Hình ảnh bên trong lò phản ứng số 2 tại Chernobyl trước khi nơi này trở thành một trang trại điện mặt trời

    Nguyễn Hải,  

    Chernobyl, nơi từng là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới, sẽ sản xuất điện trở lại, nhưng sạch và an toàn hơn nhiều so với trước đây.

    Vào tháng Tư năm 1986, thảm họa hạt nhân tại Chernobyl đã tàn phá một vùng rộng lớn ở phía bắc Ukraine. Thành phố của những người công nhân tại Pripyat đã phải sơ tán, biến nó thành một trong những thị trấn ma lớn nhất thế giới – trong khi hàng chục ngôi làng quanh nhà máy hạt nhân cũng bị bỏ hoang trong tình trạng tương tự, vì bức xạ làm ô nhiễm đất, không khí và nguồn nước. Tuy nhiên, tại trung tâm của khu vực cách ly (Exclusion Zone), bản thân nhà máy lại là một trung tâm đang hoạt động.

    Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (NPP: Nuclear Power Plant) vẫn sản xuất điện năng trong suốt 14 năm sau sự cố tại lò Phản ứng số 4. Được hồi sinh sau thảm họa, giữa đống đổ nát và rò rỉ phóng xạ, sẽ an toàn hơn nếu sử dụng tiếp các thanh nhiên liệu còn sót lại, thay vì cố gắng loại bỏ chúng.

     Toàn cảnh 4 lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

    Toàn cảnh 4 lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

    Vì vậy, Lò phản ứng số 2 đã không bị đóng cửa cho đến sau vụ cháy năm 1991, đến năm 1996, lò phản ứng số 1 cũng đóng cửa tiếp. Lò phản ứng số 3 tiếp tục được sử dụng đến tháng Mười Hai năm 2000, và kể từ khi đó, Chernobyl chính thức không sản xuất ra điện nữa – cho đến tận bây giờ.

    Dự án Solar Chernobyl giữa Ukraine và Đức đang chuẩn bị ra mắt một trang trại năng lượng mặt trời ngay bên cạnh các lò phản ứng Chernobyl. Một phần của trang trại đã hoạt động từ đầu năm 2018. 3.800 tấm pin quang điện với công suất lắp đặt 1 Megawatt sẽ có khả năng cung cấp điện cho khoảng 2.000 hộ gia đình. Việc lắp đặt 99 Megawatt tiếp theo đã được dự định phát triển trong tương lai, và dự án với chi phí xây dựng một triệu Euro cho đến nay, được kỳ vọng sẽ hoàn vốn trong vòng 7 năm tới.

     Tòa nhà chưa hoàn thiện của Lò phản ứng số 5, nay đã bị bỏ hoang.

    Tòa nhà chưa hoàn thiện của Lò phản ứng số 5, nay đã bị bỏ hoang.

    Hiện Ukraine đang có 12 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động, nhưng họ cũng không xa lạ gì với điện mặt trời. Họ cho biết rằng Solar Chernobyl là trang trại điện mặt trời đầu tiên của quốc gia này, nhưng trên thực tế, đó là hệ thống thứ tư như vậy được lắp đặt ở lãnh thổ Ukraine.

    Hai trang trại điện mặt trời trước đó Okhotnykovo và Perovo ở Crimea, đều đã được đưa vào hoạt động từ năm 2011 – tạo ra tương ứng 82 và 100 Megawatt. Một công viên mặt trời thứ ba đã được đưa vào hoạt động từ năm 2012, Starokozache Solar Park với công suất 42 MW ở gần Odessa phía nam Ukraine.

    Sau khi vùng Crimea sáp nhập vào Nga, Ukraine mất hai trang trại điện mặt trời lớn nhất của mình. Không những thế, sau khi đường ống cung cấp khí tự nhiên từ Nga bị cắt, các tấm pin mặt trời ở Chernobyl, dù công suất vẫn nhỏ hơn nhiều so với con số 1.000MW của nhà máy điện hạt nhân, là một bước đi đáng hoan nghênh theo hướng gia tăng sự độc lập về năng lượng.

    Đối với bản thân nhà máy Chernobyl, dự án cho thấy một sự phát triển đáng hoan nghênh khác: đầu tư tài chính.

    Chi phí lớn nhất cho nhà máy là việc xử lý bức xạ còn sót lại trong lò phản ứng số 4. Vào tháng Mười năm 2017, dự án New Safe Confinement, một mái vòm ngăn phóng xạ khổng lồ được đặt lên trên nóc lò phản ứng, với kinh phí lên tới 1,5 tỷ Euro (1,8 tỷ USD). Do một liên doanh của Pháp xây dựng, cấu trúc này được gắn kín và có các cần cẩu điều khiển từ xa để tháo dỡ lò phản ứng từ bên trong.

     Mái vòm ngăn phóng xạ được lắp trùm lên Lò phản ứng số 4 tại Chernobyl.

    Mái vòm ngăn phóng xạ được lắp trùm lên Lò phản ứng số 4 tại Chernobyl.

    Một cơ sở lưu trữ chất thải phóng xạ mới đã được xây dựng gần đó, có khả năng chứa đến 75.000 mét khối vật liệu độc hại một cách an toàn dưới lòng đất. Trong khi Lò phản ứng số 4 nhận được nhiều sự chú ý và đầu tư từ quốc tế, Ukraine vẫn phải tự mình ngừng hoạt động các lò phản ứng số 1, số 2 và số 3.

     Chiếc xe buýt chở nhân viên tới cổng nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

    Chiếc xe buýt chở nhân viên tới cổng nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

    Trong lò phản ứng số 2, các nhà khoa học và nhân viên khác khoác lên mình bộ quần áo bảo hộ màu trắng bước đi nhanh chóng qua lối đi bên trong với kiến trúc của những năm 1970 cũ kĩ. Nó được gọi là Hành lang Vàng, để dẫn tới phòng điều khiển lò phản ứng và từ đó đến lõi, được trang trí với các tấm kim loại được khắc rãnh và các viên gạch lát sàn loại cổ.

     Lối xuống Hành Lang Vàng của Lò phản ứng số 2.

    Lối xuống Hành Lang Vàng của Lò phản ứng số 2.

     Cửa kiểm tra an ninh trên Hành Lang Vàng.

    Cửa kiểm tra an ninh trên Hành Lang Vàng.

    Khi nhiệt độ tụt xuống quanh mức âm 12oC, phần nội thất không được sưởi ấm của Lò phản ứng số 2 gần như ở mức đóng băng. Quần áo bảo hộ được cung cấp nhưng khách thăm quan phải run rẩy bước sang phòng kế tiếp trong tình trạng bán khỏa thân để nhận được quần áo cotton, găng tay, dép và mặt nạ.

     Quần áo bảo hộ, giầy, găng tay và mặt nạ được phát cho khách thăm quan trên đường vào.

    Quần áo bảo hộ, giầy, găng tay và mặt nạ được phát cho khách thăm quan trên đường vào.

    Lát sau trong khu Hành lang Vàng, một công nhân vượt qua nhóm tham quan. Bên ngoài chiếc áo pijama màu trắng là áo khoắc màu xanh dầy, với các chữ viết tắt của nhà máy in ở sau lưng: “ЧАЕС.”

     Bức tường và sàn gạch bên trong lò phản ứng số 2.

    Bức tường và sàn gạch bên trong lò phản ứng số 2.

    Ở đây quá lạnh,” Anton Povar, hướng dẫn viên cho các đoàn khách chính thức và các nhóm du lịch riêng lẻ. Một đội ngũ kỹ sư, các thanh tra và các nhà báo thường xuyên đến thăm các lò phản ứng, và đôi khi khách thăm quan cũng phải trả thêm một khoản phụ phí cho chuyến đi của mình.

     Một hướng dẫn viên của nhà máy đón mọi người vào trong sảnh lò phản ứng.

    Một hướng dẫn viên của nhà máy đón mọi người vào trong sảnh lò phản ứng.

    Dường như không có phần tiền nào trong số này được đầu tư trở lại vào nhà máy, cũng như cả công nhân và khách thăm quan. “Chúng tôi không có đủ bộ tản nhiệt.” Povar cho biết. “Thậm chí chúng tôi còn không có đủ áo khoác mùa đông cho mọi người.”

     Lò phản ứng số 2 đã đóng cửa vào năm 1991, nhưng quá trình tháo dỡ nó phải mất đến 65 năm.

    Lò phản ứng số 2 đã đóng cửa vào năm 1991, nhưng quá trình tháo dỡ nó phải mất đến 65 năm.

    Sau khi thực hiện một chuyến thăm quan phòng điều khiển Lò phản ứng số 2, Anton dẫn cả đoàn tới lối lên một cầu thang đen tới buồng lò phản ứng.

     Một hành khách đang khám phá nơi từng là phòng điều khiển của lò phản ứng.

    Một hành khách đang khám phá nơi từng là phòng điều khiển của lò phản ứng.

    Quyết định cho các công ty điện mặt trời thuê đất tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã mang lại nguồn doanh thu mới có giá trị cho dự án dỡ bỏ điện hạt nhân đang phải ngừng lại do thiếu kinh phí.

     Các công tắc, nút bấm và bảng điều khiển, ... một vài trong số chúng vẫn lóe sáng lên.

    Các công tắc, nút bấm và bảng điều khiển, ... một vài trong số chúng vẫn lóe sáng lên.

    Kế hoạch ban đầu cho khu vực Chernobyl là xây dựng một khối 12 lò phản ứng hạt nhân, ở vị trí cách thủ đô Ukraine 80 dặm về phía bắc. Tại thời điểm xảy ra sự cố vào năm 1986, các lò phản ứng từ 1 đến 4 đã sẵn sàng đi vào sử dụng, trong khi các lò phản ứng số 5 và 6 mới hoàn thành một nửa.

    Một mảnh đất đã được chuẩn bị để cho lò phản ứng số 7 và số 8, và ngày nay nhà máy điện này vẫn kiểm soát vùng đất được thiết kế dành cho cụm 12 lò phản ứng. Kết hợp với các trạm biến áp điện vẫn còn nguyên vẹn của Chernobyl, có khả năng xử lý và điều hướng lượng điện năng đầu ra khổng lồ, việc lắp đặt trang trại điện mặt trời ở khu vực là điều rất có ý nghĩa.

    Cho dù vậy, ngay cả khi có được số tiền thuê đất này, các nguồn thu nhập khác của nhà máy cũng đang giảm dần. “Năm 2016, nhà máy điện đã đón 6.000 khách thăm quan.” Anton cho biết. “Năm ngoái, con số này giảm xuống chỉ còn 4.500.”

    Trong khi các thị trấn ma của Chernobyl đang ngày càng thu hút khách thăm quan sau mỗi năm, khu nhà máy điện dường như lại không thể tận dụng được con số này. Hiện tại, phần lớn thời gian của Anton Povar dành cho việc đưa các đoàn phóng viên nước ngoài xuống Hành lang Vàng.

    Đối với tôi, các phóng viên là tệ nhất.” Anh thở dài. “Tất cả bọn họ đều muốn tìm thấy điều gì đó giật gân để viết về nó, nhưng chúng tôi chỉ là một nhà máy điện đã ngừng hoạt động … ở đây chẳng có gì giật gân cho họ cả.”

    Tham khảo Atlasobscura

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ