Đường hoa quả lành mạnh trong tự nhiên, nhưng cực kì hại trong thực phẩm chế biến

    zknight,  

    “Không có gì sốc lắm khi tác hại của fructose được khám phá ra, nhìn sang các loại đường khác, chúng cũng có hại tương tự”.

    Đường fructose (hay còn gọi là đường hoa quả) thường có trong sô cô la, bánh kẹo, đồ ngọt và nước uống có gas ở dạng nhân tạo. Các nhà khoa học cảnh báo nó là một thành phần cực kì nguy hiểm với sức khỏe, thông qua việc làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ...

    Mỗi năm, tổ hợp những bệnh mạn tính trên là nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong nhất trên toàn thế giới, gấp gần 10 lần số người tử vong vì HIV/AIDS.

    Trong khi đường fructose ở dạng tự nhiên có mặt trong trái cây và rau quả là một nguồn chất ngọt lành mạnh. Ngành công nghiệp thực phẩm thường sản xuất, và thêm các loại đường fructose nhân tạo hàm lượng cao, vào thực phẩm nhằm tạo ngọt và tăng thời gian bảo quản.

    Một trong số các loại đường nguy hiểm nhất đã từng được các chuyên gia cảnh báo: Xi-rô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS) là thứ mà bạn vĩnh viễn không bao giờ nên ăn.

     Đường hoa quả ở dạng nhân tạo ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe.

    Đường hoa quả ở dạng nhân tạo ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe.

    Trong bài báo được công bố trên tạp chí American Journal of Physiology Heart and Circulatory Physiology, các nhà khoa học đến từ Đại học Barcelona đã tiến hành một nghiên cứu chuyên ngành trên chuột, sử dụng hai dạng khác nhau của đường đơn là fructose và glucose.

    Những con chuột được chia làm hai nhóm: Nhóm 1 được cho uống nước hòa tan đường fructose và nhóm 2 uống glucose. Sau một thời gian, các nhà khoa học nhận thấy những con chuột ở nhóm 1 đã tăng cân nhiều hơn so với nhóm 2.

    Bên cạnh đó, quá trình trao đổi chất, hệ thống mạch máu của những con chuột uống đường fructose cũng bị hư hại nặng, chưa để đến việc chúng có khả năng cao hơn mắc gan nhiễm mỡ và béo phì.

    Bài báo mới đã nối dài chuỗi các nghiên cứu “kể tội” đường phụ gia thực phẩm, kể từ sau vụ việc ngành công nghiệp đường mua chuộc khoa học để che giấu tác hại của đường bị bại lộ.

    Tác giả nghiên cứu, giáo sư Marta Alegrat cho biết: “Không có gì sốc lắm khi tác hại của fructose được khám phá ra, nhìn sang các loại đường khác chúng cũng có hại tương tự”. Thế nhưng, ngoài việc tăng lượng calo tiêu thụ, mà thường được gọi là calo “rỗng” (không mang lại lợi ích dinh dưỡng), đường fructose còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đặc trưng.

    Chẳng hạn như trong nghiên cứu của Đại học Barcelona, những con chuột ăn fructose làm gan tăng trọng lượng, có thể do nhiễm mỡ. Trong khi đó, cũng là đường nhưng glucose không gây ra phản ứng này.

     Đường fructose được tìm thấy trong các loại thực phẩm chế biến, bánh kẹo, nước ngọt...

    Đường fructose được tìm thấy trong các loại thực phẩm chế biến, bánh kẹo, nước ngọt...

    Vài ngày trước, một nghiên cứu của Đại học Waterloo, Canada cũng chỉ ra: Đường trong thực phẩm nói chung và đồ uống có đường nói riêng có thể gây thiệt hại lớn đến sức khỏe người dân và nền kinh tế.

    Các nhà khoa học cảnh báo trong vòng 25 năm tới, đồ uống có đường phải chịu trách nhiệm cho hơn 3 triệu người Canada béo phì, gần nửa triệu trường hợp tiểu đường type 2, 300.000 người bệnh tim và 100.000 trường hợp ung thư.

    Nó cũng sẽ gây ra khoảng 63.000 ca tử vong ở Canada, và lãng phí 50 tỷ USD vào hoạt động chăm sóc sức khỏe có thể phòng ngừa.

    Trong khi đó tại Anh, các hãng sản xuất sô cô la cho biết họ có thể sẽ phải thu nhỏ kích thước của các thanh sô cô la đi 20%, để cắt giảm lượng đường có trong đó theo một mục tiêu của chính phủ.

    Năm ngoái, một số tiểu bang của Mỹ cũng đồng loạt thông qua những chính sách về đánh thuế trên nước ngọt có đường. Tất cả những hoạt động này nhằm đánh bại tác hại của đường, một phụ gia thực phẩm được coi là cái chết trắng” trong thời đại mới.

    BẠN NÊN ĂN BAO NHIÊU ĐƯỜNG MỖI NGÀY?

    Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Mọi người không nên ăn quá 10% lượng calo mỗi ngày đến từ đường phụ gia thực phẩm. Với một người trưởng thành, lượng calo này tương đương khoảng 50 gam đường hoặc 12 thìa cà phê.

    Trong khi đó, mức giới hạn của chính phủ Anh còn khắt khe hơn nữa. Họ khuyến cáo người dân không nên ăn quá 30 gam đường mỗi ngày. Trẻ em từ 4-6 tuổi không ăn quá 19 gam và trẻ em từ 7-10 tuổi không ăn quá 24 gam.

    Lượng đường có trong một số loại đồ uống
    Lượng đường có trong một số loại đồ uống

    Đường phụ gia được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt, sô cô la, thậm chí cả nước ép trái cây… Đó là những thực phẩm mà chúng ta nên cắt giảm.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày