Đội quân "anh hùng bàn phím" sẽ trở thành lực lượng làm thay đổi các cuộc chiến hiện đại

    Le Min Kop,  

    Khi các nước tiến hành hiện đại hóa quân sự, cuộc chiến sẽ không dừng lại ở súng đạn mà cả trên không gian mạng.

    Chiến trường đang thay đổi theo nhịp phát triển của công nghệ, từ lá chắn tên lửa THAAD tới máy bay tự lái, robot trang bị vũ khí và mũ bảo hiểm theo kiểu Boba Fett trong Star Wars. Tuy nhiên, khi các tướng lĩnh quá tập trung vào những món hàng hiện đại thì họ lại không để tâm xứng đáng tới nguy cơ hacker tác động vào hoạt động quân sự trong tương lai.

     Các nhà nghiên cứu tại Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS)

    Các nhà nghiên cứu tại Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS)

    Bởi vậy, lực lượng an ninh mang sẽ giữ vị trí chiến lược cả về kế hoạch dài hạn lẫn lúc giao chiến. Mọi bộ phận quân đội Mỹ đều có lực lượng an ninh máy tính riêng. Phần lớn thời gian, đội quân này hoạt động từ xa và phi chiến đấu. Nhưng gần đây, Cyber Command bắt đầu nghiên cứu thí điểm để xem liệu “Cyber Warriors” có thể được triển khai hay không.

    10 đến 30 năm nữa, hacker sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trên chiến trường.

    Máy bay không người lái trở thành vũ khí nguy hiểm

    Drone trở thành trợ thủ đắc lực cho hoạt động quân sự và tình báo Hoa Kỳ, nhưng chúng chỉ mới ở giai đoạn đầu tiên.

    Máy bay không người lái sẽ được áp dụng nhiều hơn trong các trận chiến
    Máy bay không người lái sẽ được áp dụng nhiều hơn trong các trận chiến

    Chúng ta có thể thấy các hoạt động mở rộng của máy bay không người lái hơn nữa trong việc tung ra các đợt tấn công xung điện (EMP) vào xe của địch, các tòa nhà và cơ sở hạ tầng, bên cạnh các cuộc đụng độ trên không hoặc gây nhiễu hệ thống của đối phương. Boeing đang thử nghiệm tên lửa sóng ngắn CHAMP, cung cấp khả năng EMP trong một chiếc máy bay không người lái.

    Đồng thời, công nghệ drone cũng đang trở thành mối đe dọa đối với giới quân sự Mỹ. Đã có những nước sử dụng máy bay không người lái để quấy nhiễu máy bay chiến đấu hoặc tàu hải quân. Chẳng bao lâu nữa, thiết bị này sẽ trở thành thứ vũ khí nguy hiểm cả trên không, mặt đất và trên biển.

    Chống lại một chiếc drone đã khó, đối phó với số lượng hàng trăm cái lại nguy hiểm hơn. Chính vì thế, hoạt động hack chiếm quyền kiểm soát trở thành giải pháp quan trọng những năm tới. Trang bị súng trường “bắn tỉa” đã đành, các nước sẽ phải tích cực nâng cao “đội quân số” nhằm biến những máy bay không người lái của địch thành của mình hoặc vô hiệu hóa chúng.

    Chiến tranh không dừng lại ở súng ống mà còn là cuộc chiến an ninh mạng
    Chiến tranh không dừng lại ở súng ống mà còn là cuộc chiến an ninh mạng

    Chiến thuật tốt nhất để ngăn chặn kẻ địch là phá vỡ phòng tuyến liên lạc hoặc làm nhiễu loạn thông tin. Can thiệp vào hệ thống sẽ dễ dàng hơn việc cố gắng đánh sập chúng.

    Trong thập kỷ tiếp theo, quy mô hoạt động như vậy sẽ tăng hơn nhiều. Mục đích là gửi thông tin sai lệch nhằm đưa lực lượng của địch vào vị trí bị phục kích, làm suy yếu hệ thống phòng thủ và gây hỗn loạn, nhầm lẫn ngay trong lòng kẻ thủ. Thêm nữa, nó góp phần gây ra hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ ảnh hưởng tới binh sĩ.

    Xu hướng Internet of Things ngày càng phát triển, từ hệ thống vận hành đập nước, lưới điện cho đến xe tải thương mại. Nhờ thế, đội quân chiến tranh mạng có nhiều đất “dụng võ” hơn. Không khó tưởng tượng về viễn cảnh các nước sử dụng chiến thuật không gian mạng để phá hủy nhà máy điện, hạ tầng viễn thông và các cơ sở khác.

    Đồng thời, các nước có thể phát triển phầm mềm độc hại cài cắm trên hệ thống xe, bộ điều khiển và chuỗi cung ứng cho quân đội, từ đó kích hoạt lệnh từ xa nhằm vô hiệu hóa chúng lúc lâm trận. Chưa kể cuộc chiến tranh mở trên Twitter hay email, tạo ra đòn tâm lý chiến trong nhiều ngày. Mọi người chắc chắn sẽ hoang mang nếu hệ thống ngân hàng hoặc tàu điện ngầm của nước mình bỗng dưng ngừng hoạt động.

     Hệ thống của Không lực Hoa Kỳ

    Hệ thống của Không lực Hoa Kỳ

    Lực lượng chống hacker

    Có đội quân hacker thì cũng cần hệ thống ngăn chặn các cuộc tấn công. Như Mỹ, quốc gia áp dụng chiến lược hiện đại hóa quân đội từ khá sớm sẽ phải tổ chức lực lượng an ninh mạng hùng hậu để bảo vệ thiết bị, vũ khí của mình. Nhiều vị trí trọng điểm chắc chắn trở thành mục tiêu của hacker nước ngoài.

    Chính phủ Mỹ đã thành lập “Biệt đội xanh” nhằm bảo vệ hệ thống mạng khỏi các cuộc tấn công. Gần đây, khái niệm “hack backs” xuất hiện khá nhiều. Khi cơ sở hạ tầng bị tin tặc nước ngoài nhòm ngó, quân đội Mỹ chống trả bằng cách vô hiệu hóa những kẻ tấn công và hệ thống hỗ trợ chúng. Thách thức lớn nhất là cần xác định rõ đối tượng.

    Trong tương lai, cuộc chiến không gian mạng sẽ khốc liệt không kém chiến trường thực địa. Các bên sẽ sử dụng nhiều chiến thuật tinh vi và cố gắng gây ra tổn thất lớn nhất cho kẻ địch. Đội quân an ning mạng trở thành lực lượng quan trọng quyết định không nhỏ tới thắng lợi cuối cùng.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ