Facebook "đau đầu" tìm giải pháp kiểm soát nội dung mạnh hơn cho nền tảng của mình

    Z-Lion,  

    Facebook đang ráo riết tìm cách khắc phục vấn đề liên quan đến sai lệch thông tin đã hoành hành trên nền tảng của mình trong thời gian qua.

    Tháng 6 vừa qua, Mark Zuckerberg đã có những chia sẻ về “cộng đồng” với những Facebooker có tầm ảnh hưởng lớn tại Chicago. Đó có lẽ là một thời khắc quan trọng bậc nhất đối với vị CEO 33 tuổi này. Khi ấy, Mark muốn quảng bá Facebook Groups - một sản phẩm đã thu hút được sự chú ý của hàng triệu người dùng trên thế giới với nhiều tính năng để chia sẻ về sở thích, bàn luận hoặc thậm chí là tranh luận với nhau.

    Mark tin rằng hình thức hoạt động cộng đồng như vậy là một trong những yếu tố mấu chốt để Facebook có thể phát triển hơn nữa trong tương lai. Ông cho biết mục tiêu của Facebook chính là “trao quyền năng cho người dùng để xây dựng cộng đồng và gắn kết thế giới lại với nhau”.

     Mark cho rằng Facebook Groups chính là tương lai của mạng xã hội lớn nhất hiện nay.

    Mark cho rằng Facebook Groups chính là tương lai của mạng xã hội lớn nhất hiện nay.

    Tuy nhiên, các nhân viên nội bộ của Facebook lại tỏ ra khá lo ngại với hướng đi này bởi rất nhiều nội dung được chia sẻ trong các group đó đang tạo ra hiệu ứng ngược lại với mục tiêu của họ. Trong số đó phải kể đến các vấn đề nhạy cảm như phân biệt chủng tộc, giới tính cùng những bài đăng có nội dung 18 do nhiều tổ chức của Nga có quan hệ mật thiết với Krelim tạo ra nhằm gây ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử vào năm 2016. Các nhân viên Facebook đang tranh luận gắt gao về giải pháp để xử lý những nội dung đó - đa phần đều là bài đăng tự nhiên của người dùng (không được quảng cáo) và trôi nổi đầy rẫy trên mạng xã hội này.

    Hiện tại, nội bộ Facebook chia thành hai trường phái rõ rệt: Một bên cho rằng lý tưởng của Facebook là tạo ra một môi trường tự do chia sẻ, tự do kết nối và không nên can thiệp quá sâu vào quá trình kiểm duyệt nội dung mà người dùng đăng tải. Bên còn lại hình thức hoạt động kiểu này đang gây ra vấn đề tiềm ẩn rủi ro và có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai nếu không được kịp thời xử lý.

     Những nội dung được chia sẻ trên Facebook có thể gây hậu quả khó lường.

    Những nội dung được chia sẻ trên Facebook có thể gây hậu quả khó lường.

    Zeynep Tufekci, Giáo sư tại Đại học North Carolina tại Chapel Hill cho biết: “Các thuật toán mà Facebook sử dụng để kiểm soát nội dung trên News Feed quan trọng hơn rất nhiều so với công nghệ mà họ dùng cho quảng cáo. Dù rất khao khát chiếm hữu và tận dụng toàn bộ sức mạnh to lớn của những thuật toán đó, họ cũng cảm thấy lo sợ về viễn cảnh phải đối mặt với những gì chúng có thể mang lại”.

    Trong tuần tới, cố vấn chính của Facebook sẽ cùng rất nhiều lãnh đạo hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ cao sẽ ra tòa làm chứng cho một loạt phiên điều trần của Quốc hội về vụ việc liên quan đến cuộc bầu cử Nga vào năm ngoái.

    Mark thừa nhận một tổ chức có quan hệ mật thiết với Krelim đã bỏ ra 100.000 USD để mua quảng cáo liên quan đến cuộc bầu cử. Sau đó, ông cũng cam kết sẽ gỡ bỏ những quảng cáo này xuống.

    Kể từ khi sự việc này vỡ lở vào tháng trước, Facebook cho biết họ sẽ tạo ra thêm những thuật toán để cải thiện tính năng quảng cáo, đặc biệt là những quảng cáo liên quan đến chính trị để người dùng biết được chủ những quảng cáo xuất hiện trên News Feed của họ là ai. Thứ Sáu vừa qua, họ đã bắt đầu thử nghiệm những tính năng mới nhằm giúp người dùng hiểu rõ hơn về những tổ chức và cá nhân đầu tư vào quảng cáo trên Facebook và cung cấp cho họ cơ sở dữ liệu tìm kiếm về những quảng cáo mà họ nhìn thấy.

     Facebook sẽ có những giải pháp mới nhằm nâng cao hơn tính năng quảng cáo của mình.

    Facebook sẽ có những giải pháp mới nhằm nâng cao hơn tính năng quảng cáo của mình.

    Tuy nhiên, quảng cáo gây hiểu nhầm chỉ là một phần nhỏ dẫn đến sai lệch thông tin mà thôi. Các điều tra viên cho rằng Cơ quan nghiên cứu Internet - cái tên mỉa mai dành cho tổ chức có quan hệ với Krelim, đã thu hút rất nhiều lượt theo dõi cho các trang Facebook của họ. Điều đáng nói là những trang này đều là những “tụ điểm” để bàn tán đủ thứ chuyện trên đời, bao gồm cả những vấn đề nhạy cảm như phong trào “Black Lives Matter” hay mua bán súng cùng nhiều loại vũ khí khác. Đa số những bài đăng này đều được tổ chức của Nga trả tiền quảng cáo để xuất hiện trên News Feed người dùng.

    Những người dùng phản ứng tích cực với quảng cáo đều nhận được gợi ý like các trang hoặc tham giao vào những nhóm do Nga điều hành. Khi ấy, các bài viết tự nhiên (không quảng cáo) sẽ tự động xuất hiện trên News Feed của họ nhiều hơn. Từ đó, họ có thể chia sẻ và lan truyền nội dung cho bạn bè cũng như những người dùng Facebook khác.

    Đây là một chiến thuật mang lại hiệu quả rất lớn cho các fanpage. Một số trang như “Blacktivists”, chuyên về nạn phân biệt chủng tộc, đã thu hút hơn 360.000 lượt thích, thậm chí còn vượt qua cả trang “Black Live Matter” chính.

    Dù không phải là công ty duy nhất đang phải đối mặt với vấn đề này nhưng đối với Facebook, nếu không có biện pháp xử lý thích đáng thì rất có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng bởi mức độ và tầm ảnh hưởng của Facebook hiện nay là rất lớn.

     Sai lệch thông tin trên Facebook sẽ gây ra hậu quả rất lớn.

    Sai lệch thông tin trên Facebook sẽ gây ra hậu quả rất lớn.

    Các điều khoản dịch vụ của Facebook luôn kiểm soát chặt chẽ về nội dung đăng tải và sẽ quyết định xem có nên xóa chúng hay không. Điều đó đã tạo nên chuẩn mực ứng xử trên mạng xã hội này, bao gồm cấm không được đăng tải ảnh khỏa thân hay các bài đăng có nội dung quá bạo lực. Tuy nhiên, nhiều người dùng sai lệch vẫn cố tình đi ngược lại với điều luật trên, và tình trạng này thật khó để kiểm soát.

    Cho đến nay, Facebook vẫn đang tập trung vào vấn đề nhận dạng và xác thực. Cụ thể, họ đã gỡ bỏ hàng trăm quảng cáo trên nhiều trang trong tháng vừa qua bởi các tổ chức của Nga điều hành các trang này không chịu tiết lộ danh tính cụ thể.

    Monika Bickert, người đứng đầu chính sách sản phẩm và chống khủng bố tại Facebook, cho biết: “Chúng tôi muốn mọi người có thể sử dụng Facebook để trò chuyện và chia sẻ về những câu chuyện thú vị chung trên thế giới, và tất nhiên sẽ luôn luôn tồn tại các ý kiến trái chiều trong bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, điều quan trọng là khi tranh luận, chúng ta luôn phải là chính mình và sử dụng đúng danh tính của mình”.

    Có vẻ những phát biểu đó cũng không có tác dụng gì nhiều khi Facebook đang buộc phải đối mặt với những tranh luận liên quan đến chính sách của mình không chỉ trong nước Mỹ. Tại Myanmar, Facebook đã gây ra cuộc chiến giữa chính phủ và một nhóm người Hồi giáo thiểu số bị bức hại - Rohingya. Những người này thường xuyên nhận được thông tin sai lệch bởi các bài đăng đến từ nhiều lãnh đạo hàng đầu của chính phủ. Facebook không chia sẻ nhiều về vấn đề này.

    Một trong những giải pháp Facebook đang thảo luận chính là sử dụng “danh sách trắng” và “danh sách đen”, trong đó các thuật toán sẽ quyết định ai sẽ được phép và không được phép đăng tải hoặc quảng cáo trên Facebook.

     Facebook muốn mọi người có thể chia sẻ và tranh luận một cách lành mạnh với nhau.

    Facebook muốn mọi người có thể chia sẻ và tranh luận một cách lành mạnh với nhau.

    Tuy nhiên, trong rất nhiều cuộc họp nội bộ tại trụ sở ở Menlo Park (California) và tại Washington, các nhân viên Facebook đã bày tỏ mối lo ngại của mình về giải pháp trên bởi nó có thể ảnh hưởng đến những nhà xuất bản cũng như nhiều nhà sản xuất nội dung chân chính khác.

    Một số người lại cho rằng hành động quá vội vàng có thể dẫn đến những tình huống trớ trêu như những người đấu tranh ủng hộ nhân quyền muốn sử dụng Facebook để biểu tình tại Syria sẽ phải tiết lộ danh tính của họ. Họ cũng lo rằng mọi nỗ lực để xóa bỏ các nội dung nhất định ở Mỹ cũng chỉ có thể hỗ trợ kiểm duyệt phần nào tại một số quốc gia khác mà thôi.

    Về mặt kỹ thuật, rất nhiều người hi vọng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp Facebook giải quyết được bài toán khó này. Nhưng công nghệ AI ngày nay vẫn chưa đủ mạnh để có thể đảm đương trọng trách đó.

    Sẽ không có gì ngạc nhiên khi Mark đề xuất giải pháp tăng gấp đôi quan niệm của cộng đồng. Ông cho rằng gắn củng cố mối quan hệ trên mạng xã hội sẽ dẫn đến những kết quả khả quan hơn bất chấp mọi người có tính cách và quan niệm khác nhau thế nào đi nữa.

     Mark Zuckerberg muốn củng cố hơn mối quan hệ của những người dùng mạng xã hội.

    Mark Zuckerberg muốn củng cố hơn mối quan hệ của những người dùng mạng xã hội.

    Mark chia sẻ: “Mỗi ngày, tôi đều tự nhắc mình rằng cuộc sống rất ngắn ngủi, tôi phải sống sao để có thể mang lại tầm ảnh hưởng tích cực nhất. Có những đêm tôi trằn trọc không biết những quyết định mình đưa ra có chính xác hay không. Những nghi ngờ như vậy sẽ không bao giờ biến mất dù bạn có là ai hay làm gì đi nữa. Nhưng bạn vẫn sẽ phải thức dậy vào ngày hôm sau và nỗ lực vì một thế giới tốt đẹp hơn”.

    Theo CNBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ