SteelSeries Kinzu V3 Gaming Mouse: Thành công nối tiếp thành công!

    Nội Tâm,  

    Xét cả 3 yếu tố: giá - hiệu năng - thương Hiệu, có thể nói Kinzu V3 là sản phẩm xuất sắc, rất đáng để mua.

    Sau gần 2 năm kể từ khi Kinzu V2 ra mắt, SteelSeries tiếp tục cho ra đời sản phẩm thế hệ thứ 3 của dòng chuột Kinzu mang tên Kinzu V3. Theo công bố của nhà sản xuất, Kinzu V3 tiếp tục sẽ là sản phẩm “Bình cũ - Rượu mới”, lớp vỏ sẽ không có gì khác biệt (hoặc khác biệt rất ít) nhưng bên trong sẽ hoàn toàn khác. Hôm nay GenK giới thiệu với các bạn sản phẩm chuột chơi game mới nhất của SteelSeries: Kinzu V3.

    Kinzu V3 đã được bán với giá 660.000 VNĐ (theo báo giá của Công ty Máy tính An Phát – 269 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội). Xin cảm ơn Máy tính An Phát đã hỗ trợ rất nhiều cho bài viết.

    Thông số kỹ thuật

    Tên sản phẩm: Chuột chơi game SteelSeries Kinzu V3

    Thông số cơ bản:
    - Trọng lượng: 77 gram
    - Cao: 35.4 mm
    - Rộng: 63.5 mm
    - Dài: 117 mm
    - Độ dài dây cáp: 2m
    - Số lượng nút: 4
    - Cảm biến: Optical (Pixart ADNS-3050 hay Avago 3050)
    - CPI: 250 – 2000
    - SteelSeries switch

    Thông số trên cho ta thấy Kinzu V3 có kích thước giống Kinzu V2 đến 99% (chiều cao và rộng nhỏ hơn V2 0.5mm). Điểm khác biệt lớn nhất là sensor của Kinzu V3 là Avago 3050 so với Pixart 3305 và hệ thống nút bấm mới (V2 Pro dùng Onron switch, V3 dùng switch riêng của SteelSeries).

    SteelSeries Kinzu V3

    Kinzu V3 được đóng hộp cực kỳ đơn giản, trông có vẻ rất “cheap” với lớp vỏ bìa mỏng, bên trong chỉ là một lớp nhựa bảo vệ. Có vẻ như SteelSeries muốn tiết kiệm đến mức tối đa để giảm giá thành sản phẩm.

    Có thể nói, Kinzu V3 thừa hưởng 100% thiết kế cơ bản từ Kinzu V1 và V2. Vẫn với kiểu dáng đối xứng đơn giản.

    Phiên bản màu đen lớp vỏ nhám mờ (có lớp phủ bên trên), mịn hơn so với Kinzu v2 Black. Phiên bản màu trắng vỏ sơn bóng.

    Scroll màu trắng hơi xám (V2 màu trắng). Scroll của Kinzu V3 được build chắc chắn hơn nhiều so với Kinzu V2.

    Logo SS giống như V2 (không có chữ SteelSeries như V1):

    2 bên hông chuột cũng có một lớp phủ chống trượt.

    Mặt đáy chuột cũng được thiết kế giống hệt như V2, sensor được đặt chính giữa chuột, 3 miếng feet teflon kích thước lớn:

    Dây của Kinzu V3 không được bọc dù chống đứt như V2. Thực ra việc bọc dù tôi nghĩ nên có nhưng không quá quan trọng. Bản thân tôi đã từng dùng qua nhiều chuột không bọc dù nhưng chưa bao giờ bị sờn hay đứt dây cả. Đầu jack USB không có chống nhiễu:

    Phần đầu nối dây với chuột không có cục nhựa chống đứt ngầm.

    SteelSeries Kinzu V3 được thừa hưởng 99% thiết kế từ Kinzu V2 (từ kích thước, vị trí các nút bấm), điểm khác nhau về thiết kế đó là lớp vỏ mịn hơn (bản màu đen)  và scroll build tốt hơn.

    Trình điều khiển

    Cũng giống như loạt gaming gear mới của SteelSeries, Kinzu V3 cũng dùng Driver là SteelSeries Engine 3 (version mới nhất 3.2.8).

    Tab My Gear show list gear cùng dùng SS Engine 3 mà bạn hiện có, Tab Library cho phép bạn gán từng Profile, từng gear vào mỗi game/program mà bạn muốn sử dụng.

    SteelSeries Engine 3 là trình điều khiển khá ấn tượng: ngốn ít tài nguyên máy tính, đồng bộ tất cả các sản phẩm (mới) của SS và hỗ trợ đưa Profile “lên mây”.

    Thử nghiệm

    Trước hết tôi sẽ test tracking Kinzu V3 bằng paint ở các CPI khác nhau để xem Kinzu V3 có hoạt động mượt mà hay không. Tôi sử dụng pad QCK Classic. Sens Win 6/11, tắt gia tốc Win, polling rate 1000. Sensor Avago 3050 có CPI từ 250 – 2000, double CPI lên đến 4000, nếu nhìn thông số này ta có thể thấy Kinzu V3 khá khiêm tốn so với các loại chuột game khác (kể cả cùng phân khúc giá) nhưng bản chất CPI cao cũng chỉ mang tính “trình diễn”, ít có giá trị sử dụng.

    Sau đây là bài test sơ qua về các mức CPI của Shark Force.

    - CPI 250 (min):

    - CPI 500:

    - CPI 1000:

    - CPI 1500:

    - CPI 4000 (DC)

    Qua bài test trên, ta có thể thấy Sensor Avago 3050 trên Kinzu V3 hoạt động rất ổn đinh và hoàn toàn không bị jiter ở CPI 1000 trở xuống, ở CPI 1500 Kinzu V3 bắt đầu hoạt động kém ổn định, kém mượt. Auto correction có nhưng rất ít.

    Thử nghiệm với CS:GO

    Đối với gaming mouse phân khúc entry level như Kinzu v3, thiết nghĩ Avago 3050 là một trong những sensor tốt nhất, ổn định nhất.

    Cảm giác khi aim không có sự khác biệt nhiều so với Kinzu V2. Ở thiết lập CPI 500 tôi chỉ cần giảm Sensitivity từ 3.0 xuống 2.4 ( Kinzu V2 CPI400 Sens in game 3.0). Kinzu V3 cho tôi cảm giác aim tốt, tapping ngon, tâm vững, spray rất tốt.

    So với Kinzu V2 Black (vỏ nhám), Kinzu V3 black cho cảm giác bám tốt hơn một chút, lớp vỏ bên trên mịn hơn, cảm giác êm tay hơn nhưng dễ bám mồ hôi hơn.

    Hai nút chính của Kinzu V3 nảy tốt, độ sâu vừa phải (Kinzu V2 Pro switch Omron China bấm hơi sâu), phím khá mềm nhưng chưa được mềm như nút của Kinzu V1 Sudden Attach (switch Omron Japan). Cảm giác bấm 2 nút trái phải không giống nhau (mặc dù thiết kế đối xứng), đây cũng là nhược điểm cố hữu từ đời Kinzu V1, nguyên nhân không đến từ switch mà là do lớp vỏ được siết ốc không đều 2 bên. Theo công bố của SteelSeries, độ bên của loại switch mới này vào khoảng 10 triệu lần click.

    Scroll của Kinzu V3 tuyệt vời, chắc chắn và không hề bị bug, không có hiện tượng lỏng lẻo kêu lọc cọc như Kinzu V2.

    LOD (Lift Off Distance) của Kinzu V3 rất dễ chịu. Đọc thông số kỹ thuật thấy Sensor là Avago 3050 tôi đã chuẩn bị trước tâm lý có thể LOD sẽ cao (giống như Kana v2 sensor Avago 3090 LOD cao tít). Sensor Avago 3050 này thuộc dòng enty level ngang hàng với đám Pixart 3305 (Kinzu V2/Kana V1) nhưng được giới gamer ưa chuộc hơn hẳn bởi Avago 3050 jitter thấp ở CPI cao, tracking tốt hơn, không built-in acceleration, auto correction thấp. Trước đây có CM Storm Xornet cũng dùng sensor này và được cộng đồng gamer đánh giá cao.

    Tổng kết

    Sau khoảng 1 tuần sử dụng Kinzu V3, tôi chưa nhận thấy có bug gì. Ở thời điểm này, với tôi Kinzu V3 là một chú Gaming Mouse đáp ứng tuyệt vời nhu cầu của tôi. Khách quan mà nói, Kinzu V3 chưa phải là một sản phẩm hoàn hảo. Điều tôi mong muốn hơn là dây chuột được bọc dù và jack USB được mạ chống nhiễu. Tuy nhiên với giá khá tốt và những gì Kinzu V3 đã mang lại, khó có thể đòi hỏi nhiều hơn nữa. Xét cả 3 yếu tố: giá - hiệu năng - thương Hiệu, có thể nói Kinzu V3 là sản phẩm xuất sắc, rất đáng để mua.

    Ưu:
    - Thừa hưởng thiết kế tối ưu từ các sản phẩm tiền nhiệm.
    - Chất lượng build ngon.
    - Nút bấm sử dụng switch mới có chất lượng khá tốt.
    - Sensor mới hiệu năng cao, tracking tốt, jitter thấp.
    - Lift off Distance dễ chịu.
    - Feet Teflon chất lượng cao.
    - Giá cực tốt (dưới 700 nghìn đồng).

    Nhược:
    - Hộp và phụ kiện quá “cheap”.
    - Cảm giác bấm mouse 1 và mouse 2 không giống nhau.
    - Ít màu sắc lựa chọn.

    Kinzu V3 đã được bán với giá 660.000 VNĐ (theo báo giá của Công ty Máy tính An Phát – 269 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội). Xin cảm ơn Máy tính An Phát đã hỗ trợ rất nhiều cho bài viết.

    Tags:

    NỔI BẬT TRANG CHỦ