Gặp gỡ "cha đẻ" thực sự của Neuralink, những người đã bán đứa con cưng của mình mà không biết người mua là Elon Musk

    Le Min Kop,  

    Điều gì ẩn chứa sau một cái tên? Neuralink trở nên nổi tiếng khi được tỷ phú Elon Musk “chống lưng” thay vì 2 ông chủ trước đây.

    Tuần trước, làng công nghệ ngất ngây trước thông tin Elon Musk đầu tư vào công ty giao diện máy não Neuralink. Đó là cái tên đầy hứa hẹn bổ sung vào bộ sưu tập của Musk, bên cạnh Tesla, SolarCity, SpaceX và Hyperloop.

    Elon Musk với kế hoạch táo bạo cùng Neuralink.
    Elon Musk với kế hoạch táo bạo cùng Neuralink.

    Trong khi tin tức về dự án táo bạo mang sức mạnh máy móc vào não người của Musk lan truyền trên khắp phương tiện truyền thông, một kỹ sư điện tử ở Ohio có tên Pedram Mohseni lại ngồi hồi tưởng về quá khứ đầy ý nghĩa cùng đứa con cưng “Neuralink”.

    Bởi vào tháng Giêng, ông đã đồng ý bán cái tên Neuralink cho đối tác mà không hề hay biết người mua nó là tỷ phú Elon Musk.

    Mohseni, giáo sư trường Đại học Case Western Reserve, cùng nhà khoa học Randolph Nudo thuộc Trung tâm Y tế Đại học Kansas, đã đăng ký tên thương hiệu “Neuralink” từ năm 2015 cho công ty khởi nghiệp của mình.

    Cả hai có thời gian dài nghiên cứu về công nghệ thần kinh và phát triển một thiết bị có thể giúp đỡ những người bị tổn thương não. Tuy nhiên, dự án gặp phải nhiều trở ngại nên khi một người lạ đến đề nghị Mohseni và Nudo nhượng lại tên công ty với mức giá hàng ngàn USD, họ đồng ý mà không biết đứng đằng sau thương vụ đó là Musk, doanh nhân sở hữu khối tài sản lên đến 14,7 tỷ USD (theo Forbes).

     Pedram Mohseni giáo sư trường Đại học Case Western Reserve

    Pedram Mohseni giáo sư trường Đại học Case Western Reserve

    Họ tiếp cận chúng tôi, rồi mọi người cùng ngồi vào bàn đàn phán. Và giờ, Elon Musk đã là người sở hữu hợp pháp Neuralink”, Mohseni chia sẻ.

    Thay vì cảm giác tiếc nuối, Mohseni lại tỏ ra thích thú. Cuối cùng, những ông lớn công nghệ đã chịu bỏ tiền ra đầu tư vào những ý tưởng táo bạo mà trước đây chỉ có số ít nhà thần kinh học dám theo đuổi tìm hiểu.

    Cùng với Musk còn có doanh nhân Johnson cũng đầu tư 100 triệu USD vào công ty Kernel để phát triển công nghệ liên quan tới não bộ.

    Tờ Wall Street Journal cho biết, công ty Neuralink sẽ phát triển các phương thức mới trong việc điều trị tổn thương não, nhưng mục đích xa hơn là hợp nhất trí thông minh con người với máy móc. Đó dường như nước đi đầy toan tính của Musk trước rủi ro mà ông thường nhắc đến về tốc độ phát triển của AI.

    Musk đăng trên Twitter rằng, thật khó để dành thời gian cho lĩnh vực công nghệ cao mạo hiểm nào khác, ngoại trừ xe điện và tên lửa vũ trụ, nhưng giờ sự tồn vong của con người đang lâm vào tình cảnh đáng báo động.

    Nhiều người suy đoán công nghệ khám phá trí não là để giữ cho loài người khỏi bị đe dọa trước AI, trong khi tuyên bố của Musk khi đầu tư Neuralink lại không như vậy. Rikky Muller, giáo sư tại Đại học California đánh giá, nghiên cứu điều trị bệnh và mục đích kết nối ý thức với máy tính không hẳn là không liên quan tới nhau. Bởi bất kỳ thứ gì được cấy vào cơ thể con người phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn của thiết bị y tế.

    nhà khoa học Randolph Nudo thuộc Trung tâm Y tế Đại học Kansas
    nhà khoa học Randolph Nudo thuộc Trung tâm Y tế Đại học Kansas

    Không ai hiểu điều này hơn Nudo và Mohseni. Trải nghiệm mà họ đã có với công ty khởi nghiệp Neuralink sẽ cho thấy những thách thức mà Musk phải đối mặt để kết nối não người với thiết bị điện tử.

    Từ năm 2011, kỹ sư sinh học Mohseni và chuyên gia về não Nudo bắt đầu nghiên cứu ý tưởng về chip não điện tử để điều trị chấn thương não. Ý tưởng của họ là: tái lập lại các kết nối bị lỗi bằng cách ghi lại các neuron ở một phần nào đó của não rồi chuyển dữ liệu sang. Đến năm 2013, họ thậm chí đã thành công với nguyên mẫu thực hiện trên chuột.

    Đó là những người nghĩ ra cái tên NeuraLink, nhưng việc kinh doanh của họ trở nên khó khăn. Bất kỳ thiết bị nào muốn đưa vào não phải đạt tiêu chuẩn khắt khe và cần ít nhất 200 triệu USD để phát triển, thử nghiệm.

    Dù Nudo và Mohseni đã đạt bước tiến đáng kể nhưng chưa chắc hệ thống giúp họ đi đến thành công như mong đợi. Hay giả như đưa ra được sản phẩm hoàn thiện, lấy đâu ra bệnh nhân đủ điều kiện tài chính áp dụng phương pháp điều trì này, vì thế việc thu hồi vốn dường như bất khả thi.

    Đó là vấn đề chung đối với các nhà phát triển thiết bị đọc não. “Vấn đề lớn đối với công nghệ neuron là dù sản phẩm đã đi vào thực tế thì rất khó có lợi nhuận”, Nudo đúc rút kinh nghiệm từ quá trình làm việc của mình.

    Cảm giác như giới đầu tư miễn cưỡng tham gia vào công nghệ về não, trừ khi có nguồn lợi mạnh mẽ nào đó. Công ty khởi nghiệp của chúng tôi có một cái tên nhưng không đi kèm sản phẩm hoàn thiện”.

    Giờ đây, Musk đang đứng ở đúng vị trí đó. Nhưng Mohseni tin tưởng, vị tỷ phú này có khả năng vượt qua được những trở ngại lớn nhất: “Ý tưởng trao đổi dữ liệu trong não của một người khỏe mạnh dường như hoang tưởng nhưng ông ấy (Musk) có uy tín và tầm nhìn để nghiêm túc bàn về việc đó. Như chúng tôi, vẫn phải nghiên cứu thêm để chứng minh tính khả thi của dự án trước khi muốn gọi vốn đầu tư. Nhưng với Musk thì điều đó không thành vấn đề”.

    Đại diện của tỷ phú Elon Musk không nhắc tới lý do tại sau họ muốn cái tên Neuralink, nhưng riêng Muhseni thì tin nó đáng giá từng xu. “Cái tên Neuralink lột tả hết những đặc tính về lĩnh vực neuron hiện nay”, ông khẳng định.

    Cũng có những cái tên thành công trong mảng nghiên cứu não giúp chữa trị bệnh nhân như Medtronic hay NeuroPace, nhưng số khác lại không may mắn như vậy. Nudo và Mohseni huy động nguồn tài chính từ quân đội Mỹ và nhóm cựu chiến binh bị bại liệt. Tuy nhiên, cả hai vẫn muốn huy động từ nhiều nguồn đầu tư khác để thúc đẩy ý tưởng theo hướng thương mại hóa.

    Bây giờ, họ đã bán Neuralink cho Musk và đang nghĩ tới cái tên mới. “Tôi không muốn tiết lộ cái tên đó. Bởi một ai đó có thể mua luôn thương hiệu trước khi chúng tôi xây dựng nên tên tuổi”, Nudo tỏ ra cảnh giác.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ