Tiếp tục những chia sẻ lạnh người về mặt tối công việc tại Amazon

    Dee Tee,  

    "Bạn sẽ phải học cách chà đạp lên những đồng nghiệp khác để tồn tại, đó là một cảm giác thật kinh khủng!" - Một nhân viên mảng tiếp thị chia sẻ.

    Sau khi một nhân viên tại Amazon lên tiếng nói rằng "Thà vô gia cư còn hơn phải làm việc cho Amazon", toàn bộ giới truyền thông và các nhà chức trách đã đổ dồn "ánh mắt" về phía công ty này.

    Đằng sau đó, có lẽ còn nhiều hơn những mảng tối trong công việc tại đây. Theo một bài báo gần nhất về vấn đề này, các công nhân cho biết, họ luôn được yêu cầu phải "nghiêm khắc phê bình chính đồng nghiệp của mình", và các "hình phạt" về mặt tinh thần khác.

    Trên rất nhiều trang mạng, diễn đàn lớn trên thế giới, như Quora hay Reddit, nhiều người tự xưng là nhân viên tại Amazon đã chia sẻ về những câu chuyện của họ. Hầu hết những người đó đều giấu tên của mình, vì thế việc xác định thực hư câu chuyện chưa được làm rõ.

    Nhân viên được "tặng" rất nhiều cổ phiếu, nhưng họ chỉ được nhận chúng sau 2 năm làm việc tại đây

    Amazon quy định trao 80% lợi tức cho cổ phiếu thuộc về mỗi nhân viên. Tuy nhiên họ chỉ nhận được số lợi tức đó sau 2 năm làm việc tại đây. "Vấn đề là hầu hết mọi người, khi nhận được lời để nghị về số cổ phiếu nói trên, nó sẽ trở thành động lực để họ cố gắng trụ lại ít nhất 2 năm để giành phần thưởng đó. Nhưng cuối cùng hầu hết đã bị "đá" trước thời điểm đó", một nhân viên của Amazon chia sẻ trên Reddit.

    Những cái bẫy dành cho nhân viên mới.

    "Những cái bẫy" dành cho nhân viên mới.

    Làm việc tại đây không hề "sướng" như ở Google hay Facebook

    Bạn muốn ăn trưa ngon hay được mát xa vào cuối tuần? Amazon không hề có những thứ đó.

    Eric Aderhold, một kĩ sư phần mềm cũ tại Amazon đã "nói đểu" công ty cũ của mình trên Quora: "Amazon sẽ giúp mọi người trở nên "thanh đạm" hơn trong cuộc sống. Công ty này không bao giờ hỗ trợ ăn trưa, trả đủ tiền bảo hiểm y tế, đóng góp từ thiện hay đầu tư vào các thiết bị lao động cần thiết cho nhân viên như các tập đoàn lớn khác".

    Môi trường làm việc ở đây thua xa các tập đoàn khác.

    Môi trường làm việc ở đây thua xa các tập đoàn khác.

    Ông cũng cho rằng, nhờ sự "bủn xỉn" đó mà Amazon mới có thể phát triển đến tầm cỡ như ngày hôm nay. Nhưng cũng vì những thứ đó mà Amazon không thể giữ chân những nhân viên cao cấp của mình, khi mà các công ty khác sẵn sàng chào đón người lao động với những khoản phúc lợi hấp dẫn. Hầu hết các khoản "phúc lợi" của Amazon giống như "chủ và vật nuôi".

    Nhân viên tại Amazon bị mất cân bằng trong cuộc sống

    Rất nhiều nhiều nhân viên tại đây phải làm việc tới đêm hoặc thậm chí cả ngày nghỉ lễ, tại nhiều phòng ban. "Cá nhân tôi chưa từng được tham gia bất cứ hoạt động ngoại khóa nào tại Amazon, mọi thứ chỉ có công việc", một nhân viên giấu tên viết.

    Amazon chỉ được trang Glassdoor chấm 2,7 điểm cho sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên. Điều này đi ngược lại hoàn toàn sự phát triển của các công ty tại Thung Lũng Silicon đối với nhân viên của mình. Phụ nữ làm việc tại đây chỉ được trả lương cho 8 tuần nghỉ phép sinh nở, thay vì 12 tuần như những công ty khác.

    Sự căng thẳng của một nhân viên tại Amazon.

    Sự căng thẳng của một nhân viên tại Amazon.

    Trong khi đó, rất nhiều công ty công nghệ cao tại Mỹ thậm chí đã cho các ông bố được nghỉ phép khi vợ sinh con, thì phát ngôn viên của Amazon phủ nhận rằng "có tới 83% các công ty chưa làm được điều này". Và rõ ràng Amazon chưa muốn thoát khỏi con số 83% đó.

    Nhiều kỹ sư tại Amazon lúc nào cũng phải canh cánh cùng lịch trực

    Các nhân viên kỹ thuật tại Amazon phải dành cả ngày nghỉ để nghe những cuộc gọi về công việc. Họ có thể bị yêu cầu phải sửa bất kỳ lỗi nhỏ gì trong ngày với thời gian phản hồi chỉ là 15 phút. "Mặc dù điều đó chỉ diễn ra một tuần trong tháng, nhưng tôi dần cảm thấy mệt mỏi trong việc sắp xếp cuộc sống của mình, khi mà công việc làm ảnh hưởng tới mọi vấn đề khác", Eric Aderhold chia sẻ thêm.

    Làm việc như một chiếc máy nhắn tin.

    Làm việc như một chiếc máy nhắn tin.

    "Phải tỉnh giấc lúc 2 giờ sáng, để đánh thức một nhân viên khác dậy vào lúc 2 giờ 15, chỉ để họ có thể khởi động lại một máy chủ", một nhân viên giấu tên chia sẻ.

    Công việc tại đây luôn dẫn bạn tới "ngõ cụt"

    "Bạn sẽ biết đến rất nhiều những chương trình của Amazon hỗ trợ cho công việc, nhưng tiếc rằng chẳng ai hướng dẫn bạn sử dụng chúng". Chưa hết, một nhân viên khác cho biết: "Trong hầu hết các trường hợp, bạn không nhận được bất cứ tài liệu hướng dẫn nào, không có thông tin liên lạc và các thông tin liên quan tới công việc trước đó". Những điều này luôn dẫn nhân viên tới "ngõ cụt".

    Một nhân viên cho biến anh ta từng thấy các kĩ sư gần như phát điên trong công việc do những vấn đề nói trên.

    Bạn phải có những kĩ năng mới vượt qua được những khó khăn trong công việc tại đây.

    Bạn phải có những kĩ năng mới vượt qua được những khó khăn trong công việc tại đây.

    "Mệnh lệnh của Jeff" là tối cao, bạn phải phục tùng ngay tức khắc

    Một nhân viên đã viết : "Jeff Bezos quản lý tới từng phần nhỏ nhất tại Amazon. Bạn sẽ luôn trong tình trạng thụ động, khi email của lãnh đạo có thể tới bất cứ khi nào. Khi bạn nhận được một mệnh lệnh từ cấp trên, ngay lập tức phải hoàn thành nó dù bạn đang làm gì, ở đâu, kể cả trong một kì nghỉ. Mệnh lệnh của Jeff là thứ phải được ưu tiên cao nhất".

    Jeff Bezos - CEO Amazon.

    Jeff Bezos - CEO Amazon.

    Amazon không hề thích dính dáng tới báo chí và truyền thông

    "Tại Amazon, có một thực tế là họ không hề muốn đáp ứng những yêu cầu từ phái báo chí. Những bài viết hay thông cáo báo chí được xuất bản hoặc một câu chuyện nói về các vấn đề của công ty, họ sẽ đáp lại rằng 'chúng tôi không thể trả lời về vấn đề này' ".

    Công ty xếp hạng nhân viên và đuổi việc những người xếp phía dưới

    Nghe rất giống nội dung của bộ phim "The Hunger Games", mỗi năm quản lý sẽ viết những báo cáo về nhân viên của mình và xếp hạng họ. Nhân viên tại đây được xếp hạng theo hiệu suất làm việc của họ, và những người nằm dưới cùng sẽ bị loại bỏ mỗi năm bởi Tổ Chức Đánh Giá Thứ Hạng.

    "Bạn sẽ phải học cách chà đạp lên những đồng nghiệp khác để tồn tại, đó là một cảm giác thật kinh khủng!" - Một nhân viên mảng tiếp thị chia sẻ.

    Mặt tối của công ty công nghệ này.

    Mặt tối của công ty công nghệ này.

    Hệ thống làm việc làm tăng "sức cạnh tranh" giữa đồng nghiệp với nhau, một cách quá mức

    Công cụ "Phản hồi mọi lúc" là một nền tảng nội bộ mà nhân viên văn phòng có thể bí mật sử dụng để khen ngợi hoặc phê bình các đồng nghiệp khác. Các đánh giá ngang hàng có thể được những người quản lý sử dụng, và lưu vào thư mục nội bộ của công ty.

    "Nhiều nhân viên cho đó là nguyên do của sự rạn vỡ âm thầm giữa các đồng nghiệp với nhau. họ mô tả điều này giống như việc bị chính những đồng nghiệp của mình 'chôn sống' cùng một lúc" Kể từ khi Amazon xếp hạng nhân viên của mình, công cụ nói trên trở thành thứ giúp nhân viên nói xấu đồng nghiệp của mình, mặc dù về phía công ty, người phát ngôn cho biết hầu hết công cụ này đem lại những kết quả tích cực.

    Jeff trong một buổi ra mắt sản phẩm của hãng.

    Jeff trong một buổi ra mắt sản phẩm của hãng.

    Amazon không phải công ty đầu tiên sử dụng hệ thống này. Phần mềm quản lý tài nguyên và con người của công ty Workday là một ví dụ, đó là một hệ thống tương đương với "Phản hồi mọi lúc" của Amazon.

    Bạn sẽ bị đưa trở lại quá trình "thử việc" nếu bạn không làm việc tốt

    Một kế hoạch có tên "cải thiện hiệu suất", hoặc "PIP" là một chương trình dài 3 tháng mà Amazon dành cho nhân viên của mình nếu họ làm việc thiếu năng suất. Mặc dù PIP là một chương trình đưa nhân viên trở lại quá trình thử việc, dưới sự kiểm soát gắt gao của người quản lý, nhưng theo mô tả của những nhân viên tại đây, nó giống một biện pháp "buộc nhân viên phải xin nghỉ việc".

    "Tại Amazon, PIP đang được sử dụng như một công cụ để "xử lý" nhân viên. Một khi bạn đã bị đưa vào chương trình này, nó giống như bạn phải bỏ thuốc lá trong 3 tháng". Mọi cử chỉ hành động của nhân viên sẽ bị theo dõi gắt gao như đang trong quá trình thử việc vậy.

    "Nhiệm kỳ" của người lao động tại Amazon là 1 năm

    Theo khảo sát, thường thì người lao động tại Amazon bị thay thế sau 1 năm làm việc. Có thể là họ nghỉ việc hoặc bị điều chuyển sang 1 bộ phận khác.

    Như đã miêu tả về sự "đào thải" nhân viên ở trên, Amazon gần như không hề quan tâm đến nhân viên của mình. Rõ ràng phương pháp quản lý của họ là vô cùng thông minh và đem lại hiệu quả cao cho công việc kinh doanh của mình. Nhưng nó dẫn tới những sự bất bình của nhân viên tại đây.

    Nhân viên thì ngày một ra đi nhiều hơn.

    Nhân viên thì ngày một ra đi nhiều hơn.

    Có lẽ chỉ bấy nhiêu là đủ để mô tả hoàn toàn về những sự bất công tại tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Thế Giới, và có lẽ trong thời gian tới đây, cái tên Jeff Bezos và công ty của mình sẽ còn được báo chí nhắc tới nhiều về vấn đề này.

    Tham khảo BusinessInsider

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày