10 thiết kế không gian sống trên Sao Hỏa siêu ấn tượng

    Quyên Nguyễn,  

    Trong vòng 15 năm tới rất có thể con người sẽ chuyển tới sống trên Sao Hỏa trong những "ngôi nhà" này.

    Với cường độ bức xạ mặt trời dữ dội cùng nhiệt độ lạnh cóng như băng, Sao Hỏa chắc chắn sẽ không phải là “thiên đường hạ giới mới” của nhân loại.

    Chủ Nhật tuần trước, Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ NASA đã công bố mẫu thiết kế giành giải nhất tại cuộc thi 3D-printed Habitat Challenge (tạm dịch: Thử thách không gian sống 3D). Đây là cuộc tranh tài giữa những thiết kế nhà ở mang tính giả lập nhằm chống chọi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt trên Sao Hỏa.

    Đội chiến thắng với thiết kế nhà hình tam giác được xây dựng hoàn toàn từ băng đã mang về giải thưởng trị giá 25 nghìn USD. Tuy vậy, 29 thiết kế khác cũng đã đem đến cuộc thi những ý tưởng khá hấp dẫn. Có những đội dùng robot để xây dựng, một vài đội khác thiết kế nhà nằm sâu dưới lòng đất, cá biệt có đội còn sử dụng nhiệt hạch lạnh để cấp nguồn năng lượng.

    Tuy nhiên, chỉ có một vài phương án thực sự mang tính khả thi và có thể giúp con người sinh sống được trên hành tinh đỏ trong 15 năm tới- một trong những mục tiêu hàng đầu của NASA hiện nay. Dù vậy, NASA cũng nhấn mạnh rằng đây là một mục tiêu dài hơi và khó nhằn.

    Dưới đây là 10 thiết kế ấn tượng nhất trong cuộc thi vừa qua:

    Đội Rustem Baishev – Họ sử dụng một con bọ robot khổng lồ có tên “Máy đùn" nhằm khai thác sỏi trên Sao Hỏa để xây dựng một mái vòm có vỏ chắn bức xạ, với tạo hình xoắn ốc mang ý nghĩa sự tăng trưởng vô hạn.


    Đội Redworks Habitat – Các nhà ở đa cấp nằm sâu dưới lòng đất được lấy cảm hứng dựa trên những căn phòng trong nhà hầm cổ xưa nhằm tạo ra một hệ thống có thể thích ứng với địa chất trên Sao Hỏa.


    Đội GAMMA – Những robot bán tự động sẽ nhảy dù xuống Sao Hỏa và biến đổi địa hình để lắp ráp những công trình kiến trúc 12 mặt được bao phủ bởi sỏi Sao Hỏa, lớp sỏi này đóng vai trò hàng rào bao vệ ngăn bức xạ.


    Đội ICE HOUSE – Một chiếc vỏ được tạo nên bởi hàng ngàn lớp băng sẽ bao bọc lấy khu vực sinh hoạt và nhà kính thủy canh. Do nhiệt độ trung bình trên Sao Hỏa lên tới âm 67 độ nên chiếc vỏ băng này sẽ không thể tan chảy. Đây cũng chính là thiết kế đã giành giải nhất chung cuộc.


    Đội Foster Parters – Một hạm đội gồm 3 robot sẽ khai thác những vùng trũng và lắp ráp những kiến trúc bơm hơi. Trần nhà sẽ được xây cao nhằm thích ứng với trọng trường yếu trên Sao Hỏa.


    Đội The Radicle – Một hệ thống hai phần hình nếp gấp sẽ được in 3D từ những vật liệu không xác định trên Sao Hỏa nhằm tối thiểu việc vận chuyển nguyên vật liệu từ Trái Đất.


    Đội INMODE – Mỗi hệ thống mô đun sẽ bao gồm 4 buồn ngủ, một phòng thí nghiệm và một khu vực giải trí. Nhờ vậy các phi hành gia sẽ không còn cảm thấy gò bó và buồn chán nữa.


    Đội N3ST – Thiết kế của họ mang phong cách tối giản cùng lối kiến trúc tầng lớp tạo ra một căn hộ 1 phòng với 3 lớp bảo vệ.


    Đội Staye – Đây là đội duy nhất sử dụng cách khoan sâu xuống biển băng trên Sao Hỏa. Thiết kế của họ có hình silo (dạng hầm nhiều tầng nằm dưới mặt đất), tường và đồ đạc trong nhà sẽ được in 3D với loại nguyên liệu phổ biến đến từ Trái Đất: xi măng.


    Đội LavaHive – Kỹ thuật đúc dung nham sẽ được áp dụng nhằm nhào nặn dung nham trên Sao Hỏa trở thành lớp vỏ bảo vệ. Lớp vỏ dung nhan sẽ bảo vệ môi trường sống và duy trì bầu khí quyển bên trong.

    Theo Techinsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ