Đánh giá laptop siêu mẫu DELL XPS 13 inch: đẹp, sang, mỏng

    Yến Thanh,  

    DELL XPS 13 inch khiến vô số kẻ thèm muốn cũng như gây shock các đối thủ khác. Các số đo hoàn hảo đã đem về cho XPS 13 inch giải thưởng sáng tạo và giải laptop xuất sắc nhất của CES 2015.

    Là verdette trong dàn siêu mẫu Dell đem đến CES 2015, với vẻ sexy không thể cưỡng lại từ thân hình mình hạc sương mai, DELL XPS 13 inch khiến vô số kẻ thèm muốn cũng như gây shock các đối thủ khác. Các số đo hoàn hảo đã đem về cho XPS 13 inch giải thưởng sáng tạo và giải laptop xuất sắc nhất của CES 2015.

    Và chắc hẳn những người dùng đã bỏ ra vài chục triệu để mua 1 chiếc laptop đẹp thì hầu hết cũng đã dùng qua Mac, bởi vậy sẵn tiện đang dùng MacBook Pro Retina Mid 2014 (MGX72) mình sẽ so sánh xuyên suốt bài đánh giá này để mọi người dễ hình dung.

    Có thể nhiều người cho rằng XPS 13 inch 2015 là MacBook Air killer nhưng thực ra Dell chưa bao giờ có ý định biến XPS thành dòng thời trang yếu sinh lý kiểu Dell Adamo trước đây hay MacBook Air, mà có lẽ hãng muốn XPS đạt đẳng cấp thượng hạng giống như dòng Z của Sony VAIO vậy.

    1. Mở hộp

    Trái ngược với hộp các tông không có gì đặc biệt ở bên ngoài, DELL XPS 13 được đựng trong hộp giấy đen bóng mờ giúp toát lên vẻ cao cấp của flaship năm 2015. Phụ kiện rất đơn giản, chẳng có gì ngoài cục sạc và dây nối dài. Vì đây là phiên bản dành cho thị trường Mỹ nên sạc hai chân dẹt 45W, đầu sạc chân tròn thông thường và có đèn trắng tuy nhiên khi đang sạc và đã đầy thì vẫn sáng trắng chứ không biết tắt hoặc đổi màu như đèn trên sạc Magsafe2 của MacBook.

    Trong đi đó sạc Magsafe2 có 5 chân: 4 chân nguồn đối xứng nên có thể đảo chiều được, chân giữa là để nhận tín hiệu báo sạc đầy hay chưa từ đó đèn trên đầu sạc sẽ chuyển từ vàng sang xanh. Phần dây gắn liền với cục sạc dài đủ xài cho hầu hết mọi trường hợp thông thường, còn nếu cần thêm thì phần nối dài sẽ giúp bạn có thêm 1m nữa. Dây nguồn to tròn và khá mềm, hơi thô hơn nhưng tạo cảm giác chắc chắn hơn cọng dây sạc mỏng lét của MacBook.

    Với 24,5 triệu (hàng xách tay) thì chúng ta có cấu hình như sau:

    - Processor: Intel Core i5-5200U up to 2.7Ghz (thế hệ thứ 5 Broadwell)

    - OS: Windows 8.1 64 Bits (không phải bản Pro nhé ;)

    - RAM: 4GB Dual channel DDR3L-RS 1600Mhz (on board và không thể thay thế được)

    - SSD mSATA 3 128GB Samsung

    - Graphic: Intel HD Graphics 5500 (không phải Iris nhé)

    - Display: 13.3” FHD 1920 x 1080 infinity display

    - Pin 52Whr, 4-cell Wifi 802.11ac dual band Bluetooth 4.0

    Mặc dù cấu hình không có gì đặc sắc nhưng XPS 13 inch vẫn dễ dàng hút hồn người đối diện với nó vì thiết kế đột phá chưa từng có từ những vật liệu cao cấp. DELL XPS dễ dàng giật giải laptop 13 inch nhỏ gọn nhất thế giới với thân hình tương đương như một chiếc 11 inch thông thường. Trọng lượng cũng rất nhẹ, chỉ 1,18 kg do bộ khung được làm từ nhôm nguyên khối và mặt bàn phím là sợi carbon.

    Vì là dòng Laptop nhỏ gọn nên Dell cũng chỉ có rất ít các lựa chọn bổ sung cho đứa con cưng của mình như nâng cấp RAM, SSD hay màn 3K cảm ứng (3.200 x 1.800 pixel).

    2. Thiết kế

    VIỀN MỎNG! Bất kì ai cũng ấn tượng với chiếc laptop này vì phần viền màn hình mỏng đến kinh ngạc (5,2mm) khiến cho XPS 13 inch trở nên vô cùng sexy. Nhờ viền màn hình mỏng chỉ có 5,2 mm mà XPS 13 inch có kích thước như một chiếc laptop 11 inch thông thường giành luôn danh hiệu laptop 13 inch nhỏ gọn nhất thế giới.

    Nếu một người lần đầu được nhìn thấy cả XPS 13 inch và MacBook Pro Retina thì có thể họ vẫn thấy MacBook đẹp hơn vì thân hình bóng bẩy sang chảnh nhưng chắc chắn họ cũng sẽ bị ấn tượng mạnh với XPS 13 inch vì viền màn hình siêu mỏng độc đáo chưa từng có.

    Thực ra trào lưu rút gọn viền màn hình đã có từ lâu trên TV và smartphone nhưng mãi tới hôm nay người ta mới thấy xuất hiện một chiếc laptop bezel-less. Dell cũng là người tiên phong cho ra mắt màn hình Ultrasharp U2414H với viền màn hình chỉ 6.05mm.

    Thực ra trào lưu rút gọn viền màn hình đã có từ lâu trên TV và smartphone nhưng mãi tới hôm nay người ta mới thấy xuất hiện một chiếc laptop bezel-less. Dell cũng là người tiên phong cho ra mắt màn hình Ultrasharp U2414H với viền màn hình chỉ 6,05mm.

    Toàn bộ phần khung máy được làm từ nhôm nguyên khối, mặt bàn phím và chỗ để tay được làm từ sợi carbon tạo cảm giác cứng cáp và cực kì cao cấp.

    Toàn bộ phần khung máy được làm từ nhôm nguyên khối, mặt bàn phím và chỗ để tay được làm từ sợi carbon tạo cảm giác cứng cáp và cực kì cao cấp.

    Mặc dù MacBook Pro Retina đã là siêu mẫu rồi nhưng XPS 13 còn nhỏ gọn hơn nữa, thậm trí nó còn nằm lọt thỏm trong lòng MacBook như trong hình.

    Mặc dù MacBook Pro Retina đã là siêu mẫu rồi nhưng XPS 13 inch còn nhỏ gọn hơn nữa, thậm trí nó còn nằm "lọt thỏm" trong lòng MacBook như trong hình.

    Cạnh trái của máy có cổng sạc tròn, USB 3.0, jack tai nghe 3.5mm, đèn báo dung lượng pin và cổng xuất video Mini Display Port - tiếc là không phải cổng Thunderbolt2 như MacBook.

    Cạnh trái của máy có cổng sạc tròn, USB 3.0, jack tai nghe 3,5 mm, đèn báo dung lượng pin và cổng xuất video Mini Display Port - tiếc là không phải cổng Thunderbolt2 như MacBook.

    Cạnh phải chỉ có mỗi khe đọc thẻ SD và 1 cổng USB 3.0 nữa. Nếu xét về độ mỏng thì XPS 13 không hề thua kém MacBook Pro Retina nhưng thay vì dạng phẳng đều thì XPS lại có thiết kế hình nêm với độ mỏng từ 9-15mm.

    Cạnh phải chỉ có mỗi khe đọc thẻ SD và 1 cổng USB 3.0 nữa. Nếu xét về độ mỏng thì XPS 13 inch không hề thua kém MacBook Pro Retina nhưng thay vì dạng phẳng đều thì XPS lại có thiết kế hình nêm với độ mỏng từ 9 - 15 mm.

    Cạnh trước của máy có đèn báo sạc pin và không có nam châm hút giữ như trên MacBook. Hai bên hông có cặp loa stereo rất nhỏ được bố trí tinh tế và rất khó thấy, tuy nhỏ nhưng có võ, hai chiếc loa này kêu rất lớn, thậm trí còn to hơn cả loa ngoài của MacBook Pro mỗi tội không thể hiện được âm trầm tốt như MacBook.

    Cạnh trước của máy có đèn báo sạc pin và không có nam châm hút giữ như trên MacBook. Hai bên hông có cặp loa stereo rất nhỏ được bố trí tinh tế và rất khó thấy, tuy nhỏ nhưng có võ, hai chiếc loa này kêu rất lớn, thậm trí còn to hơn cả loa ngoài của MacBook Pro mỗi tội không thể hiện được âm trầm tốt như MacBook.

    Cạnh bản lề màn hình được khéo léo bố trí khe tản nhiệt y chang như MacBook

    Cạnh bản lề màn hình được khéo léo bố trí khe tản nhiệt y chang như MacBook

    Mặt sau của máy cũng được chau chuốt rất cẩn thận, thậm chí là mác của máy cũng được khéo léo giấu kín sau tấm nhôm khắc laser chữ XPS sáng bóng. Thay vì 4 chân đế tròn nhỏ dễ trượt như trên MacBook, XPS 13 sử dụng 2 dải cao su dài làm chân đế.

    Mặt sau của máy cũng được chau chuốt rất cẩn thận, thậm chí là mác của máy cũng được khéo léo giấu kín sau tấm nhôm khắc laser chữ XPS sáng bóng. Thay vì 4 chân đế tròn nhỏ dễ trượt như trên MacBook, XPS 13 sử dụng 2 dải cao su dài làm chân đế.

    3. Màn hình

    Với viền màn hình chỉ 5,2 mm, Dell tự tin gọi đó là infinity display vì viền mỏng tạo cảm giác liền mạch, không có ranh giới với bên ngoài nhất là khi gắn nhiều màn hình lại với nhau.

    Màn hình của phiên bản này có độ phân giải Full HD (1.920 x 1.080 pixel), tuy nhiên, người dùng cũng không nên ham nâng cấp lên màn cảm ứng 3K (3.200 x 1.800 pixel) (5,76 triệu điểm ảnh) vì cấu hình cao nhất của XPS 13 này chỉ lên đến Core i5 5200U với Intel HD Graphic 5500 (không phải Intel Broadwell Iris 6100 hay Iris Pro 6200) sẽ không thể đảm bảo cỗ máy hoạt động mượt mà.

    Thực tế là khi xem video 4K (quảng cáo 4K của SONY trên youtube) thì xuất hiện tình trạng giật lag ~ 5 fps trong khi đó MacBook MGX72 dùng Core i5 4278U nhưng sài Haswell Iris 5100 trên màn hình Retina (2.560 x 1.600 pixel) thì lâu lâu mới bị lag nhẹ một chút. Ở đây bạn đọc cần chú ý phân biệt 2 dòng GPU tích hợp của Intel là Intel HD Graphic phổ thông và Intel Iris có hiệu năng mạnh mẽ hơn nhiều.

    Bởi vậy mà XPS 13 dùng Intel HD Graphic 5500 so với MacBook MGX72 dùng Intel Iris 5100 nhưng thực tế GPU tích hợp của MacBook Pro 2014 lại mạnh hơn khoảng 20% (điểm hiệu năng là 569/740 - videocardbenchmark.net). Hơn nữa việc tích hợp cảm ứng lên laptop thông thường kiểu này (không gập xoay được) không phải là một ý tưởng hay vì trải nghiệm người dùng không tốt do màn hình cứ phập phành không vững mỗi lần chạm vào.

    Sẽ là rất khó khăn cho bất kì chiếc laptop nào khi phải so sánh chất lượng hiển thị với màn hình Retina MacBook Pro, tuy nhiên Dell không hề nao núng đơn giản vì Dell cũng mua công nghệ IPS IGZO2 cho XPS 13 (thậm trí là thế hệ thứ 2). Còn tính tới nay thì đây là công nghệ màn hình tốt nhất cho độ phân giải cực cao mà tiết kiệm điện (không tính OLED) và được đồng sở hữu bởi Samsung và Sharp.

    Đọ sắc với MacBook Pro Retina, iPad Air 2, iPhone 6 Plus, Dell U2414H

    Đọ sắc với MacBook Pro Retina, iPad Air 2, iPhone 6 Plus, Dell U2414H

    Với độ sáng 400-nit độ tương phản 1000:1 và màn hình IPS không gương bóng, XPS 13 cho góc nhìn cực kì tốt và hiển thị tốt ngay cả dưới trời nắng.

    Với độ sáng 400-nit độ tương phản 1000:1 và màn hình IPS không gương bóng, XPS 13 cho góc nhìn cực kì tốt và hiển thị tốt ngay cả dưới trời nắng.

    Rất đáng khen cho nỗ lực của Apple trên iPad, iPhone, MacBook Pro Retina và thậm trí cả iMac khi ép được tất cả các lớp màn hình, kính bảo vệ và cảm ứng thành một lớp đồng nhất (Full Lamination) giúp loại bỏ các lớp phân cách ở giữa từ đó giảm độ phản xạ ánh sáng (40%) và hình ảnh như nổi lên.

    Thêm nữa, Apple còn phủ thêm một lớp chống phản xạ để giúp người dùng nhìn rõ hơn dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ nếu so với Dell XPS 13 inch vì đơn giản XPS 13 inch chẳng sử dụng lớp kính bảo vệ nào và màn nhám nên không phản xạ ánh sáng như màn gương.

    Nhưng đổi lại là kém bóng bẩy hơn và không được bảo vệ tốt dưới lớp kính cường lực. Còn phiên bản XPS Touch screen thì Dell sử dụng kính Corning® Gorilla® Glass và chắc không có Full Lamination.

    Trong khi MacBook Pro dùng tỉ lệ màn hình 16:10 (2.560 x 1.600 pixel) thì XPS 13 inch lại dùng tỉ lệ 16:9 (1.920 x 1.080 pixel). Nếu như màn vuông phù hợp để đọc báo và soạn thảo văn bản hơn thì màn dài lại phù hợp với xem phim và giải trí hơn, tùy vào thói quen và sở thích mà mỗi người sẽ thấy tỉ lệ nào phù hợp với mình.

    4. Hiệu năng

    Đáng tiếc là Dell không thể nhồi nhét một cỗ máy quái vật vào trong một thân hình siêu mẫu như XPS 13" bởi vậy mà năng lực của XPS 13 inch hoàn toàn không tạo ra đột phá nào. Cũng có một số bất ngờ trong khi benchmark nhưng đó nhưng đều là những niềm thất vọng không hề nhẹ. Nếu như MacBook Pro Retina dùng SSD chuẩn PCIe vượt băng thông giới hạn SATA III thì XPS 13 inch sử dụng ổ SSD mSATA do Samsung sản xuất với tốc độ khá chậm mặc dù đã test ở chế độ không nén.

    SSD mSATA III của Dell XPS 13 2015

    SSD mSATA III của Dell XPS 13 inch 2015...

    ... có tốc độ chỉ bằng phân nửa so với SSD PCIe trên MacBook Pro Retina Mid 2014

    ... có tốc độ chỉ bằng phân nửa so với SSD PCIe trên MacBook Pro Retina Mid 2014

    Chỉ có một số ít công cụ Benchmark đồng thời trên nhiều nền tảng trong đó có Geekbench 3 và nó chỉ ra rằng hiệu năng xử lý của MacBook Pro 2014 cao hơn XPS 13 inch 2015 khoảng 20% và đáng tiếc hơn là Dell XPS 13 inch cũng giới hạn cấu hình tối đa ở i5-5200U.

    Con chip Broadwell i5-5200U 2.2Ghz ...

    Con chip Broadwell i5-5200U 2,2 GHz ...

    ... yếu hơn ~20% so với Haswell i5-4278U 2.6Ghz trên MacBook Pro 2014​

    ... yếu hơn ~20% so với Haswell i5-4278U 2,6 GHz trên MacBook Pro 2014​

    Điểm đồ họa cũng không có gì nổi trội vì GPU tích hợp chỉ là Intel HD 5500. Tuy nhiên đó cũng là điều dễ hiểu vì i5-5200U có TDP chỉ 15W trong khi i5-4278U ngốn hết 28W.

    Mặc dù khá thất vọng về màn trình diễn của máy, tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, làm sao chúng ta có thể yêu cầu một cô người mẫu làm những công việc khuân vác nặng nhọc được và thực tế XPS 13 inch cũng không phải sinh ra để cho mọi người kì vọng nhiều vào hiệu năng.

    Tuy vậy với những tác vụ thông thường của hầu hết người sử dụng thì XPS 13 inch tỏ ra rất nhanh nhạy, gần như không có độ trễ (do sử dụng SSD) và hoàn toàn có thể làm hài lòng những doanh nhân khó tính.

    5. Pin và trải nghiệm sử dụng

    Pin cũng là một trải nghiệm đáng thất vọng của XPS 13 inch, thực tế khi sử dụng thoải mái (xem video youtube nghe nhạc loa ngoài đọc báo 5 tabs Chrome) thì chỉ được khoảng 6 tiếng.

    Còn nếu không giải trí, chỉ soạn thảo văn bản và đọc báo nhẹ nhàng thì cũng chưa được nổi 10 tiếng, pin còn 80% những Win lại báo chỉ dùng được 2 giờ 30 phút nữa, khác xa với thông số pin 15 giờ.

    Điều này trái ngược so với MacBook, phải nói những gì Apple làm được chính xác như hãng quảng cáo vì nếu sử dụng bình thường như đọc báo, dùng Office thì MacBook trụ được 10 tiếng (thông số là pin 9 tiếng) còn xem video bật loa ngoài mở browser nhiều tab thì cũng được 6 tiếng.

    Track-pad được làm mới và thiết kế khá to (chiều rộng bằng track-pad trên MacBook) giúp sử dụng thoải mái hơn tuy nhiên tính năng và độ mượt so với Mac vẫn là một trời một vực và Dell là vực. Mặc dù Dell đã rất cố gắng nhưng khi mà nhân Windows không hỗ trợ track-pad đa điểm tốt như OSX, khi mà các ứng dụng ví dụ Chrome chưa có những hiệu ứng chuyển trang bằng 2 ngón mượt mà như Safari thì một cánh én chẳng thể làm nên mùa xuân.

    Dẫu sao thì dùng 2 ngón để cuộn trang cũng rất tiện lợi và không còn bị giật lag như trên các máy khác. Một điểm đáng khen ngợi của Dell vì phần để tay làm bằng sợi carbon không dẫn điện dẫn nhiệt giống như trên MacBook. Tuy nhiên tính năng sưởi tay quanh năm của Mac cũng có khi hữu dụng vì tạo cảm giác ấm áp cho đôi bàn tay những ngày Tết se lạnh như thế này.

    Vì viền trên màn hình quá mỏng nên Dell buộc phải đẩy Webcam xuống cạnh dưới, điều này hơi bất tiện một chút vì khi thực hiện video chat thì chủ yếu thấy cằm và mắt nhìn ngước lên trông rất xa cách

    Mặc dù có kích thước siêu nhỏ gọn nhưng nhờ có màn hình 13,3 inch tỉ lệ 16:9 rất dài mà vẫn đủ không gian để Dell bố trí bàn phím Full-size cho XPS cùng với hành trình phím 1,3 mm nên không tạo ra bất kì sự khác biệt nào so với cảm giác gõ trên MacBook.

    Đèn nền bàn phím có thể dễ dàng điều chỉnh bằng 1 phím chức năng tuy nhiên chỉ có 3 mức là Sáng nhiều - Sáng ít - Tắt (thay vì 10 mức với 2 phím điều chỉnh như trên MacBook). Tóm lại là hoàn toàn hài lòng và sử dụng thoải mái với bàn phím của XPS 13 inch.

    Sử dụng thực tế sau khoảng 30 phút thì máy có nóng lên nhưng chỉ là ấm ở phía đế máy nên không gây khó chịu gì cho người sử dụng, phần xung quanh bàn phím bằng sợi carbon tuy nhiên không hiểu phủ cái gì lên mà sờ mịn mượt và mát lạnh như nhung vậy.

    Về giao diện người dùng thì có một số bất tiện nếu để độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel vì chữ và mọi thứ co rút lại nhỏ không thể nhìn nổi trên màn hình 13 inch. Tuy nhiên đây là vấn đề của Windows rồi chứ không thể trách Dell được. Hi vọng tới Windows 10 thì Microsoft sẽ có được giải pháp tốt như OSX làm với các thế hệ Mac Retina khi vẫn giữ nguyên tỷ lệ dàn trang nhưng chữ và hình rõ nét gấp 4 lần so với trước đây, nghĩa là người dùng không cần căng mắt nhìn chữ và các menu bé tẹo nữa mà vẫn được thưởng thức ảnh và video độ phân giải cao nhất.

    6. Kết luận

    Ưu điểm:

    - Thiết kế đột phá ấn tượng chưa từng có

    - Viền siêu mỏng siêu sang chảnh

    - Màn hình IPS IGZO2 rất đẹp

    - Bàn phím tốt, chỗ để tay mát mẻ dễ chịu

    - Loa rất lớn và khá hay

    - Sử dụng SSD nên vận hành nhanh, gần như không có thời gian delays

    Nhược điểm:

    - Đắt

    - Cấu hình ít tùy chọn nâng cấp

    - Hiệu năng trung bình vì bị giới hạn ở Core i5-5200U với Intel HD 5500

    - Pin kém so với quảng cáo

    - RAM 4GB onboard

    Xin chân thành cảm ơn bạn đọc Nguyễn Phương Hiếu đã đóng góp bài viết này!

    >> Những cái nhìn đầu tiên về Dell XPS 13 - chiếc Laptop Windows hoàn hảo

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ