Giá rẻ hay chất âm? Bạn muốn cả 2, hãy thử chiếc earbud có giá "không tưởng" này

    Hải Tố,  

    Chỉ tương đương 5 bát phở - cái giá quá hời cho một chiếc tai nghe earbud !

    Với người chơi âm thanh, diễn đàn head-fi.org đã trở thành địa chỉ vô cùng quen thuộc - nơi họ có thể thảo luận, đánh giá và chia sẻ với nhau về những sản phẩm mới. Cách đây không lâu, chúng tôi từng giới thiệu với độc giả "cơn sốt" KZ (Knowledge-Zenith) nổi lên từ headfi - những chiếc tai nghe có giá chỉ từ 10-20 USD nhưng sở hữu chất âm đáng nể khi đặt cạnh các đối thủ trong phân khúc dưới 1 triệu đồng.

    Đúng là KZ rẻ thật, nhưng đã nhằm nhò gì so với anh bạn đồng hương Venture Electronics (VE) - hãng âm thanh cũng đến từ Trung Quốc đang "gây bão" trên head-fi với bộ đôi earbud VE Monk, VE Monk Plus cùng giá bán không thể tin nổi: 5 USD !

    Rẻ là một chuyện, còn mua được hay không lại là chuyện khác, đơn giản vì VE Monk và Monk Plus liên tục cháy hàng. Cuối cùng thì sau hơn 1 tháng chờ đợi, Monk Plus đã xuất hiện tại Việt nam với mức giá tham khảo 220.000 VNĐ (tại hệ thống cửa hàng Xuân Vũ Audio). Chỉ tương đương 5 bát phở (thêm quẩy trà), đây có phải là cái giá quá hời cho những fan hâm mộ của dòng tai nghe earbud?

     Với mức giá quá rẻ, chúng ta không thể mong đợi Monk Plus được đóng hộp đẹp mắt. Tai nghe và bộ phụ kiện đi kèm nằm gọn trong 1 chiếc túi đơn giản thế này.

    Với mức giá quá rẻ, chúng ta không thể mong đợi Monk Plus được đóng hộp đẹp mắt. Tai nghe và bộ phụ kiện đi kèm nằm gọn trong 1 chiếc túi đơn giản thế này.

     Ngoài chiếc tai nghe, chúng ta có 5 cặp bông earbud (4 thường 1 đục lỗ)

    Ngoài chiếc tai nghe, chúng ta có 5 cặp bông earbud (4 thường 1 đục lỗ)

     Nếu bạn nghĩ hàng tàu, giá rẻ thì chất lượng tồi - thì bạn đã nhầm. VE Monk Plus có chất lượng hoàn thiện tốt, chắc chắn, không nhựa thừa 1 cách rẻ tiền.

    Nếu bạn nghĩ hàng tàu, giá rẻ thì chất lượng tồi - thì bạn đã nhầm. VE Monk Plus có chất lượng hoàn thiện tốt, chắc chắn, không nhựa thừa 1 cách rẻ tiền.

     Housing trong suốt rất ấn tượng

    Housing trong suốt rất ấn tượng

     Đánh dấu trái, phải cùng tên sản phẩm rõ ràng

    Đánh dấu trái, phải cùng tên sản phẩm rõ ràng

     Kích thước củ loa vừa phải, đeo không cấn tai, nhẹ nhàng thoải mái.

    Kích thước củ loa vừa phải, đeo không cấn tai, nhẹ nhàng thoải mái.

     Khi đeo trên tai

    Khi đeo trên tai

     Dây dẫn cứng cáp, chắc chắc hơn nhiều mẫu tai giá rẻ khác.

    Dây dẫn cứng cáp, chắc chắc hơn nhiều mẫu tai giá rẻ khác.

     Jack chữ I

    Jack chữ I

    Thông số kỹ thuật:

    Driver: Dynamic

    Kích thước màng loa: 15.4 mm

    Dải tần số: 8Hz - 22500kHz

    Trở kháng :64 Ohm

    Độ nhạy : 112 dB

    Ngó qua thông số kĩ thuật, tôi khá bất ngờ khi VE nâng trở kháng Monk Plus lên tới 64 Ohm (phiên bản tiền nhiệm VE Monk chỉ là 32 Ohm). Tuy nhiên, với độ nhạy cao (112dB) cùng driver khủng (154mm), VE Monk Plus không quá "khó tính", dễ dàng phối ghép với đa dạng nguồn phát, cắm chay trên laptop, smartphone hay DAC/AMP.

    Song với cá nhân tôi, việc bỏ ra số tiền gấp 5-10 lần để đầu tư nguồn phát cho 1 chiếc tai nghe chỉ có giá 220.000 VNĐ là việc gì đó hơi ngược đời. Thật may là hiện tại tôi có sẵn Aune T1 SE cũng như combo ODAC O2 để kiểm chứng sự thay đổi của Monk Plus qua DAC/AMP cụ thể như thế nào?

    Chúng ta vẫn quen thuộc với câu nói "chất âm vượt tầm giá" khi dành lời khen cho một chiếc tai nghe giá rẻ. Dù hiệu năng của nó có tốt đến thế nào đi nữa, sẽ thật phi lý khi "nâng bi" VE Monk Plus bên cạnh những ông hoàng như Yuin PK1 hay Sennheiser MX985.

    Tôi muốn nhấn mạnh trong bài viết này, mọi đánh giá về thiết kế lẫn chất âm của Monk Plus đều cần gắn chặt với mức giá khoảng 200.000 đồng, nơi đối thủ của nó là MX270, Baldoor E100 hay những cái tên "gạo cội" như Philips SHE3800, Sony E808.

     VE Monk plus O2

    VE Monk plus O2

    Là một chiếc tai nghe earbud nhưng VE Monk Plus sở hữu âm bass chắc, khỏe, gọn gàng tuy lượng bass chỉ ở mức vừa phải. Dải mid không theo xu hướng ngọt ngào, nịnh tai như những anh bạn đến từ Yuin, Audio-Technica mà thiên về sự mộc mạc, tự nhiên và ấm nhẹ. Treble đánh tơi, thoáng đãng, chi tiết tốt mặc dù vẫn còn xuất hiện sib nhẹ ở những bản thu có chất lượng kém (như của Yao Si Ting hay Thùy Chi chẳng hạn).

    Âm trường vẫn luôn là điểm mạnh của earbud so với dòng in-ear và Monk Plus cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù không thể so sánh đựơc với những chiếc headphone tầm trung nhưng sự tách biệt giữa nhạc cụ và giọng hát trên một không gian rộng lớn thể hiện khá rõ ràng. Cảm giác đeo thoải mái, chất âm thoáng đãng nhẹ nhàng, nghe lâu không bị mệt tai - những fan earbud cũng chỉ mong có vậy mà thôi.

     Phối ghép cùng Aune T1 Special Edition

    Phối ghép cùng Aune T1 Special Edition

    Xét về sự đa năng, khó có thể nói rằng Ve Monk Plus đánh tạp tốt mọi thể loại nhạc, chiếc earbud này thực sự hợp với nhạc vàng, vocal, jazz và đâu đó là những bài nhạc pop nhẹ nhàng. Khi phối ghép với nguồn phát tốt hay DAC/AMP như Aune T1 SE, O2 thì Monk Plus thể hiện sự thay đổi khá rõ rệt ở cả 3 dải âm: bass lực, căng tròn, xuống sâu, mid mượt mà và treble thoáng đãng hơn.

    Tất cả những lời ngợi khen của tôi dành cho VE Monk Plus đến từ sự nhạc nhiên, pha lẫn thích thú mà chiếc tai nghe có giá "rẻ như bèo" này mang lại. Một trải nghiệm thú vị, khi chiếc earbud chỉ mua để cho vui, để chống cháy và để chứng minh những đồn đoán trên head-fi bỗng nhiên trở thành "kép chính" được sử dụng thường xuyên vì sự thoải mái cũng như chất âm nó mang lại.

    5 bát phở - quả là một cái giá quá hời cho chiếc earbud này!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày