Hiện tượng thời tiết kỳ lạ vừa xảy ra tại California: sông khí quyển

    Dink,  

    Hiện tượng thời tiết cực đoan 5-tới-7-lần-một-năm này đang diễn ra liên tục tại California chỉ nội trong một mùa đông.

    Tháng Hai này, chỉ trong vòng có một tuần, tỉ lệ diện tích tại California vẫn còn chịu cảnh hạn hán đã giảm tới 22%. Đó là do nơi đây đang trải qua mùa đông nhiều mưa nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây, đợt lạnh này đã gây ra những cơn mưa lớn nhất mà lịch sử từng được ghi lại, dội xuống khắp các vùng miền bang này.

    Các nhà nghiên cứu khí tượng học và nghiên cứu thời tiết đã tìm ra liên kết kết nối được những cơn mưa lớn tới mức cực đoan này với một hiện tượng thời tiết kì lạ mang tên “sông khí quyển – atmospheric river”. Đó là những vùng hẹp có độ ẩm rất cao trong bầu khí quyển, có thể chứa lượng nước nhiều hơn sông Mississipi tới 15 lần.

    Sông khí quyển không phải là một cái tên đầy hoa mỹ mà các nhà khoa học đặt cho việc mưa, đó là hiện tượng dòng khí ẩm chuyển mình một cách mạnh mẽ và độc nhất, xuyên qua bầu khí quyển của Trái Đất. Những chùm khí ẩm này có thể rộng tới 400 cho tới 600 km, đã được cho là thủ phạm gây ra toàn bộ 7 trận lụt lịch sử của Sông Russian tại California trong khoảng thời gian từ năm 1996 cho tới năm 2007, và có lẽ đã đóng góp “công sức” của mình và sự kiện thảm họa mưa băng tuyết Snowmageddon đã phủ kín Bờ Đông nước Mỹ hồi năm 2010.

    Toàn bộ 10 trận lụt kinh hoàng nhất nước Anh kể từ những năm 1970 cũng được cho là do sông khí quyển gây ra, và cuối năm ngoái, người ta đã móc nối sự kiện thời tiết kì lạ này với việc gần 100% sò hoang dã tại phía Bắc của Vịnh San Francisco biến mất một cách bí ẩn.

    Một đội ngũ các nhà khoa học được dẫn dắt bởi Duane Waliser, một nhà khoa học về khí quyển tại NASA đã tìm ra rằng con sông khí quyển khổng lồ kia là nguyên nhân gây ra 75% những cơn giông lớn và các cơn mưa lớn dọc bờ biển trên toàn thế giới. Chúng cũng là thủ phạm gây nên nửa số các cơn giông lớn được ghi nhận trong suốt 2 thập kỷ qua.

     Sông khí quyển tấn công Tây Âu hồi năm 2015.

    Sông khí quyển "tấn công" Tây Âu hồi năm 2015.

    Đội ngũ nghiên cứu cho rằng chúng có liên quan tới 65% lượng mưa cực đoan và những trận bão tuyết lớn tại phía Tây nước Mỹ. Những cơn lũ lớn (80% số các cơn lũ) tại California có lẽ đều do con sông khí quyển khổng lồ ấy gây nên.

    Hiện tượng này có vẻ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, với những cảnh báo lũ ảnh hưởng tới 14 triệu người dân sống tại California vẫn còn hiệu lực cho tới cuối tuần này.

    Ủy ban Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ NWS thông báo rằng những cơn bão lớn sắp tới có thể sẽ khiến những khu vực chưa bao giờ mưa lũ trong vòng nhiều thập kỷ nay có thể ngập lụt nặng nề, và người dân sinh sống tại khu vực phía Bắc bang California cần phải sẵn sàng sơ tán trong vòng 15 phút kể từ thời điểm phương tiện truyền thông bắt đầu đưa ra cảnh báo.

    Mùa đông này đã có rất nhiều biến động, và chủ yếu là do sông khí quyển gây ra”, Jeff Zimmerman từ NWS, người không tham gia đội ngũ nghiên cứu của NASA cho hay. “Có lẽ ta sẽ phải đón nhận 10 đợt sông khí quyển tràn qua như thế hoặc nhiều hơn ... nội trong mùa đông này”.

     Sông khí quyển tràn qua bang California, có thể sẽ tiếp tục kèm theo mưa lớn.

    Sông khí quyển tràn qua bang California, có thể sẽ tiếp tục kèm theo mưa lớn.

    Thông thường, trong vòng một năm, sông khí quyển chỉ xuất hiện và gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan khoảng 5 cho tới 7 lần. Waliser và đội ngũ của ông đã đo đạc sự ảnh hưởng của hiện tượng sông khí quyển bằng cách phân tích dữ liệu thu được từ các cơn bão toàn cầu và một số khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng trong hơn một thập kỷ vừa qua.

    Họ tập trung vào nghiên cứu 2% số cơn bão có gió mạnh nhất, và phát hiện ra rằng “sông khí quyển thường là tác nhân của 30%, thậm chí 50% số lượng bão lớn mà chúng tôi phân tích”.

    Vẫn chưa dừng lại ở đó, ta vẫn còn lý do để mà lo lắng hơn khi mà những cơn gió được tạo ra bởi các con sông khí quyển có tốc độ gấp đôi những cơn bão thông thường. Những cơn gió mạnh tàn bạo ấy cuối cùng cũng đã làm bật gốc cây tùng 1.000 năm tuổi tại California, sự kiện này mới chỉ xảy ra hồi cuối tháng Giêng vừa rồi.

     Pioneer Cabin Tree 1.000 năm tuổi vừa bị đánh bật gốc hồi tháng Giêng vừa rồi.

    Pioneer Cabin Tree 1.000 năm tuổi vừa bị đánh bật gốc hồi tháng Giêng vừa rồi.

    Những con sông khí quyển kia không chỉ gây ra thảm họa lũ lụt trên diện rộng, mà chúng còn tạo ra những cơn gió giật cực mạnh, gây ảnh hưởng nặng nề tới những khu vực phải gánh chịu”, ông Waliser nói.

    Mặc dù sông khí quyển là hiện tượng thời tiết tự nhiên, nhưng việc khí hậu Trái Đất thay đổi được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến cho những hậu quả mà sông khí quyển gây ra ngày một nặng nề: tỉ lệ bốc hơi nước đang ngày một cao và sức chứa nước của khí quyển cũng ngày một tăng.

    Bang California vừa phải chịu hạn hán mà vừa phải chịu những cơn mưa lũ lớn kỷ lục trong lịch sử, quả là không có gì tồi tệ hơn. Thực ra vẫn có thể tệ hơn, khi mà các nhà khoa học nói rằng những hiện tượng cực đoan này là một dấu hiệu cho một hiện tượng có thể là tồi tệ hơn sắp xảy đến.

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ