Món tôm nhân tạo từ phòng thí nghiệm lên bàn ăn Mỹ

    Ngọc Nhým,  

    Ở Mỹ người ta đã bắt đầu sử dụng sản phẩm “tôm” làm từ protein thực vật và tảo biển. Có lẽ Tết sang năm, loại “tôm” này sẽ được bày trên bàn tiệc mừng năm mới ở Việt Nam.

    Theo khảo sát, mỗi năm ở Mỹ người ta tiêu thụ hơn 450 triệu kg tôm biển, hơn gấp nhiều lần các loại hải sản khác. Vấn đề là đánh bắt tôm ngoài tự nhiên có thể phá hoại môi trường. Lượng chất thải carbon có trong tôm (và cả những loại hải sản khác) nhiều gấp 10 lần lượng carbon có trong thịt bò. Và chuỗi cung ứng tôm được cho là dồi dào nên bị lạm dụng gay gắt. Chính vì thế mà hãng sản xuất thực phẩm New Wave đã tạo ra “tôm” từ protein thực vật và tảo biển. Kết quả thu được thật bất ngờ. Người tiêu dùng tỏ ra khá thích thú với món ăn mới này.

    Những nhà nghiên cứu của New Wave đã làm việc 8 tuần liên tục tại phòng thí nghiệm IndieBio San Francisco. Ban đầu, họ định làm vây cá mập nhân tạo cũng từ gốc thực vật nhưng cuối cùng lại chuyển sang thí nghiệm tôm vì thị trường tiêu thụ sản phẩm này rộng lớn hơn.

    Hai nhà bảo tồn biển Dominique Barnes và nhà khoa học Michelle Wofl đã cố gắng tạo ra con tôm có màu sắc và mùi vị giống tôm thật nhất. Họ phân thích tôm thật để tìm ra các thành phần cấu tạo nên nó. Sau đó họ phát hiện ra chính các protein thực vật và tảo biển là thức ăn của tôm sẽ giúp những con tôm nhân tạo này có được màu sắc, mùi vị và giá trị dinh dưỡng hoàn hảo nhất.

    Thực tế là sản phẩm tôm trong phòng thí nghiệm này của New Wave có lượng protein cao và chất béo thấp hơn tôm thật ngoài tự nhiên, đây là sự khác biệt rõ rệt nhất về mặt dinh dưỡng của chúng. Tôm nhân tạo từ gốc thực vật này được khách hàng phản hồi rất ngon và thích hợp cho những người ăn chay hoặc muốn kiềm chế bệnh béo phì.

    Còn bạn thấy sao? Tôm thực vật này có giống món tôm chay ở Việt Nam hay không?

    Theo techinsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ