Dự án không tưởng "Dọn sạch đại dương" của thanh niên 21 tuổi ngày ấy bây giờ ra sao?

    Dink,  

    Boyan Slat không lùi bước dù gặp nhiều khó khăn về mặt kĩ thuật và nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà khoa học.

    Vào năm ngoái, tổ chức phi lợi nhuận Ocean Cleanup (Dọn Dẹp Đại Dương) đã đạt một dấu mốc lịch sử với việc đưa một hệ thống dọn dẹp rác thải ra Mảng Rác Lớn Thái Bình Dương (the Great Pacific Garbage Patch). Tháng 6 năm 2016 là mốc mà tổ chức này sẽ triển khai hệ thống thử nghiệm. Được thành lập bởi thanh niên mới 21 tuổi Boyan Slat, cùng với 2,2 triệu USD từ sự quyên góp của cộng đồng, cậu bé đã thông báo kế hoạch của mình với công chúng: triển khai 100km lớp ngăn chặn nổi trong nỗ lực dọn dẹp 42% lượng rác tại Mảng, dự tính dự án sẽ hoạt động trong vòng 10 năm.

    Các nhà khoa học tin rằng ra Mảng Rác Lớn Thái Bình Dương là bãi chứa rác lớn nhất trên thế giới. Nó lớn gấp khoảng hai lần kích thước của Texas và chứa khoảng 3,5 triệu tấn rác. Các loại rác thải ở đây bao gồm giày dép, túi xách, túi nilon và chai nhựa. Phần lớn được tạo thành bởi các mảnh nhựa không phân hủy. Tổ chức Hòa Bình Xanh ước tính rằng 10% của nhựa sản xuất mỗi năm kết thúc lên tại Mảng, một con số khổng lồ.

    Dù rằng nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ, nhưng nhiều nhà hải dương học và sinh vật học lại tỏ ra lo lắng về dự án của thanh niên 21 tuổi này. Nhiều câu hỏi được đặt ra về việc thiết kế này có thể chịu đựng được môi trường khắc nghiệt ngoài biển xa hay không, ảnh hưởng của nó tới hệ sinh thái biển cũng như việc liệu đây có phải là giải pháp thiết thực nhất để dọn dẹp biển cả. Những bày tỏ quan ngại được nêu ra khi mà kế hoạch này thiết hút sự ảnh hưởng tới môi trường khi mà lượng đầu tư vào nó lại khá lớn.

    “Vấn đề ở chỗ, chúng tôi đã muốn đạt được những thứ mà chưa từng được làm trước đây. Nó lớn hơn 100 lần bất cứ thứ gì đã được triển khai ngoài biển, với 50% sâu hơn và xa hơn 10 lần dàn khoan xa nhất. Rõ ràng rằng có những trở ngại kĩ thuật nhất định”, cậu bé Slat chia sẻ.

    Mùa hè năm 2014, dự án Ocean Cleanup của cậu bé Boyan Slat đã có một bản nghiên cứu dài 528 trang, khẳng định rằng dự án của mình hoàn toàn khả thi. Trong đó đề cập rằng, hệ thống của cậu dựa trên sức gió, sóng biển và dòng biển. Bởi lẽ nhựa thải thì nổi trên mặt nước, hệ thống này sẽ vớt chúng mà không ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển của động và thực vật biển. Tất cả những mảnh rác với kích cỡ từ 35 tới 100 milimet sẽ được thu lại. Sau khi được thu về và xử lý, chúng sẽ được thuyền ra đưa về bờ mỗi 6 tháng, và khi mang về, hy vọng rằng chúng sẽ được sử dụng làm nguyên liệu tái chế.

    Trong nghiên cứu của mình, Boyan Slat nêu lên 4 thiết kế cho dự án Ocean Cleanup của mình có thể hoạt động, nhưng đội ngũ vẫn đang làm việc để có được một thiết kế cho hệ thống khả thi và tối ưu nhất.

    Nhiều nhà khoa học và hải dương học không bị thuyết phục bởi dự án của Slat, điển hình là Kim Martini và Miriam Goldstein. Theo như nghiên cứu và xem xét dự án Ocean Cleanup của họ, nhiều thứ vẫn chưa thực sự khả thi và những lo ngại của họ vẫn tồn tại cho tới thời điểm này.

    Chúng tôi tiếp tục có những quan ngại nhất định về sự thành công của dự án, dựa trên những phản hồi nhận được từ bài phê bình của chúng tôi, quan ngại về sự sai lệch của dự án Ocean Cleanup về hải dương học, sinh thái biển, kĩ thuật và việc xử lý rác thải. Tất cả những điều ấy là tối cần thiết nếu muốn dự án thành công”, Martini nhận định.

     Top 10 số rác thải được tìm thấy nhiều nhất: Thuốc lá - Nắp chai nhựa - Chai nhựa - Túi nilon - Giấy gói đồ ăn - Cốc, dao dĩa nhựa - Chai thủy tinh - Ống hút - Can nước giải khát - Túi giấy

    Top 10 số rác thải được tìm thấy nhiều nhất:
    Thuốc lá - Nắp chai nhựa - Chai nhựa - Túi nilon - Giấy gói đồ ăn - Cốc, dao dĩa nhựa - Chai thủy tinh - Ống hút - Can nước giải khát - Túi giấy

    Khi mà nghiên cứu xong về tỉ lệ thành công của dự án, đội ngũ phát triển Ocean Cleanup đã tập trung phần lớn vào việc thiết kế. Từ 2014, đội ngũ của Slat đã thiết kế thành công hai mẫu, và đã được đưa vào thử nghiệm. Dựa vào tỉ lệ của môi trường thử, Slat và các cộng sự của cậu sẽ hiểu rõ hơn về cách mà hệ thống phản ứng với gió biển, sóng biển hay dòng biển mà nó sẽ trải qua nếu được đưa ra môi trường thật, bên cạnh đó còn nghiên cứu cả nhựa nổi sẽ ảnh hưởng như thế nào. Mặc dù bài phê bình của Martini và Goldstein là khá gay gắt và cho rằng cậu đã đánh giá thấp sức sóng cũng như độ trôi của dòng biển, Slat lại lạc quan cho rằng “những sức gió, sức sóng ấy thực tế lại thấp hơn nhiều lần con số mà chúng tôi đã tính toán được”.

    Ngoài sóng gió ra, hệ thống này còn phải lo lắng về một vấn đề khác nữa: những sinh vật bám đáy hệ thống này. Rất có thể chúng sẽ gây ra một cân nặng đáng kể và làm ảnh hưởng tới hoạt động của toàn bộ hệ thống, nhưng Slat lại không cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng. “Chúng tôi đã có nghiên cứu về khoản này rồi, và nó không nằm trong top 10 những thứ cần quan tâm ngay lúc này”.

     Những loại rác thải mà con người ném ra biển.

    Những loại rác thải mà con người ném ra biển.

    Thêm nhiều ý kiến không ủng hộ Ocean Cleanup, như nhà hải sinh vật học Andrew David Thaler đã viết, đây cũng là một hệ thống thu gom cá nữa. Hình dáng chữ V của nó thu gom rác, và cũng sẽ thu gom cả phần nào sinh vật biển nữa. Từ đó làm gián đoạn việc sống và sinh hoạt của các loài sinh vật tại đây.

    Nhận được những phản ứng ấy, đội ngũ phát triển Ocean Cleanup tiếp tục thử nghiệm và nâng cấp, thay đổi ý tưởng cho phù hợp hơn. Cậu bé Slat đã thuê về thêm 35 nhân viên, từ sau đợt ủng hộ của công chúng năm 2014, để có thể “thực sự có tiến triển và đối mặt với các trở ngại”.

    Sáu cuộc thám hiểm đã được thực hiện từ 2013 để đo đạc khu vực rác thải này. Bước tiếp theo trong kế hoạch của cậu Boyan Slat là triển khai một hệ thống thử nghiệm trong mùa hè này, hệ thống sẽ bao phủ khoảng 100m, 1/1000 khu vực dự kiến, sẽ cách bờ khoảng 20 kilomet.

    Trong đầu năm tới, đội ngũ sẽ cử đi thêm một hệ thống tại khu vực eo biển Hàn Quốc. Cậu chọn địa điểm này do dòng biển sẽ đưa một lượng lớn rác thải nhựa về đây.

    Hệ thống Ocean Cleanup của Boyan Slat được giả lập trên máy tính.

    Khi triển khai thực tế, thì vấn đề lớn nhất có thể nằm ngay tại khu vực Mảng rác thải cực lớn này.

    Chúng ta vui mừng vì có dự án Ocean Cleanup này để khắc phục Mảng Rác Lớn Thái Bình Dương”, giáo sư nghiên cứu Kara Lavender Law nói. “Nhưng sẽ hiệu quả hơn khi ngăn chặn rác ngay từ nguồn thải của chúng hơn là dọn dẹp ở một khu vực đại dương lớn như vậy”.

    Kể cả khi việc dọn dẹp tại đó khả thi, nhưng nó sẽ như là “lau khô sàn nhà mà cứ vặn vòi nước tràn ra” vậy, như lời giáo sư Law so sánh. Con người vẫn sẽ tiếp tục xả ra hơn 8 triệu rưỡi tấn nhựa thải ra biển. Miếng nhựa to sẽ biến thành miếng nhựa nhỏ, và rồi chúng sẽ chìm xuống đáy, và một khi điều đó xảy ra, việc thu dọn lòng biển sẽ còn khó khăn hơn gấp bội.

     Xác của loài chim biển phân hủy, để lộ hàng đống rác nhựa mà chúng đã nuốt phải.

    Xác của loài chim biển phân hủy, để lộ hàng đống rác nhựa mà chúng đã nuốt phải.

    Và cả khi chúng ta có thể thu dọn hết đống rác ở Mảng, thì trong vòng vài thập kỷ, chúng cũng sẽ lại quay trở lại, bởi lẽ dòng chảy biển thế giới lại đang dần tập trung rác thải lại.

    Dù vậy, Boyan Slat vẫn đặt niềm tin vào dự án của mình: “Hàng tấn rác thải ngoài biển xa kia sẽ không tự nhiên biến mất. Đúng là dọn rác gần bờ sẽ giảm lượng rác tràn ra ngoài xa thật đó. Nhưng chúng tôi tập trung vào việc xử lý số rác thải ngoài xa, số rác đã lan tràn ngoài biển nhiều năm nay rồi. Bắt đầu từ Mảng Rác Lớn Thái Bình Dương”.

    Giáo sư Law, trong bài báo của mình, cũng đã nhắc tới việc để tự người dân dọn dẹp bờ biển trước đã. Như dự án Dọn Rác Bờ Biển Quốc Tế đã thực sự đã tạo ra một sự khác biệt, khi mà dự án ấy đã thu về hơn 7.000 tấn rác thải.

    Ý tưởng dọn rác của Boyan Slat thực sự là một điểm sáng trong ngành môi trường, nhất là khi cậu mới còn rất trẻ. Nhưng cậu cần thêm thời gian để chứng minh rằng, dự án Ocean Cleanup của cậu là hoàn toàn khả thi, và nếu khả thi, chúng ta sẽ có một hệ thống dọn dẹp những lỗi lầm mà con người đã gây ra với Mẹ biển cả trong suốt nhiều năm trời. “Nhiều người nói rằng đây là nhiệm vụ của thế hệ tiếp theo, chính tôi là thế hệ tiếp theo đây”, Boyan Slat mạnh mẽ khẳng định.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ