Đông Nam Á trở thành cửa ngõ quan trọng để những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vươn mình ra thế giới

    Le Min Kop,  

    Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Đông Nam Á và coi khu vực này như bước đệm vững chắc để vươn mình ra biển lớn sau nhiều năm vùng vẫy trong nước.

    Isaac Ho và vài nhà đầu tư trong một buổi làm việc ở Singapore đã chứng kiến một tỷ phú người Trung Quốc viết dòng chữ “Speed x Market Share” trên bảng. Đó là một công thức đơn giản mang ý nghĩa lớn: hãy trở thành người tiên phong và kẻ mạnh nhất, bất kể bằng giá nào. Nhưng đó là khi Ho hiểu rõ khung cảnh công nghệ ở Đông Nam Á đang thay đổi như thế nào.

    Alibaba thâu tóm Lazada
    Alibaba thâu tóm Lazada

    Đó là thời điểm tôi hiểu chiến lược của người Trung Quốc. Nếu không phải là số 1 bạn sẽ trở nên lỗi thời; nếu bạn là số 1 bạn có thể mua lấy công nghệ mới. Đó là trò chơi mà người chiến thắng giành lấy tất cả”, nhà sáng lập Veturecraft Group Isaac Ho chi sẻ.

    Alibaba, Tencent và Didi Chuxing đã trở thành những công ty hàng đầu trong ngành công nghệ với quy mô và tốc độ phát triển đáng kinh ngạc. Hai cái tên đầu tiên được xếp vào danh sách 10 tập đoàn lớn nhất thế giới. Didi mới 5 năm tuổi cũng đủ sức nã những viên đạn chí mạng vào Uber Technologies nhờ khả năng chi tiêu thông minh.

    Giờ đây, khi thị trường nội địa đã chậm lại và dần bão hòa, những “lãnh chúa” công nghệ tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra thế giới. Điểm dừng chân đầu tiên của họ là Đông Nam Á, một khu vực có dân số gấp đôi Hoa Kỳ và cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài đông nhất trên thế giới.

    Đông Nam Á có mức tăng trưởng mạnh
    Đông Nam Á có mức tăng trưởng mạnh

    Theo ước tính của PricewaterhouseCooper, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc trong mảng công nghệ đã tăng gấp đôi vào năm ngoái, đạt 37,8 tỷ USD. Trong số đó, Alibaba chi tới 1 tỷ USD để thâu tóm công ty thương mại điện tử Lazada của Singapore. Tencent thì chống lưng cho công ty khởi nghiệp giá trị nhất Đông Nam Á Sea Ltd, đồng thời rót vốn cho gã khổng lồ Go-Jek tại Indonesia. Thậm chí ngay cả Didi, startup giá trị nhất châu Á, cũng rót vốn vào Grab và thể hiện rõ tham vọng toàn cầu hóa.

    Ông Thomas Tsao, đồng sáng lập Gobi Partners nói: “Những gì bạn đang thấy là một sự thay đổi trong suy nghĩ. Họ đang bắt đầu thể hiện khao khát, chứ không chỉ an phận như những công ty lớn nhất Trung Quốc, nhưng họ đang nghĩ đến miếng bánh toàn cầu”.

    Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã đặt nền móng để gây ảnh hưởng kinh tế trên toàn khu vực Đông Nam Á. Các nhà đầu tư giàu có sẵn sàng đổ hàng tỷ USD vào đủ lĩnh vực từ vận tải, bất động sản cho đến các dịch vụ mua sắm. Theo ước tính của ngân hàng Credit Suisse, Trung Quốc đã tăng gấp đôi tiền đầu tư vào 6 nước lớn nhất Đông Nam Á vào năm 2016.

    Ngay cả dịch vụ đi nhờ xe Go-Jek cũng được Tencent chống lưng
    Ngay cả dịch vụ đi nhờ xe Go-Jek cũng được Tencent "chống lưng"

    Rất ít nguồn tiền rót vào các startup công nghệ thời kỳ trứng nước, nhưng Trung Quốc ngày càng chú ý vào thị trường ngay cạnh bởi nhu cầu điện thoại di động tăng cao và hình thành tầng lớp trung lưu mới nổi. Đây cũng là khu vực có lượng người Hoa kiều sinh sống nhiều nhất thế giới, một sự đảm bảo cho giới đầu tư về tính tương đồng văn hóa. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế, tỷ lệ tăng trưởng của 5 nước ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam sẽ vượt quá con số 5% mỗi năm từ nay cho đến 2022, hơn cả mức trung bình 3% của Bắc Á.

    Thị trường Đông Nam Á đang hình thành thế cạnh tranh, với Grab và Go-Jek trong lĩnh vực đi nhờ xe, Tokopedia và Lazada ở mảng thương mại điện tử, nhưng chưa có cái tên nào chiếm ưu thế hoàn toàn. Điều này rất khác với Trung Quốc, nơi mọi thứ đã được an bài, như Baidu thâu tóm mảng tìm kiếm, Alibaba trở thành gã khổng lồ thương mại điện, Tencent với truyền thông xã hội và Didi đi nhờ xe.

     Bức tranh thị trường bán lẻ trực tuyến của Indonesia cho ta cái nhìn

    Bức tranh thị trường bán lẻ trực tuyến của Indonesia cho ta cái nhìn

    Yossi Vardi, người tiên phong về công nghệ Israel cho biết những động thái mở rộng ra bên ngoài Trung Quốc của Alibaba gợi cho ông nhớ lại thời kỳ năm 60, 70 thế kỷ trước khi các công ty Mỹ bắt đầu vươn mình ra biển lớn để giờ đây hình thành nên nhiều tập đoàn đa quốc gia. “Điều này rất, rất đáng chú ý và đó chỉ là bước khởi đầu”, Vardi phát biểu tại một hội nghị ở Singapore.

    Trên thực tế, nhiều thỏa thuận thương mại chuẩn bị được ký kết. Alibaba đang đàm phán đầu tư hàng trăm triệu USD vào chợ trực tuyến Tokopedia của Indonesia. Dịch vụ đi nhờ xe Go-Jek ở nước này được cho là đang thương thảo với Tencent để nhận thêm 1 tỷ USD. Tại Thái Lan, Tencent đã tăng đầu tư vào JOOX, ứng dụng tải nhạc lớn nhất Thái Lan, Malaysia và cả Indonesia.

    Đông Nam Á đang nổi lên như khu vực phát triển với tốc độ cực nhanh, đáng chú ý nơi đây có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, đặc biệt ở hành vi người dùng”, Grace Xiao, giám đốc Chiến lược và Đầu tư của Tencent chia sẻ.

    Trung Quốc đặc biệt lưu tâm tới thị trường Đông Nam Á
    Trung Quốc đặc biệt lưu tâm tới thị trường Đông Nam Á

    Alibaba trở thành cái tên tích cực nhất trên thị trường khu vực với thương vụ Lazada. Hồi tháng 3, CEO Jack Ma đã tới Kuala Lumpur để tuyên bố, Malaysia là trung tâm phân phối để công ty vươn cánh tay ra toàn khu vực. Mục đích cuối cùng của Alibaba nằm ở tham vọng lật đổ Amazon trên trường quốc tế.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng hoan nghênh dòng chảy đầu tư này. Ông Peng Ong, Giám đốc quản lý của Hill Ventures tại Monk nêu quan điểm, cuộc tranh chấp giữa Alibaba và Tencent sẽ làm thổi phồng giá trị của phân khúc thanh toán và thương mại điện tử. Nó khiến tất cả đều thiệt hại nhưng lại có lợi cho những ông lớn giàu có nhất. “Sẽ có một vài công ty chiếm lấy toàn bộ giá trị”, Peng Ong nhận định.

    Trung Quốc đang nuôi tham vọng thống trị công nghệ thế giới
    Trung Quốc đang nuôi tham vọng thống trị công nghệ thế giới

    Chưa hết, nhiều ý kiến lo sợ các tập đoàn Trung Quốc có thể giết chết công ty bản địa. “Mức độ cạnh tranh và tắm máu thường thấy ở Trung Quốc vẫn chưa diễn ra ở khu vực Đông Nam Á”, Leon Hermann, người đứng đầu khu vực Nam Á và Đông Nam Á của Global Founders Capital phát biểu với đầy vẻ ám chỉ.

    Piyush Gupta, Giám đốc công ty cho vay hàng đầu khu vực Đông Nam Á của DBS đã gọi Alibaba và Tencent là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình. Vì thế, các nhà đầu tư mạo hiểm và startup cần cảnh giác.

    Họ phải thức tỉnh vì sân sau của họ đang bị xâm chiếm”, Khailee Ng, một đối tác quản lý tại 500 Startups cảnh báo. Trung Quốc mang vốn và kinh nghiệm tới khu vực Đông Nam Á, nhưng theo đó là cả không khí ngột ngạt của cuộc tranh giành thị phần khốc liệt chưa từng có trước đây. Đó là cơ hội nhưng cũng là thách thức của toàn khu vực.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ