Titan chính thức đạt danh hiệu "siêu máy tính" mạnh nhất thế giới

    MT,  

    Danh sách siêu máy tính lần này đánh dấu bước phát triển của người Mỹ.

    Với tốc độ xử lý 20.000 trillion tỷ phép tính mỗi giây (1 trillion = 1 nghìn tỷ phép tính), chiếc siêu máy tính Titan của người Mỹ đã chính thức trở thành cỗ siêu máy tính mạnh nhất hiện nay. Bên trong cỗ máy siêu mạnh này được trang bị tới 18.688 vi xử lý Opteron 16 nhân của AMD cùng với 18.688 card đồ họa Tesla K20 của Nvidia. Trong danh sách 10 siêu máy tính mạnh nhất của trang Top 500 List, người Mỹ cho thấy tham vọng trong cuộc đua top với Trung Quốc, Nhật Bản.

    DARPA Trial Subset

    Titan chính thức đạt danh hiệu "siêu máy tính" mạnh nhất thế giới 1

    Tốc độ: 1,52 petaflop
    Quốc gia: Mỹ
    Cỗ máy của IBM nằm trong top 23 trong bảng xếp hạng hồi tháng 6, tuy nhiên cho tới nay thì nó đã được nâng cấp để nằm trong top 10.

    Fermi

    Titan chính thức đạt danh hiệu "siêu máy tính" mạnh nhất thế giới 2

    Tốc độ: 1,73 petaflop
    Quốc gia: Italia 
    Năm chế tạo: 2012
    Siêu máy tính Fermi thuộc sở hữu của Cineca, liên doanh điện toán của 50 trường đại học tại Italia. Fermi được dùng để thực hiện nghiên cứu cải tiến năng lượng, giao thông vận tải, biến đổi khí hậu, và sức khỏe.

    Tianhe-1A

    Titan chính thức đạt danh hiệu "siêu máy tính" mạnh nhất thế giới 3

    Tốc độ: 2.56 petaflop
    Năm chế tạo: 2010
    Quốc gia: Trung Quốc
    Tọa lạc tại Trung tâm siêu máy tính quốc gia ở Thiên Tân và được sử dụng để thực hiện các nghiên cứu thăm dò dầu khí, năng lượng mặt trời, và thực hiện mô phỏng máy bay. Trung Quốc hiện đang phát triển Tianhe-2 mà họ cho biết có thể đạt tốc độ 100 petaflop mỗi giây vào năm 2015.

    Stampede

    Titan chính thức đạt danh hiệu "siêu máy tính" mạnh nhất thế giới 4

    Tốc độ: 2,6 petaflop 
    Năm chế tạo: 2012
    Quốc gia: Mỹ
    Stampede được lắp đặt tại trung tâm điện toán tiên tiến Texas (Texas Advanced Computing Center) tại trường đại học Texas, Austin, Mỹ.

    SuperMUC

    Titan chính thức đạt danh hiệu "siêu máy tính" mạnh nhất thế giới 5

    Tốc độ: 2,89 petaflop
    Năm chế tạo: 2012
    Quốc gia: Đức
    Trung tâm điện toán Leibniz ở Đức là đơn vị vận hành siêu máy tính SuperMUC. Cỗ máy này được phục vụ cho các dự án khoa học trong ba lĩnh vực bao gồm vật lý thiên văn, kỹ thuật và năng lượng, và hóa học và vật liệu.

    JUQUEEN

    Titan chính thức đạt danh hiệu "siêu máy tính" mạnh nhất thế giới 6

    Tốc độ: 1,38 petaflop 
    Quốc gia: Đức
    Năm chế tạo: 2012
    Trung tâm nghiên cứu Jülich của Đức là đơn vị vận hành JuQUEEN. Máy được sử dụng cho khoa học tính toán, kỹ thuật, khí hậu học, vật lý, và khoa học vật liệu. Xếp thứ 8 trong top 10 hồi tháng Sáu, JUQEEN đã được nâng cấp để trở thành siêu máy tính mạnh nhất châu Âu.

    Mira

    Titan chính thức đạt danh hiệu "siêu máy tính" mạnh nhất thế giới 7

    Tốc độ: 8,16 petaflop
    Năm chế tạo: 2011
    Quốc gia: Mỹ
    Mira được dùng cho mục đích khám phá sự thay đổi khí hậu, thiết kế pin xe điện hiệu quả hơn, tìm hiểu sự tiến hóa của vũ trụ.

    K computer

    Titan chính thức đạt danh hiệu "siêu máy tính" mạnh nhất thế giới 8

    Tốc độ: 10,51 petaflop
    Năm chế tạo: 2011
    Quốc gia: Nhật Bản
    Tọa lạc tại Viện Khoa học điện toán cao cấp Riken ở Kobe, Nhật Bản, K Computer được dùng để nghiên cứu phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu và khí tượng học.

    Sequoia

    Titan chính thức đạt danh hiệu "siêu máy tính" mạnh nhất thế giới 9

    Tốc độ: 16,32 petaflop
    Quốc gia: Mỹ
    Năm chế tạo: 2012
    Nằm tại phòng Thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở Livermore, California, Sequoia được dùng để mô phỏng thử nghiệm vũ khí hạt nhân cũng như đảm bảo an toàn cho kho vũ khí hạt nhân của người Mỹ.
     
    Titan

    Titan chính thức đạt danh hiệu "siêu máy tính" mạnh nhất thế giới 10

    Tốc độ: 17,59 petaflop 
    Năm chế tạo: 2012
    Quốc gia: Mỹ
    Được nâng cấp từ siêu máy tính Jaguar (đứng thứ 6 trong top 10 siêu máy tính hồi tháng 6/2012) với card đồ họa NVIDIA Telsa K20, Titan mạnh hơn 10 lần so với người tiền nhiệm. Năng lực tính toán siêu khủng của nó được dùng để nghiên cứu các nguồn năng lượng thay thế, thay đổi khí hậu và xác định các vật liệu mới.

    Tham khảo: Businessinsider
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ