Người dùng Pháp kiện Valve, đòi quyền bán lại trò chơi trên Steam

    Dee Tee,  

    Theo đó, một nhóm người dùng Steam muốn bổ sung khả năng bán lại các trò chơi của họ giống như đĩa DVD.

    Một nhóm người dùng Steam tại Pháp đã chính thức đâm đơn kiện Valve, hãng phát triển dịch vụ bán game Steam. Theo những người này, Steam đã vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo luật của Liên minh Châu Âu, cụ thể là quyền bán lại các sản phẩm phần mềm họ mua.

    "Hiệp hội người tiêu dùng Liên bang" lập luận rằng Valve phải cung cấp cho người dùng Steam khả năng bán lại các trò chơi mà họ đã mua (và sử dụng trên Steam của họ) bất cứ khi nào họ muốn. Trong khi đó, Steam và nhiều hãng phân phối game khác có các quy định của riêng họ, hạn chế việc trao đổi các game được mua qua hệ thống.

    Khác với các game được phát hành ở dạng DVD, các trò chơi được mua trực tuyến sẽ được cài "cứng" vào hệ thống quản lý game Steam, và theo đó không thể chuyển các trò chơi này sang tài khoản khác. Đòi hỏi này của người dùng Pháp là "không thể hiểu nổi".

    Nhưng Tòa Án Châu Âu từng tuyên bố một cách rõ ràng về việc người dùng có thể bán lại các trò chơi dạng này, và nó là 1 quyền không thể thiếu với người tiêu dùng. Luật này ở Châu Âu "khắc nghiệt" hơn nhiều so với ở Mỹ, tất nhiên là đối với các nhà phát hành game.

    Bám vào quy định nói trên, một điều luật được đưa ra từ năm 2012 sau trường hợp của hãng Oracle trong vụ việc liên quan tới bản quyền phần mềm doanh nghiệp. "Không thể có sự khác biệt giữa bản quyền phần mềm doanh nghiệp, dù nó được phân phối thông qua trang web hay dạng DVD", Tòa Án Châu Âu từng đưa ra phán quyết này cách đây 3 năm.

     Người dùng Pháp có lý lẽ của riêng họ, còn Valve thì sao?

    Người dùng Pháp có lý lẽ của riêng họ, còn Valve thì sao?

    Tuy vậy, hồi năm 2014 từng có 1 vụ kiện tương tự tới từ người dùng nước Đức. Khi ấy, Tòa án Berlin đã đưa ra phán quyết có lợi cho Valve, và người dùng không thể đòi hỏi quyền bán lại game mà họ đã chơi.

    Điều này khá khác so với ở Mỹ, khi mà toàn án cho rằng các công ty như Valve và dịch vụ Steam của họ có quyền tự quyết định khả năng mua bán các sản phẩm phần mềm của họ, dựa vào quy định riêng của hãng. Quyết định đó từng là ngòi nổ cho 1 cuộc tranh cãi liên quan tới quyền lợi của "người dùng đầu tiên", hay chính xác hơn là người bỏ tiền ra mua trò chơi trực tiếp từ hệ thống phân phối Steam.

    Trước đó, Steam thậm chí còn "bóp nghẹt" người dùng với một số quy định mới liên quan tới trao đổi các món đồ trong game. Theo Valve, tình trạng tài khoản Steam bị hack đã tăng cao trong thời gian qua, có tới 77.000 tài khoản bị hack mỗi tháng và con số không ngừng tăng lên. Điều này gây ra nhiều thiệt hại cho cả người dùng lẫn hệ thống Market Place do Valve xây dựng, đó là lý do họ đưa ra 1 phương thức bảo mật mới, yêu cầu xác nhận từ cả 2 phía cho mỗi giao dịch được thực hiện. Rất nhiều người dùng yêu cầu Steam thay đổi chính sách này của họ, bao gồm cả Hiệp hội người tiêu dùng Liên bang ở Pháp.

    Nhưng cũng phải nhìn lại, khi mà Steam đã và đang có các chính sách mở cửa, khi cho phép người dùng trả lại trò chơi nếu không vừa lòng. Dù sao, các "thượng đế" vẫn luôn đòi hỏi nhiều hơn cho quyền hạn của họ, và trước mắt Valve sẽ phải đối mặt với toàn án tối cao Paris trong vụ kiện của khách hàng tại Pháp.

    Tham khảo Arstechnica

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ