Drone mô phỏng một phần cơ chế của cánh chim thực thụ đã được ra mắt

    NPQM,  

    Một bước tiến khá độc đáo trong con mắt của các nhà nghiên cứu khí động học.

    Nếu xét trên toàn bộ những thiết kế cơ chế hàng không từ nhỏ đến lớn của con người thì không có phương tiện hay thiết bị bay nào sở hữu cấu tạo và cách vận hành y hệt như loài chim cả. Mẹ Thiên Nhiên đã sắp đặt cho mỗi giống loài với đặc tính riêng biệt độc nhất của nó. Do vậy, từ quan điểm của các nhà khoa học tại Đại học Bách khoa Liên bang Thụy Sỹ, chúng ta nên học tập theo đúng những gì mà loài chim đã và đang áp dụng từ xưa tới nay.

    Máy bay hiện đại được chế tạo và xây dựng theo môi trường nhất định mà từng phân loại được dành cho mục đích chuyên dụng. Nếu đặc điểm công việc yêu cầu bay cao hoặc chở nặng, một đôi cánh lớn và hoạt động bền bỉ là yếu tố cốt lõi cho hiệu năng cần thiết. Nhưng nếu tính đến yếu tố linh hoạt, bay nhanh, những thiết kế nhỏ gọn và cánh cụp về sau sẽ giúp tạo thêm nhiều thuận lợi cho quá trình lợi dụng cơ chế khí động lực và kiểm soát đường bay.

    Để chế tạo thành công một chiếc máy bay đòi hỏi cân bằng tối ưu tất cả những yếu tố cấu thành liên quan, đặc biệt là đôi cánh. Thế nhưng loài chim lại có khả năng điều chỉnh một phần kích cỡ của bộ phận này cũng như cách phân bố lông vũ, từ đó thích nghi với gần như toàn bộ điều kiện bay. Do vậy, các nhà nghiên cứu trên đã làm ra một chiếc drone có cơ chế tương tự, bằng cách tạo nên phần "lông vũ" nhân tạo ở cuối phần cánh, đồng thời cho phép nó có thể gập và chuyển động một cách linh hoạt.

    Cụ thể, cũng giống như cánh chim, chúng có thể dễ dàng được tùy chỉnh một cách độc lập riêng biệt trong khi bay, cho drone khả năng chuyển động sắc sảo theo với tần suất đổi hướng cao và điều kiện gió, thời tiết không lý tưởng.

    Drone "cánh chim"

    Vậy còn hiệu quả đánh giá so với một con chim thực thụ? Tất nhiên là vẫn chưa thể so đo đến mức tuyệt đối. Cánh chim thực tế có nhiều đặc trưng độc nhất hơn nhiều so với bàn tay tinh chỉnh của con người trên máy móc, đồng thời cơ thể của chim cũng đồng bộ hóa với nhịp đập của cánh để tối ưu hóa hiệu suất bay, trong khi drone thì lại phải nhờ đến động cơ đẩy bằng cánh quạt. Dù sao thì đây cũng là một nỗ lực đúng đắn khi học tập món quà của tạo hóa để áp dụng vào cuộc sống.

    Bằng chứng về sáng chế drone mới này cũng chỉ là bước đầu nhỏ bé của một góc nhìn mới trong chế tạo động lực học của lĩnh vực hàng không nói chung. Để có thể được chấp thuận và ứng dụng rộng rãi một cách chính thức, bởi những tổ chức có ảnh hưởng tầm cỡ như FAA thì cơ chế này vẫn còn cả một chặng đường gian nan nữa trước những bài thử nghiệm gắt gao, nhất là về độ bền bỉ. Trên hết, hãy nhớ rằng, lông vũ của chim có thể mọc lại, nhưng cánh máy bay thì không tự dưng từ trên trời rơi xuống sẵn đâu.

    Tham khảo: Gizmodo

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ