Facebook bị điều tra sau khi máy bay năng lượng mặt trời gây tai nạn, Mark Zuckerberg tuyên bố mọi chuyện vẫn ổn

    Neo,  

    Cơ quan an toàn Hoa Kỳ đang điều tra một vụ tai nạn có liên quan tới máy bay không người lái năng lượng mặt trời do Facebook phát triển để đưa internet tới những vùng xa xôi trên thế giới.

    Tai nạn này xảy ra ngày 28/6 trong lần bay thử nghiệm đầu tiên của chiếc máy bay không người lái, nó không gây ra bất cứ thương vong nào. Nó là rắc rối mới nhất trong kế hoạch cung cấp mạng internet tới khắp nơi trên thế giới của Facebook sau vụ nổ hồi đầu năm nay phá hủy một trong những vệ tinh của họ và những vướng mắc chính trị của dự án tại Ấn Độ.

    Theo cuộc điều tra trước đó của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB), khi đang bay ở độ cao lớn và chuẩn bị hạ cánh thì chiếc máy bay gặp lỗi về mặt kết cấu. Chiếc máy bay của Facebook có sải cánh lớn hơn so với máy bay 737 của Boeing và được trang bị bốn động cơ điện.

    "Chúng tôi hài lòng với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên và có thể xác nhận được hiệu suất của nguyên mẫu và các linh kiện bao gồm khi động học, pin, hệ thống kiểm soát và khả năng bay. Không có bất cứ kết quả bất ngờ nào", Facebook chia sẻ trong một email.

    Mặc dù không đề cập tới cuộc điều tra trước đó của NTSB và các chi tiết khác về vụ việc nhưng trong bài đăng trên web vào ngày 21/7 Facebook tuyên bố rằng chiếc máy bay, mang tên Aquila, đã gặp lỗi về mặt kết cấu.

    Thiệt hại "đáng kể"

    Theo Peter Knudson, phát ngôn viên của NTSB, vụ tai nạn xảy ra gần Yuma, Azirona vào lúc 7h43 theo giờ địa phương. NTSB xếp sự kiện này vào mục tai nạn cho nên thiệt hại là rất đáng kể. Không có thiệt hại nào trong khu vực chiếc máy bay bị rơi, Knudson nói.

    Cánh của máy bay này được thiết kế để tạo điện từ ánh nắng mặt trời để có thể bay trong thời gian dài. Facebook hy vọng sẽ tăng số người sử dụng internet trên khắp thế giới bằng cách vượt qua những hạn chế của cơ sở hạ tầng dưới mặt đất.

    Mark Zuckerberg, CEO Facebook, đã vô cùng thất vọng khi tên lửa của SpaceX nổ vào ngày 1/9, phá hủy một vệ tinh của Facebook. Nếu vụ nổ này không xảy ra, Facebook đã có thể phủ sóng internet rộng khắp châu Phi.

    Dự án phủ sóng internet toàn cầu của Facebook cũng đã vấp phải một số rào cản. Ví dụ, tại Ấn Độ, Zuckerberg đã rất ngạc nhiên khi người dùng từ chối sử dụng dịch vụ web miễn phí lấy Facebook làm trung tâm mà Facebook cung cấp. Người dân địa phương cho rằng đây chỉ là một chiến thuật nhằm thâu tóm thị trường internet chứ không phải một dự án từ thiện.

    Indonesia rất quan tâm tới dự án phủ sóng internet

    Theo Jakatar Post, Phó Tổng thống Indonesia, Jusuf Kalla, vừa có cuộc nói chuyện với Zuckerberg về việc sử dụng máy bay Aquila để đưa internet tới các vùng xa xôi tại đất nước này.

    "Nếu chúng ta đầu tư đúng trong thời điểm này, chúng ta có thể kết nối hàng tỷ người trong thập kỷ tiếp theo và mở đường cho thế hệ của chúng ta làm những điều tuyệt vời", Zuckerberg cho biết.

    Zuckerberg đã rất vui mừng sau khi Aquila hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 28/6. Để tận mắt chứng kiến chuyến bay thử nghiệm này Zuckerberg đã bay tới cơ sở chế tạo Aquila ở Azirona.

    Trong một bài viết sau chuyến bay, Zuck chia sẻ rằng chuyến bay khá thành công khi tăng thời gian bay được từ 30 lên 96 phút. "Chúng tôi đã thu thập được rất nhiều dữ liệu về nguyên mẫu máy bay của chúng tôi và các cấu trúc máy bay và thực sự xúc động khi thấy Aquila bay trên bầu trời sau hai năm phát triển", Zuckerberg viết.

    Đây là vụ tan nạn thứ hai có liên quan tới máy bay không người lái được thiết kế để bay trong khoảng thời gian dài, phục vụ như những vệ tinh giá rẻ. Ngày 1/5/2015, một máy bay không người lái mang tên Solara 50 của Alphabet đã rơi xuống sa mạc ở New Mexico sau khi gặp một vấn đề về mặt kiểm soát vì bay trong một dòng khí nóng.

    Sợi carbon

    Aquila được thiết kế bằng vật liệu sợi carbon mới nhất nhằm giảm trọng lượng tới mức nhẹ nhất có thể. Trọng lượng càng nhỏ đồng nghĩa với việc máy bay càng tiêu tốn ít điện năng và có thể bay lâu hơn.

    Máy bay không người lái của Facebook có sải cánh 43 mét và nặng 408 kg. Nó có thân không theo kiểu truyền thống và gần như được tạo nên bởi đôi cánh mỏng, màu đen. Theo Facebook, nó bay rất chậm, chỉ sử dụng mức năng lượng tương đương ba chiếc máy sấy tóc.

    Aquila được thiết lế để bay trong nhiều tháng, sử dụng năng lượng mặt trời để nạp pin ở độ cao trên 18.288 mét. Nó sẽ được trang bị một hệ thống thông tin liên lạc laser, có thể cung cấp mạng internet với tốc độ nhanh gấp 10 lần so với công nghệ hiện tại.

    Hiện NTSB chưa đưa ra bất kỳ kết luận sơ bộ nào về mức độ thiệt hai hay nguyên nhân gây ra tai nạn.

    Theo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ