Hộp sọ của T-Rex cứng tới mức chính chúng cũng không thể cắn vỡ được

    Đức Khương,  

    T-Rex sở hữu lực cắn vô cùng khủng khiếp, gấp hàng vạn lần so với con người, chúng được cho là có thể nghiền nát được mọi thứ, chỉ trừ chính hộp sọ của đồng loại.

    Với tên khoa học Tyrannosaurus Rex, chúng có lực cắn mạnh nhất so với bất kì loài động vật sinh sống trên trái đất mà con người từng được biết tới, một vết cắn của T-Rex mạnh gấp mười lần cá sấu châu Mỹ ngày nay và tạo ra một lực có trọng lượng lên tới 6 tấn - tương đương với trọng lượng trung bình của một con voi đồng cỏ Châu Phi.

    Nhà khảo cổ học Karl Bates đã đưa ra công bố đó sau khi tiến hành nghiên cứu mô phỏng tái tạo xương, cử động hàm và sức mạng cơ bắp của loài T-Rex thông qua video 3D mô phỏng.

    Theo đó một con T-Rex trưởng thành sẽ sở hữu lực cắn từ 35.000 tới 57.000 lực Newtons, tức là lớn hơn gấp vạn lần so với con người.

    Hộp sọ của T-Rex cứng tới mức chính chúng cũng không thể cắn vỡ được - Ảnh 1.

    Một con khủng long Tyrannosaurus rex (T-Rex) trưởng thành có lực cắn lên đến 6 tấn, tương đương với sức nặng của 13 cây đàn piano Steinway Model D hay một con voi đồng cỏ Châu Phi trưởng thành, đây là loài động vật trên cạn có lực cắn lớn nhất mà con người biết tới từ trước cho tới nay.

    Với lực cắn có sức nặng kinh khủng như vậy, chúng dễ dàng nghiền nát hộp sọ của bất kì con mồi nào trong tầm ngắm của chúng, nhưng điều khiến các nhà cổ sinh vật học hết sức bối rối đó là chúng không thể nghiền nát được hộp sọ của chính giống loài của mình.

    Theo nghiên cứu mới của Đại học Missouri, lời giải cho bí ẩn đó đến từ sự gắn kết hộ sọ của T-Rex khiên cho chúng trở nên vô cùng cứng.

    Hộp sọ của T-Rex cứng tới mức chính chúng cũng không thể cắn vỡ được - Ảnh 2.

    Các nhà nghiên cứu phát hiện những khớp nối và dây chằng giữ cho hộp sọ T-Rex ổn định trong khi chịu lực cắn nghiền nát xương.

    "Khi bạn tác động một lực lớn vào một vật, sẽ có sự tác động qua lại giữa chuyển động và sự cân bằng", phó giáo sư Cassie Holliday cho biết.

    "Chim và thằn lằn có nhiều chuyển động hơn nhưng kém ổn định hơn. Khi chúng tôi áp dụng các chuyển động riêng lẻ của chúng vào hộp sọ T-Rex, chúng tôi thấy rằng hộp sọ của chúng không lắc như như cách của hộp sọ loài thằn lằn và chim vẫn làm, điều này cho thấy rằng hộp sọ của T-Rex đòi hỏi phải có độ cứng cao hơn".

    Hộp sọ của T-Rex cứng tới mức chính chúng cũng không thể cắn vỡ được - Ảnh 3.

    Những chiếc răng dài hình nón tạo ra áp lực cắn bằng 30.300kg/cm vuông, khiến xương con mồi vỡ ra thành từng mảnh. Khả năng nghiền nát xương con mồi giúp khủng long bạo chúa có lợi thế hơn nhiều loài khủng long ăn thịt khác sống vào cùng thời điểm. Chúng cũng có khả năng ăn xác chết của những con khủng long lớn để lấy dinh dưỡng.

    Theo cách này, nhóm nghiên cứu cho biết, hộp sọ của T-Rex cứng như của linh cẩu và cá sấu. Các nhà nghiên cứu trước đây có thể đã bỏ lỡ đặc điểm quan trọng này khi chỉ xem xét nghiên cứu tập trung vào hệ thống xương, mà bỏ qua những hệ thống kết nối khác như cơ và dây chằng, đây mới là những hệ thống giúp xương có thể chuyển động và tương tác với nhau.

    Các nhà cổ sinh vật học đã sử dụng kết hợp phân tích giải phẫu và kỹ thuật hình ảnh 3D, với thông số từ hai loài động vật có họ hàng xa với T-Rex là loài vẹt và tắc kè, nhóm nghiên cứu đã tạo lại mô hình hộp sọ, tái tạo mô phỏng hoạt động của hộp sọ và hệ thống cơ và dây chằng của T-rex khi nhai.

    Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện mới của họ cũng có thể giúp đánh giá các nghiên cứu về hàm và cơ ở người cũng như các động vật khác.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ