Hàn Quốc chia 2 nửa vì án tù của "Thái tử Samsung"

    Dink,  

    Những cống hiến của tập đoàn Samsung có lẽ sẽ là không đủ để ân xá cho vụ việc mang tính chất cực kì nghiêm trọng này.

    Từ lâu, thế lực khổng lồ mang tên Samsung đã chia ý kiến quần chúng Hàn Quốc thành nhiều phần. Và một lần nữa, những ý kiến trái chiều lại vang lên khi người thừa kế tập đoàn này đang đứng trước cáo buộc hối lộ, mà hệ quả của nó có thể là 5 năm ngồi tù.

    “Thái tử” Jay Y. Lee, cháu trai của người gây dựng nên công ty Samsung, vẫn tuyên bố mình vô tội trước phiên tòa được mở trong tháng này. Bên nguyên – những người khởi tố sẽ nỗ lực hối thúc thông qua bản án yêu cầu cầm tù thái tử Lee lên tới 12 năm, và bản án ấy đã nhận được sự ủng hộ từ vô số các nhà chính trị, những nhà phê bình gửi tới “chaebol” lớn nhất Hàn Quốc này.

     “Thái tử” Jay Y. Lee.

    “Thái tử” Jay Y. Lee.

    Vụ án lớn này đã lôi kéo được vô vàn ý kiến dư luận, giấy mực báo và nhiều ý kiến trái chiều từ khi lời tuyên án được chính thức đưa ra – 5 năm tù cho người đã tạo ra scandal “hạ bệ” một vị Tổng thống – bà Park Geun-hye. Giữa vô vàn ý kiến trái chiều, khi mà có những người oán giận gã khổng lồ thống trị thị trường, lại có những người ủng hộ và cảm kích với những gì Samsung đã làm cho nền kinh tế đất nước: hai luồng ý kiến ấy khiến vụ án của Thái tử Lee trở nên phức tạp hơn người ta tưởng.

    “Lời tuyên án này quá thiếu sức mạnh”, luật sư Park Ju-min và cũng là người làm luật cùng đương kim tổng thống Moon Jae-in cho hay.

    Ông Lee bị buộc tội với toàn bộ 5 tội danh mà tòa đưa ra, và đáng chú ý nhất là việc ông đã “ngầm” hối lộ đương kim Tổng thống lúc bấy giờ, bà Park Geun-hye để bản thân Lee cũng như sự nghiệp của Samsung thành công dễ dàng hơn. Số tiền hối lộ bao gồm việc sử dụng tiền của công ty để mua một con ngựa trị giá 800.000 USD cho con gái của Choi Soon-sil, một người đàn bà có tiếng nói trong Chính phủ nhưng cũng nhiều tai tiếng.

    Những luật sư bào chữa cho ông Lee lý luận rằng những đóng góp của thân chủ mình đều là những hành động theo lời yêu cầu của Tổng thống Park, nhằm cải thiện ngành đua ngựa nước nhà chứ không hề có mục đích “nhờ vả”, đưa tầm ảnh hưởng của đồ điện tử Samsung ra xa hơn nữa. Vụ kiện cáo này đã tạo ra một làn sóng quan tâm lớn chưa từng thấy, xét tới bản chất “nghiêm trọng chưa từng thấy” của nó, thì cũng không có gì lạ lắm.

    Đúng là có vô vàn sức ép chính trị cũng như xã hội trong phiên tòa xét xử này”, Khang Hyo-shang, người phát ngôn của Đảng Cộng hòa Hàn Quốc phát biểu trong một tin nhắn. “Điều này không được lặp lại tại buổi kháng án. Những sự thật phải được tách ra độc lập và làm rõ để đảm bảo rằng phiên tòa không bất công”.

    Bản tuyên án ông Lee dựa theo những quy chuẩn của việc xét xử chaebol. Hiện cả hai bên đều đã gửi bản tuyên án lên Tòa án Tối cao Seoul, nhưng hiện tại tòa vẫn chưa có những văn bản cụ thể và chi tiết trước vụ việc này.

    Ông Lee đang không có nhiều lợi thế, tuy nhiên vụ án vẫn chưa có quyết định cuối cùng từ tòa rằng những chứng cứ được đưa ra có đủ để buộc tội hối lộ hay không”, luật sư Paek Sung-moon, người đã theo vụ án này từ đầu cho hay. “Cho tới giờ, bên buộc tội đã nắm trong tay một nửa chiến thắng”.

    Tuy vậy, bản tuyên án này vẫn làm nhiều người dân đất nước Hàn Quốc ngạc nhiên: họ đã quá quen với việc nhìn những “ông trùm” đầy quyền lực này thoát án, với bản án chỉ dứng lại ở mức “tù treo” cho các tội danh từ hối lộ cho tới hành hung. Trong số đó, bao gồm cả cha của “thái tử” Lee, chủ tịch Samsung Lee Kun-hee, người đã không phải ngồi tù dù đã bị kết tội biển thủ và trốn thuế. Ông đã nhận được lệnh ân xá từ Tổng thống.

     Ông Lee Kun-hee được ân xá vào 29 tháng 12 năm 2009.

    Ông Lee Kun-hee được ân xá vào 29 tháng 12 năm 2009.

    Vụ kiện cáo lùm xùm này đã khiến Tổng thống Park phải rời ghế, và đương kim Tổng thống Moon đã hứa hẹn rằng ông sẽ kiểm soát những chaebol chặt chẽ hơn. Điều đó khiến cho một lệnh ân xá nữa sẽ khó có thể được ban hành. Dù thế, bản án 5 năm dường như vẫn quá ngắn với nhiều người. Thành viên cơ quan luật pháp Park Ju-min nói rằng bản án 5 năm hoàn toàn có thể bị giảm xuống 3 năm, và từ đó thì việc ban hành một bản án treo sẽ chẳng khó khăn gì.

    Chắc chắn vụ kiện này sẽ ảnh hưởng tới Samsung. Hiện tại công ty này đang đà phát triển rực rỡ, nhưng đồng thời họ cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt từ Trung Quốc và Apple.

    Tờ báo lớn Chosun Ilbo của Hàn Quốc lo sợ rằng những đối thủ khác sẽ lợi dụng cơ hội này để soán ngôi Samsung. Họ đứng về phía thái tử Lee, và chỉ ra những khó khăn mà ông cũng như Samsung phải đối mặt, với chính phủ cũng như với những khoản hối lộ.

    “Một công ty sẽ nhận lại những điều không hay nếu như họ từ chối yêu cầu từ phía Tổng thống, và rồi họ chắc chắn sẽ bị trừng phạt bởi pháp luật nếu như chấp nhận những yêu cầu ấy”, tờ báo nói. Họ nhận định rằng đó chính là tính chất của nền “chính trị Hàn Quốc”.

    Bản thân Samsung có mặt ở khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực và bán đủ các thứ hàng hóa: họ bán bảo hiểm, buôn tàu biển, thiết bị y tế, linh kiện điện tử và có lẽ nổi tiếng nhất là điện thoại thông minh và TV. Họ là tượng đài lớn trong nền kinh tế Hàn Quốc, giúp đỡ đất nước này phát triển vượt bậc trong những lĩnh vực nhất định. Người ta cho rằng, quá khứ huy hoàng ấy có thể giúp ông Lee có được sự ủng hộ từ phía cộng đồng.

    Tuy nhiên, chính cộng đồng nhiều thành phần ấy cũng là mối lo ngại với chính phủ Hàn Quốc: không phải ai cũng hậu thuẫn ông Lee với những khoản hối lộ. Nếu như “thái tử Lee” thoát tội – hay chỉ hưởng một bản án treo, thì chính phủ Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với làn sóng dư luận mạnh mẽ chưa từng có, từ một scandal có lẽ là lớn nhất tại đất nước này.

    Tham khảo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ