FBI thừa nhận rằng họ có thể truy cập vào đa số các thiết bị công nghệ được mã hóa

    Dink,  

    Anh Edward Snowden cũng đã nói rằng anh không tin vào việc FBI không có khả năng mở khóa thiết bị di động.

    Không như nhiều người nghĩ và đúng như một số ít người nghi ngờ, FBI có thể mở khóa và truy cập dữ liệu gần như mọi loại máy tính và điện thoại họ gặp trong quá trình điều tra. Đó là những gì ông Jim Baker, cố vấn pháp luật của Cục Điều tra này nói trong một cuộc họp.

    Trong năm tài chính 2016 (kéo dài từ 1/10/2015 tới 30/9/2016), FBI đã gặp 2.095 thiết bị di động được mã hóa trên tổng số 6.814 thiết bị họ thu về được trong quá trình điều tra. Thông tin trên được lấy từ cuộc họp mở về mã hóa và những khó khăn nó gây ra cho công cuộc điều tra của các nhà chức trách, cuộc họp diễn ra tại Thủ đô Washington vào cuối tuần vừa rồi.

    Ông Baker nói rằng dù 31% số thiết bị đều bị khóa (2.095/6.814 thiết bị), những nhà điều tra liên bang có thể giải mã được 1.210 trong số đó, 880 thiết bị còn lại vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu thêm.

    Đầu năm nay, một sự việc gây nhiều sự chú ý giữa FBI và Apple diễn ra xoay quanh vấn đề mở khóa thiết bị. FBI đã yêu cầu gã khổng lồ công nghệ này mở một chiếc iPhone thuộc về một tên khủng bố đã hạ sát 14 người hồi tháng 12 năm 2015 nhưng Apple từ chối.

    Lý lẽ của những nhà điều tra là việc mã hóa thiết bị đến mức không thể truy cập như vậy sẽ cản trở công việc của họ, khiến việc điều tra trở nên khó khăn hơn nhiều lần, thậm chí dẫn tới những vụ án không có lời giải. Rất nhiều trường hợp một thiết bị điện tử bị mã khóa là bằng chứng quan trọng nhưng FBI lại không thể tiếp cận được.

    Trái ngược với những gì mà FBI nói, anh Edward Snowden có bày tỏ rằng việc Cục Điều tra Liên bang không thể mở khóa được chiếc iPhone kia là sai, anh cho rằng họ hoàn toàn có thể làm được việc đó và kia chỉ là lý do họ đưa ra công chúng mà thôi.

    Những con số được đưa ra trong buổi họp này cho thấy rằng những mã hóa có thể mở được nhiều thế hệ điện thoại mới vẫn gặp khó khăn trong một số trường hợp, trước tới nay chúng ta vẫn sử dụng những mã hóa ấy để giải quyết rất nhiều vụ án”, theo lời ông Kevin Bankston, giám đốc Viện Công nghệ Mở thuộc Tổ chức New America.

    Người phát ngôn viên của FBI cũng đồng tình với những con số này. “885 hay 886 thiết bị không thể giải mã được có vẻ chính xác. Theo tôi nó không phải một con số vô nghĩa được nêu bừa lên”.

    Dù vậy, vẫn cần phải xem xét lại những con số mà ông Baker đưa ra này.

    Theo lời ông nói, đó là những thiết bị được gửi cho đội ngũ phản ứng và phân tích máy tính của FBI (CASR) và các phòng thí nghiệm máy tính pháp lý của từng vùng (RCFL), Thiết bị gửi về là những bằng chứng thu được của cảnh sát liên bang, cảnh sát địa phương và những nhà điều tra liên bang; chúng không bao gồm những thiết bị mà cảnh sát địa phương có thể tự xử lý được.

    Con số điện thoại không thể mã hóa trên có vẻ bao gồm cả điện thoại và máy tính xách tay, và chưa rõ rằng nó có bao gồm cả những máy bị hỏng hay không.

    Những con số trên vẫn nói lên rất nhiều, dù rằng FBI có thể bó tay với một số thiết bị, nhưng họ vẫn có thể mở đa số những bằng chứng điện tử bị mã khóa mà họ gặp phải trong quá trình điều tra. Tuy nhiên là họ nói gì thì ta biết vậy thôi, thực tình ta không thể chắc chắn được việc kĩ năng của các chuyên viên hàng đầu đến được mức độ nào.

    Tham khảo Motherboard

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ