MSI cố tình kéo board mạch dài hơn cần thiết để tăng tính thẩm mĩ cho card. Ngoài ra tôi còn nhìn thấy 4 vị trí chờ để gắn chip nhớ. Rất có thể họ dự định làm một phiên bản GTX 650 hoặc 650 Ti sử dụng board mạch này và trang bị bộ nhớ 2 GB.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    GTX 650 có điện năng tiêu thụ thấp nên linh kiện cũng không nhiều. Chỉ có 3 phase cấp điện cho GPU, sử dụng linh kiện cao cấp chuẩn Military Class III của MSI với cuộn cảm SFC và tụ rắn, đảm bảo độ ổn định tối đa.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Mỗi phase GPU được sử dụng 2 mosfet. Ở khu vực này tôi thấy có vị trí chờ cho 1 phase GPU nữa, ngoài ra cũng có rất nhiều vị trí chờ mosfet. Rất có thể GTX 650 Ti Power Edition sẽ sử dụng board mạch này và sẽ được trang bị 4 phase GPU, 3 mosfet/phase.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    MSI GTX 650 PE sử dụng 4 chip nhớ Samsung 256 MB có mã K4G20325FD-FC04. Thời gian gần đây tôi toàn tiếp xúc với Hynix và Elpida nên không rõ khả năng của bộ nhớ Samsung hiện nay thế nào.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Cùng là tản Power Edition mới nhưng rõ ràng GTX 650 chất lượng hơn của HD 7770 rất nhiều. Ống tản nhiệt bằng đồng dài ngoằng chứ không cụt một mẩu như HD 7770 PE. Trên tản nhiệt có 2 miếng thermal pad tiếp xúc và giải nhiệt cho mosfet. Rất hiếm card đồ họa tầm dưới của phân khúc trung cấp có miếng thermal pad này.

     
    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo
    Tản nhiệt của MSI GTX 650 PE
     
    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo
    Tảnh nhiệt của MSI HD 7770 PE
     
    Các lá nhôm tản nhiệt ở mặt trong nhìn rất cứng cáp và gọn gàng. Nhiệt lượng từ GPU được dẫn theo heatpipe đến các lá nhôm này, sau đó bị quạt thổi khí mát trực tiếp vào tống hết ra ngoài.
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     
    GTX 650 sử dụng GPU GK107 – cùng GPU với GT 640. Card được MSI đặt xung nhịp ở mức 1124/1250 MHz, cao hơn một chút với bản ref của Nvidia là 1058/1250 MHz. Giao tiếp nhớ chỉ là 128 bit nên có khả năng sẽ gây ra nghẽn băng thông nhớ. Trong phần test khả năng OC tôi sẽ kiểm tra nghi vấn này.
     
    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo
     
    Cấu hình thử nghiệm
     
    Bo mạch chủ: ASRock Z77 Pro4

    Bộ xử lý: Intel Core i5-3570K @4,5GHz
    Tản nhiệt: NZXT Havik 140

    Bộ nhớ trong: 2x 4GB Kingston HyperX T1 1866 9-11-9

    Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240GB

    Nguồn: Seasonic X660
     
    Card đồ họa: MSI GTX 650 Power Edition
    MSI GTX 550 Ti Cyclone II
    MSI HD 6770
    HIS HD 7750
    HIS HD 7770 IceQ X

     

    Các card đồ họa đều được đưa về mức xung mặc định của AMD và Nvidia để tiện so sánh.

    * Xin cám ơn Ha Noi Computer (43 Thái Hà – Hà Nội) và công ty tin học Mai Hoàng (29 Bà Triệu – Hà Nội) đã hỗ trợ sản phẩm để thực hiện review này.
     

    Phần mềm và game thử nghiệm – Các thiết lập cấu hình

     
    - Nvidia Driver 306.23 WHQL

    - AMD Driver Catalyst 12.8

    - FurMark 1.10.1

    - 3DMark Vantage: Thiết lập Performance Preset (1280 x 1024)

    - 3DMark 11: Thiết lập Performance Preset (1280 x 720)

    - Unigine Heaven 3.0 (DX 9 & 11): Thiết lập như mặc định của Unigine Heaven, test 2 lượt ở DX 9 và DX 11. Đối với DX 11 tôi đặt Tessellation ở Extreme. Cụ thể: Tessellation Extreme (Off in DX9 Mode), Shaders High, Anisotrogy 4x, Stereo 3D Disabled, AA Off, 1920 x 1080.

     
    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo
    Unigine Heaven 3.0 DX 9
     
    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo
    Unigine Heaven 3.0 DX 11
     
    - Alien vs Predator (DX 11): High Quality, SSAO on, Full DX 11 Features, 0xAA, 16xAF, 1920 x 1080. Đây chưa phải thiết lập cao nhất của phép thử này.
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    - Batman Arkham City (DX 11): Highest Quality, Full DX 11 Features, 0xAA, 1920 x 1080. Đây là thiết lập cao nhất có thể của game này, ngoại trừ việc tắt khử răng cưa AA.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    - BattleField 3 (DX 11): High Quality, 0xAA, 16xAF, 1920 x 1080. Đây chưa phải thiết lập cao nhất của game, trên thiết lập High còn có Ultra.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    - Crysis Warhead (DX 10): Gamer Quality, 0xAA, 1920 x 1080. Đây chưa phải thiết lập cao nhất của game, trên thiết lập Gamer còn có Enthusiast.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    - Dirt 3 (DX 11): Highest Quality, 4xMSAA, 1920 x 1080. Đây là thiết lập cao nhất có thể của game.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    - Just Cause 2 (DX 10): Highest Quality, 4xAA, 16xAF, 1920 x 1080. Đây là thiết lập cao nhất có thể của game. Một số tùy chọn chỉ xuất hiện đối với VGA Nvidia được tắt đi.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    - Mafia II (DX 9): Highest Quality, AA On, 16xAF, 1920 x 1080. Đây là thiết lập cao nhất của game.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    - Metro 2033 (DX 9): High Quality, AAA, 16xAF, 1920 x 1080. Metro 2033 quá sát phần cứng nên tôi chỉ bench ở DX 9, thiết lập game cũng chưa phải cao nhất.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    - Sleeping Dogs (DX 11): High Quality, 1920 x 1080. Tôi chọn Graphic Level High cho game này, trên thiết lập High còn có Extreme. Cụ thể thiết lập mời các bạn xem hình dưới. Lưu ý V-sync không có tác dụng khi chạy benchmark.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    - Sniper Elite V2 (DX 11): High Quality, 0xAA, 16xAF, Supersampling OFF, 1920 x 1080. Đây chưa phải thiết lập cao nhất của game, trên thiết lập High là Ultra.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Benchmark

     
    3DMark Vantage
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    3DMark 11

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Unigine Heaven 3.0

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Cả 3 trình benchmark đều cho thấy GTX 650 có hiệu năng nằm ở khoảng giữa HD 7750 và HD 7770.

     
    Alien vs Predator (DX 11)
     
    HD 7750 bị tụt lại đằng sau chót, bị GTX 650 bỏ xa trong game này. HD 7770 vẫn dẫn đầu.
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Batman Arkham City (DX 11)

     
    Đây là một game “thân thiện” với Nvidia nên các card đồ họa Nvidia áp đảo so với AMD cùng phân cấp.
     
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

    BattleField 3 (DX 11)

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     
    Crysis Warhead (DX 10)
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Dirt 3 (DX 11)

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Just Cause 2 (DX 10)

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Mafia II (DX 9)

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Metro 2033 (DX 9)

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Sleeping Dogs (DX 11)

     
    Sleeping Dogs là game mới bổ sung sau này vào list phép thử nên tôi không có sẵn kết quả của các card khác, chỉ có HD 7750 và GTX 650 tham gia. Trong game này GTX 650 rớt lại khá nhiều. Bản MSI Power Edition tuy ép xung sẵn nhưng vẫn chưa bằng.
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Sniper Elite V2 (DX 11)

     
    Nếu như Batman Arkham City thân Nvidia thì Sniper Elite V2 lại ưu ái AMD rất nhiều. GTX 650 bị tụt rất xa sau HD 7750.
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Ép xung – Nhiệt độ - Độ ồn

     
    Nhiệt độ phòng vào thời điểm test là 29 độ C. VGA được thử nghiệm trên benchtable nên khi gắn vào case độ ồn có thể giảm đi.
     
    * Chú ý: Các card đồ họa khác nhau có khả năng OC khác nhau tùy vào GPU. Các kết quả dưới đây chỉ để tham khảo, thực tế có thể cao hoặc thấp hơn một chút.
     
    MSI GTX 650 PE hỗ trợ tăng một lúc 3 chỉ số điện áp: điện áp cho gpu (Core voltage), điện áp cho bộ nhớ (Memory voltage) và điện áp từ khe PCI-Express (Aux voltage). Đối với card GTX 650 PE, chương trình cho phép tăng core voltage thêm 100 mV, còn Memory voltage và Aux voltage được thêm 30 mV.
     
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Với Core voltage mặc định của MSI, GPU có thể đạt xung nhịp tối đa 1240 MHz. Kéo max vcore 100 mV, xung tăng được một chút lên 1300 MHz. Tôi hoàn toàn có thể đẩy thêm 20-30 MHz nữa để benchmark cho điểm cao hơn, nhưng màn hình xuất hiện các chớp sáng xanh lá cây – biểu hiện của thiếu điện.

     
    Bộ nhớ của Samsung ép xung khá kinh, có thể kéo lên đến 1550 MHz. Tiếc rằng tăng max Memory voltage và Aux voltage cũng không thể kéo xung lên cao hơn chút nào.
     
    Hiệu năng của ép xung nhớ đối với GTX 650:
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     
    Giống như trường hợp của HD 7770, xung nhớ cũng ảnh hưởng đến hiệu năng GTX 650 do băng thông nhớ chỉ có 128 bit, nhưng mức độ nhẹ hơn. Nếu có ý định ép xung GTX 650 thì việc đụng chạm vào xung nhớ là điều khá cần thiết. Tổng kết hiệu năng sau ép xung: hiệu năng tăng thêm 112,9% và 117,6% ở 2 mức xung 1240/1550 MHz và 1300/1550 MHz.
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Về phần nhiệt độ, tản nhiệt Power Edition hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:

    - 1124/1250 MHz (mặc định): nhiệt độ chơi game tối đa 52 độ C, fan 37% ~ 1650 vòng/phút; nhiệt độ FurMark 57 độ C, fan 40% ~ 1830 vòng/phút.

    - 1240/1550 MHz (vcore mặc định): nhiệt độ chơi game 54 độ C, fan 38% ~ 1740 vòng/phút; FurMark 59 độ C, fan 41% ~ 1950 vòng/phút.

    - 1300/1550 MHz (vcore 100 mV): chơi game 57 độ C, fan 43% ~ 1830 vòng/phút; FurMark 62 độ C, fan 43% ~ 2140 vòng/phút.

     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Độ ồn cũng là một điểm xuất sắc của tản nhiệt. Từ tốc độ 50% ~ 2400 vòng/phút trở xuống, tôi không cảm thấy bất kì tiếng động nào phát ra. Tăng lên 55% ~ 2640 vòng/phút mới bắt đầu có tiếng gió nhẹ. Từ 65% ~ 3150 vòng/phút trở lên tiếng ồn sẽ gây khó chịu. So sánh với kết quả nhiệt độ ở trên, có thể thấy MSI GTX 650 Power Edition hoàn toàn im ắng, giúp người chơi không bị phân tâm một chút nào khi chiến game.

     
    Tổng kết
     
    MSI GTX 650 Power Edition là một chiếc card tuyệt vời: từ hình thức, linh kiện cho đến khả năng ép xung đều có thể khiến dân mê phần cứng phải mê mẩn. Tuy nhiên điểm quan trọng nhất là hiệu năng và p/p thì sản phẩm lại không thành công!
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Ngoài Batman Arkham City, HD 7770 đều vượt qua GTX 650 (thậm chí là hơn xa) trong các game còn lại. Phiên bản ép xung sẵn Power Edition cũng chỉ cải thiện thêm 5% hiệu năng, không thể bắt kịp đối thủ. Phải OC lên hết mức, chiếc card mới có thể bắt kịp HD 7770 bản xung ref. Tuy nhiên GTX 650 OC được thì HD 7770 cũng OC được. Các bản ép xung sẵn “nhẹ nhàng” như Sapphire Vapor-X hay MSI PE đủ hất bay MSI GTX 650 PE về hiệu năng. Với giá khoảng 3,2 đến 3,5 triệu của HD 7770 các phiên bản, MSI GTX 650 Power Edition chắc chắn khó mà cạnh tranh được.

     
    Nhìn xuống phía dưới, GTX 650 cũng hơn HD 7750 không nhiều: chỉ 7%! So sánh với chính người tiền nhiệm GTX 550 Ti, GTX 650 cũng chẳng hơn là bao, thậm chí hiệu năng/xung nhịp có thể khẳng định là thua chắc! Tất nhiên mỗi người có tiêu chí chọn card khác nhau, hiệu năng và p/p không phải lúc nào cũng là yếu tố đặt lên hàng đầu. Nhưng tôi vẫn rất tiếc khi phải kết luận: MSI GTX 650 Power Edition chỉ là một chú mèo đeo nanh hổ!
     
    2,5 đến 2,9 triệu sẽ là cái giá hợp lý cho GTX 650 các phiên bản từ reference đến custom ngon ngon nếu cập bến Việt Nam. Khi đó người dùng sẽ có sự lựa chọn tốt bổ sung cho khoảng trống khá lớn giữa HD 7750 và HD 7770. Còn nếu vượt quá con số này, hãy cân nhắc “cố” thêm một chút để lấy HD 7770, hoặc giảm hẳn xuống HD 7750!
     

    danh-gia-chi-tiet-msi-gtx-650-power-edition-ho-hay-meo

     

    Sản phẩm có giá tham khảo là 3.188.000 VNĐ.

     
    Một số thông tin về HD 7750 và HD 7770:

    - HD 7770: từ 3.200.000 đến 3.500.000 VNĐ (tùy hãng và phiên bản)

    - HD 7750: từ 2.500.000 đến 2.800.000 VNĐ (tùy hãng và phiên bản)

     
    Ưu:

    - Tản nhiệt cực êm và mát.

    - Hình thức đẹp với tông ghi xám lạnh, bo mạch dài.

    - Tản nhiệt xếp hình độc đáo.

    - Linh kiện tốt.

    - Khả năng ép xung khá “chiến”.

    - Tính năng chống bụi Dust Removal.

     
    Nhược:

    - Hiệu năng không như kì vọng.

    - Giá kém cạnh tranh.

    - Đèn led màu xanh ở quạt không tắt được.

     
    * Xin cám ơn Ha Noi Computer (43 Thái Hà – Hà Nội) và công ty tin học Mai Hoàng (29 Bà Triệu – Hà Nội) đã hỗ trợ sản phẩm để thực hiện review này.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ