10 kỷ lục đáng kinh ngạc của những ngôi sao trong vũ trụ (Phần II)

    TVD,  

    (GenK.vn) - Các ngôi sao cũng có vô vàn các loại khác nhau, trong đó có những kỷ lục có thể khiến chúng ta phải ngạc nhiên.

    Các ngôi sao là một phần không thể thiếu trong vũ trụ, bên cạnh các đám mây bụi khí và vật chất tối cùng những thứ mà các nhà khoa học chưa khám phá hết. Tuy nhiên các ngôi sao cũng có vô vàn các loại khác nhau, trong đó có những kỷ lục có thể khiến chúng ta phải ngạc nhiên.

    6. Những ngôi sao không bao giờ yên ổn

    Các photon ở mức năng lượng cao nhất được gọi là tia gamma. Những tia gamma này thường thấy trong các vụ nổ bom hạt nhân, Hoa Kỳ đã đưa vệ tinh đặc biệt Vela lên vũ trụ để phát hiện những vụ thử nghiệm bom hạt nhân của Liên Xô. Vào tháng 7 năm 1967, vệ tinh Vela đã phát hiện một vụ nổ tia gamma đặc biệt mà không giống với bất kỳ một vụ thử nghiệm hạt nhân nào trước đó.

    / Block/WORK/ROSETTAGRB/.IMAGESRC/OLIVEPIT/H_OLIVEPIT00236.tif

    Sau đó, họ phát hiện ra nhiều vụ nổ gamma tương tự với thời gian cách nhau chỉ khoảng vài giây đến vài phút. Cuối cùng các nhà khoa học phát hiện ra nguồn gốc của những vụ nổ này không phải trên Trái đất mà từ vũ trụ, ánh sáng của vụ nổ phát ra còn cao hơn cả những ngôi sao sáng nhất trong vũ trụ.

    Điều gì đã gây ra những vụ nổ tia gamma đó? Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra, hầu hết được cho là có nguồn gốc từ các vụ nổ của ngôi sao lớn (siêu tân tinh) để trở thành một ngôi sao neutron hoặc một hố đen. Tuy nhiên việc những vụ nổ diễn ra liên tiếp với thời gian ngắn như vậy không thể là các vụ nổ từ một loạt các ngôi sao lớn. Các nhà khoa học cho rằng chúng có nguồn gốc từ những ngôi sao neutron có từ trường cực mạnh và những vụ nổ luôn xảy ra trên bề mặt của chúng.

    7. Ngôi sao có tốc độ di chuyển nhanh nhất

    Năm 2005, Warren Brown và các nhà thiên văn khác tại Trung tâm Harvard-Smithsonian công bố phát hiện một ngôi sao có tốc độ di chuyển quá nhanh mà khiến nó thoát ra khỏi dải Ngân hà. Các nhà khoa học đặt tên ngôi sao này là SDSS J090745.0 024.507, nhưng Brown thích gọi nó là “ngôi sao bị ruồng bỏ”.

    8 - nhanh nhất

    Tính đến năm 1014, có khoảng 20 ngôi sao như vậy được phát hiện, hầu hết chúng đều đến từ trung tâm của thiên hà. Nguồn gốc của các ngôi sao này được các nhà khoa học cho biết có thể từ một hệ thống nhị phân, gồm hai ngôi sao liên kết chặt chẽ với nhau bởi lực hấp dẫn. Khi một cặp hai ngôi sao này di chuyển gần trung tâm của thiên hà, chúng có thể bay qua một lỗ đen cực lớn. Khi đó, một ngôi sao bị hút vào bởi hố đen và giải phóng ngôi sao còn lại với một vận tốc cực lớn.

    Hiện tại các nhà khoa học vẫn quan sát ngôi sao SDSS J090745.0 024.507 và phát hiện ra rằng ngôi sao này có tuổi đời khoảng 80 triệu năm, hiện nay nó vẫn di chuyển với vận tốc 2.400.000 km/h.

    8. Dạng tồn tại lâu nhất của một ngôi sao

    Lỗ đen không phải là một ngôi sao, tuy nhiên nó là phần còn lại của một ngôi sao. Một lỗ đen là những gì được hình thành khi lực hấp dẫn của ngôi sao đủ mạnh để vượt qua tất cả các lực khác, làm cho ngôi sao bị sụp đổ vào trung tâm của nó và tạo thành một điểm khối lượng cực lớn.

    7 - lỗ đen

    Các lỗ đen có thể có kích thước rất lớn. Các lỗ đen ở trung tâm của một số thiên hà có thể có hàng chục tỷ khối lượng Mặt Trời. Lỗ đen với lực hấp dẫn rất lớn có khả năng hút mọi vật chất gần nó khiến cho khối lượng của nó không bị giảm sút. Các lỗ đen là dạng tồn tại lâu nhất của một ngôi sao cho đến nay mà các nhà khoa học biết được. Tuy nhiên họ vẫn chưa thể tính toán chính xác một lỗ đen có thể tồn tại bao lâu, có thể là mãi mãi.

    9. Ngôi sao biến

    Có những ngôi sao mà ánh sáng của chúng dao động rất nhiều khi nhìn từ Trái Đất, chúng được gọi là các ngôi sao biến. Có rất nhiều những ngôi sao như thế này, các nhà khoa học tính trung bình có khoảng 45.000 ngôi sao biến trong dải Ngân hà của chúng ta.

    9 - biến

    Giáo sư vật lý thiên văn Coel Hellier cho biết độ sáng của những ngôi sao này có thể thăng lên gấp 100 lần trong chưa đầy một ngày, sau đó lại giảm đi và tiếp tục lặp lại quá trình này. Bằng việc tìm hiểu kỹ hơn, các nhà thiên văn phát hiện ra đây là những cặp sao nhị phân, trong đó có một ngôi sao thường và một ngôi sao lùn trắng. Trong quá trình quay xung quanh nhau, có những lúc ngôi sao lùn trắng che mất ánh sáng của ngôi sao đồng hành với nó. Khiến cho khi quan sát từ Trái đất chúng ta sẽ thấy những ngôi sao lúc sáng lúc tắt như những bóng đèn nhấp nháy.

    10. Những ngôi sao không bình thường

    Trong vũ trụ rộng lớn, có những ngôi sao thực sự không bình thường, không phải là về các giá trị về độ sáng hay kích thước, khối lượng. Thorne-Zytkow là một trong những ngôi sao như thế, ngôi sao này được đặt tên theo tên nhà vật lý đã phát hiện ra nó. Đây là một ngôi sao neutron mà bị xoắn vào cốt lõi của một ngôi sao khổng lồ đỏ. Nghe có vẻ điên rồ nhưng nó thực sự tồn tại.

    10 - kỳ lạ

    Đôi khi hai ngôi sao có thể quay quanh gần nhau đến mức chúng có thể hòa vào nhau và trở thành một hình dạng đặc biệt. Giống như một củ lạc khổng lồ trong vũ trụ. Các nhà khoa học đã phát hiện được 2 ngôi sao kỳ lạ như thế trong vũ trụ.

    Tham khảo: Listverse

    >>10 kỷ lục đáng kinh ngạc của những ngôi sao trong vũ trụ

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ