Xem Robot dùng dao cán bột làm mì nhanh như gió

    NhungNg,  

    Từ lái taxi đến pha chế quầy bar, robot có thể thay con người đảm nhiệm mọi việc. Thậm chí, sự đổ bộ của robot còn lan sang cả lĩnh vực… nấu ăn.

    Loại robot biết nấu ăn này có tên Noodlebot, tuyệt đối chuyên nghiệp trong chế biến các món ăn làm từ mì. Loại robot này có giá thành khá rẻ, vận hành đơn giản và hiệu quả. Theo một số chủ nhà hàng từng sử dụng Noodlebot, chúng thực sự còn làm… tốt hơn cả các đầu bếp. Với giá thành 1,500 USD cho một Noodlebot, đây quả thực là một giá “hời” cho các nhà quản lý nhà hàng thay vì thuê một thợ làm mì lành nghề với mức lương 4,700 USD/năm.

    Vẻ ngoài bắt mắt của Noodlebot.

    Vẻ ngoài bắt mắt của Noodlebot.

    Để chế biến món mì sợi cán thủ công này, theo cách thức truyền thống, đầu bếp sẽ cần trộn và nhồi bột mì bằng tay, sau đó vê bột và bắt đầu cán mì thành từng sợi nhỏ. Trong khi đó, dù cũng chế biến mì theo cách tương tự, nhưng các robot lại thao tác nhanh và chính xác hơn nhiều. Theo kênh CNN, Noodlebot có thể cắt 150 sợi mì/phút, và có thể được lập trình để điều chỉnh độ dài và rộng khác nhau cho từng loại mì sợi.

    Làm việc nhuần nhuyễn với đầu bếp.

    Làm việc nhuần nhuyễn với đầu bếp...

    Điều đặc biệt là “cánh tay” kiêm lưỡi dao sắc của Noodlebot có nguyên lý hoạt động tương tự… cần gạt nước. Lưỡi dao này sẽ chuyển động lên xuống nhịp nhàng, đồng thời cắt mì thành sợi có kích thước đều nhau. Số sợi mì cắt được sẽ được thả trực tiếp vào nồi hoặc chảo để nấu chín.

    ... với tốc độ nhanh chóng mặt: 150 sợi mì/phút.

    ... với tốc độ nhanh chóng mặt: 150 sợi mì/phút.

    Ngoài việc trợ giúp đầu bếp chính trong việc sơ chế mì, Noodlebot còn hỗ trợ rất đắc lực cho các đầu bếp học việc có thêm thời gian để làm các công đoạn khác quan trọng hơn trong bếp. Theo bếp trưởng Runguan chia sẻ: “Giới trẻ ngày nay thường không muốn làm những việc như đứng cắt mì cả ngày bởi đây là công việc rất nhàm chán và mệt mỏi. Rất có thể đây sẽ trở thành xu hướng ở các nhà máy chế biến thực phẩm, không thì ít ra cũng có thể thay thế sức người ở các nhà hàng bán mì”.

     

     

    Thành quả của Noodlebot quả thực rất đáng ngạc nhiên khi các thực khách của nhà hàng thậm chí còn không nhận ra sự khác biệt giữa mì “robot” với mì cán thủ công. Các nhà sản xuất hiện đang tiếp tục chế tạo nhiều loại robot hiệu quả như Noodlebot. Thậm chí theo tờ Wall Street Journal, Foxxconn – công ty lắp ráp của các thiết bị điện tử đình đám như iPhone và iPad – đã bắt đầu gia nhập “trò chơi cắt mì” vào đầu năm nay. Tính đến thời điểm hiện tại, Foxxconn đã cho ra mắt 3 loại robot cắt mì, tuy nhiên, đáng buồn là hiệu quả của chúng lại không được công nhận như Noodlebot.

    Tham khảo TechInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày