"Người dùng Việt đang đầu tư vô thức cho tội phạm mạng"

    PV,  

    Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong năm 2014, thiệt do các vụ tấn công bằng mã độc gây ra là 230 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam có 76% máy tính bị nhiễm mã độc. Tháng 10/2015, Công ty BKAV cho biết, tỷ lệ các website tồn tại lỗ hổng bảo mật ở Việt Nam lên đến 40%. Và mức độ bảo mật của hệ thống website tại Việt Nam chỉ ở mức trung bình so với khu vực và thấp so với thế giới.

    Theo thông tin từ Công ty bảo mật CMC InfoSec, doanh thu của lực lượng tội phạm mạng trên toàn cầu ước đạt 1.500 tỷ USD, bằng 1/30 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Trong khi đó, doanh thu của các hãng bảo mật trên thế giới cũng chỉ đạt mức 50 tỷ USD. Một hacker "mũ đen" có trình độ trung bình như Bjorn Daniel, kẻ mới bị Cảnh sát toàn cầu (Interpol) phát lệnh truy nã và phong tỏa tài khoản mới đây, cũng có khối tài sản lên đến 14,9 triệu USD. Theo nhận định của các chuyên gia, tội phạm mạng đầu tư nhiều vào hoạt động phá hoại hạ tầng thông tin.

    Theo ông Triệu Trần Đức, Giám đốc Công ty CMC InfoSec người dùng Internet Việt Nam đang “đầu tư một cách vô thức cho tội phạm mạng”. Bởi lẽ, do nhận thức chưa đầy đủ về ATTT, nhiều người dùng đã không có biện pháp bảo mật thích hợp đối với các thiết bị của mình. Chính vì vậy, các hacker có thể đột nhập vào smartphone, máy tính bảng, laptop... của người dùng để đánh cắp dữ liệu cá nhân như hình ảnh, video, thông tin tài khoản ngân hàng, gây thiệt hại cho chính bản thân người dùng.

     Ông Triệu Trần Đức cho rằng, người dùng Việt Nam đang vô tình tài trợ cho tội phạm mạng

    Ông Triệu Trần Đức cho rằng, người dùng Việt Nam đang vô tình "tài trợ" cho tội phạm mạng

    Nguy hiểm hơn, thiết bị của người dùng có thể bị sử dụng như một công cụ để tấn công vào các website chính phủ, doanh nghiệp mà chủ nhân của nó không hề hay biết. Các thông tin mật của các doanh nghiệp cũng có nhiều khả năng bị rò rĩ khi các thiết bị nhiễm mã độc kết nối với mạng nội bộ của các doanh nghiệp này.

    Ông Đức cho rằng, vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trước hết thuộc về trách nhiệm của các chuyên gia và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, người dùng lại là đối tượng "liên đới rất sâu" trong các cuộc tấn công mạng. Vì họ vừa là nạn nhân đầu tiên, cũng vừa là đồng phạm của tội phạm mạng nếu không thể kiểm soát được thiết bị của mình.

    Trước những nguy cơ mất ATTT hiện nay, ông Triệu Trần Đức khuyến người cáo người dùng nên có những biện pháp đề phòng như tắt bớt các kết nối mạng cho thiết bị của mình khi không cần thiết, sử dụng các phần mềm bảo mật của các hãng uy tín như Kaspersky, Symantech, CMC,… để hạn chế phần nào nguy cơ bị tấn công bằng mã độc.

    Theo ICT News

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày