6 chiến sĩ không quân đã sống sót trên biển bằng lưới câu cá tự chế từ quần lót như thế nào

    Mers,  

    Đoàn quân Thế Chiến II trải qua 11 ngày lênh đênh giữa Đại Tây Dương.

    73 năm sau khi quyển nhật ký cùng với bức ảnh chụp đen trắng, thư từ trao đổi cùng với huy chương danh dự chữ thập của không quân được mang đi đấu giá, câu chuyện sống sót của 6 thành viên thuộc đội phi cơ Mỹ được tiết lộ ra. Được biết những món đồ được giao bán thuộc sở hữu của chỉ huy đội bay Eric Hartley.

    Chiếc huy chương đã được bán với giá 3.000 đô-la Mỹ, và với nó câu chuyện sinh tồn đáng khâm phục đã được mọi người biết đến một cách rộng rãi.

    Bức ảnh gồm nhật ký, thông tin trao đổi với gia đình chiến sỹ, huy chương và búc ảnh của chiến sỹ Eric Hartley.
    Bức ảnh gồm nhật ký, thông tin trao đổi với gia đình chiến sỹ, huy chương và búc ảnh của chiến sỹ Eric Hartley.

    Câu chuyện bắt đầu khi đội bay 8 thành viên bao gồm đội trưởng Eric Hartley được cử đi trên chiếc phi cơ thả bom Halifax với nhiệm vụ hạ tàu ngầm của Đức. Vào tháng 9 năm 1943, đội bay đã thành công bắn chìm tàu ngầm được mệnh danh “Ma cà rồng Dracula” vì chiến tích bắn chìm 11 con tàu thuộc phe Liên Minh. Khi liều mình bắn phá tàu ngầm, phi cơ điểu khiển đã phải hạ xuống độ cao dưới 50 mét và không may bị bắn phá, buộc chỉ huy Hartley cùng với đội của mình gấp rút rời bỏ chiếc phi cơ đang bốc cháy. Hai thành viên đã không thoát ra kịp thời khỏi lỗ thoát hiểm và bỏ mạng tại chỗ.

    6 người còn lại may mắn hơn, sau khi nhảy xuống biển đã trèo lên chiếc xuồng phao cứu hộ. Do không kịp mang theo đủ khẩu phần cấp cứu khi máy bay đang bị tấn công, đội quân đã phải tìm cách để sống sót cho đến khi có thể được may mắn cứu thoát.

    Hàng ngày họ dùng nước muối mặn chát và lạnh giá, thứ duy nhất sẵn có trong tình huống lúc ấy, để tạt vào mặt mình, giữ cho tâm trí tỉnh táo. Đồng thời ngồi cầu nguyện đều đặn hai lần một ngày để củng cố tinh thần. Trong 11 ngày lênh đênh trên biển, họ liên tục chiến đấu với những cơn sóng dữ dội, sử dụng những chiếc giày của mình để múc nước khỏi xuồng.

    Với lượng thức ăn giới hạn bởi vài mảnh sô cô la ẩm ướt và một lon sữa đặc, đội quân đã góp chung quần lót lại với nhau tạo ra một chiếc lưới câu cá tự chế. Dù đã phải tiêu tốn đến “trí lực“ hiếm hoi còn lại của mình, họ đã không thành công trong việc bắt một con cá nào làm bữa ăn cho mình thay vào đó họ chỉ bẫy được những con sứa mềm nhũn và mặn chát không thể nuốt trôi.

    Giữa một bể nước khổng lồ, trớ trêu thay, nước uống thiếu thốn lại là thứ đe dọa đến mạng sống của họ nhất. Dù trữ lượng nước ngọt vẫn còn dư, họ đã phải tìm cách tận dụng làn nước sương trong không khí cùng những cơn mưa hiếm hoi để trong trường hợp đội giải cứu không tìm đến kịp, họ có thể trụ được trong một quãng thời gian dài hơn. Những chiếc khăn tay đã được bỏ ra phơi để thấm nước và sau đó được đội bay lần lượt mút khô.

    Ngoài sáng chế lưới câu “quần lót” của mình, họ đã thành công trong việc khâu lại những mảnh áo với nhau và cùng với một ít dây đồng tạo ra chiếc buồm đủ sức đẩy con xuồng của họ đi với tốc độ khoảng 3,7 km/h. Với phát kiến mới này, họ đã dong buồm về phía đông và sau 4 hôm sau được giải cứu trong tình trạng sức khỏe kiệt quệ với 2 người trong nhóm có dấu hiệu tâm trí rối loạn.

    Chỉ huy Eric Hartley.
    Chỉ huy Eric Hartley.

    Trích ra từ nhật ký của chỉ huy Eric Hartley:

    Ngày 27 tháng 9: “Cả đội ướt sũng từ đầu đến chân và say sóng, có lẽ là do nước biển”.

    Ngày 28 tháng 9: “Sau khi kiểm kê lại dự trữ, tổng hợp được danh sách: 4 hộp khẩu phần cấp cứu gồm vitamin và kẹo Horlicks; 4 khẩu phần không quân (kẹo Horlicks, kẹo cao su, mảnh sô cô la và một lon sữa đặc); 5 bình nước uống”.

    Nghe thấy tiếng phi cơ trên không, mây dày đặc, không có cơ hội được phát hiện”.

    Ngày 29 tháng 9: “Mây ở độ cao thấp, mưa phùn cải thiện. Quần áo đã khô và chế tạo thành công thiết bị bắt cá từ ăng-ten không dây. Quyết định viết nhật ký hàng ngày. Thể chất và tinh thần của toàn đội đều tốt. Một mảnh sô cô la mềm ỉu đã được chia đều cho mỗi người”.

    Ngày 30 tháng 9: “Một ngày rất dài và một đêm lạnh đã trôi qua, mỗi người được chia cho một miếng kẹo cao su vào buổi sáng, sau đó dùng chính cao su nhai dở ấy làm mồi câu, cho đến nay chưa thành công. Tiếp tục cầu nguyện vào buổi sáng và buổi tối mong được đấng trên hỗ trợ”.

    Ngày 1 tháng 10: “Một buổi tối tồi tệ, lạnh, ướt và mệt mỏi. Mặt nước Đại Tây Dương sưng lên với những sóng lớn đã làm lật xuồng, một số đồ đạc bị mất. Lạnh, ướt và kiệt quệ. Xuồng ngập nước”.

    Ngày 2 tháng 10: “Cá không cắn mồi, không dùng đến nước uống. Nước sương thấm vào khăn tay, đã được mút sạch. Uống đến bình nước thứ nhất, mỗi người 80 mili-lít”.

    Ngày 3 tháng 10: “Một đêm lạnh cóng khốn nạn. Nhìn nhầm ánh sáng sao Hỏa trên bầu trời, tưởng là ánh đèn của thuyền. Vẫn phấn chấn, tràn đầy hy vọng được cứu sống. Bình minh tuyệt đẹp như để cổ vũ tinh thần”.

    Hai con cá voi phun nước cách xuồng 45 mét. Đàn cá heo bơi qua khá gần, cách khoảng 25- 35 mét, đội cá có phi đội chiến đấu hải âu hộ tống. Chế ra lưới câu cá từ đồ lót của Ken, tuy vẫn chưa mang lại kết quả gì, đám cá có vẻ sợ hãi”.

    "Nhờ vào gió và hướng của dòng nước chiếc xuồng di chuyển về phía đông. Các thành viên của đội nghĩ ta nên tạo ra một dạng cây buồm sử dụng làn gió từ hướng tây để đẩy xuồng gần đến lộ trình đội cứu hộ hơn. Quyết định ngày mai dùng hai chiếc ao để làm chiếc buồm”.

    Sử dụng lưới cá đã bắt được sứa biển. Đội đã thử bóp nước từ con sứa ra để chắt ra chút nước uống từ nó, thậm chí đã dùng đến viên thuốc tẩy sạch nước, tuy vậy kết quả vẫn là một hỗn hợp quá mặn chát và bốc mùi thiu thối. Quyết định tống khứ đống nhớp nháp ấy đi”.

    Ngày 4 tháng 10: “Chế tạo xong chiếc buồm. Cánh buồm chế ra từ 2 chiếc áo khâu lại với nhau bằng sợi đồng mỏng, cột buồm gắn chặt vào xuồng bởi dây thừng”.

    Chiếc buồm hoạt động tốt hơn mong đợi, tốc độ thuyền cải thiện nhiều hơn dự đoán”.

    “Đã Bảy ngày trên xuồng, vẫn nuôi hy vọng. Các buổi tối vẫn gây ra khó khăn và mọi người trở nên mệt mỏi một cách nhanh chóng. Các cuộc bàn tán dần chuyển sang chủ đề món ăn và kỳ lạ là không ai có vẻ bận tâm quá với đề tài nhạy cảm này”.

    Ngày 6 tháng 10: “Một buổi tối rất tồi. Mặt biển không yên, mưa to. Mọi người háo hức mở miệng đón nước mưa và liên tục mút nước đã thấm vào trong bạt buồm và khăn tay. Toàn đội cực kỳ mệt mỏi và lạnh cóng. Robbie có dấu hiệu nói sảng, không thể phụ trách vấn đề việc làm hoặc canh gác nữa”.

    Ngày 7 tháng 10: “Những sự kiện gần đây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và suốt đêm, Robbie và Tom cần được giúp đỡ về vấn đề nói sảng”.

    Tiếp tục giữ vững niềm tin, cầu nguyện sáng và tối”.

    Tình trạng hai người kia đã trở nên nguy cấp”.

    Ngày 8 tháng 10: “Mọi người đã hoàn toàn rã rời với những ngày sóng cao và buổi tối mệt mỏi”.

    Vào 14:30, Ken Ladds khi canh gác phát hiện chiếc buồm của một con thuyền. Mọi người bật tỉnh dậy, bắn 3 quả pháo sáng và nhận ra 2 chiếc tàu khu trục đang tiếp cận xuồng, có thể nhận ra rõ ý định đỗ thuyền cạnh xuồng trong vị chí chắn gió. Khoảng 20 phút sau mọi người đã lên chiếc tàu HM Destroyer Mahratta đang trên đường trở về Gibraltar.

    Bác sỹ và đội thuyền của họ giúp đỡ chúng tôi một cách tuyệt vời, chúng tôi tập trung nghe họ dặn dò”.

    Ngày 10 tháng 10: “Cập bờ đến Plymouth và được mang lên bờ bằng cáng, đến thẳng bệnh viện Hải Quân Hoàng Gia Plymouth”.

    Bức ảnh chụp 6 chiến sỹ Mỹ trên xuồng phao khi được cứu thoát. Bức ảnh được ký bởi 4 trong sô 6 người sống sót.
    Bức ảnh chụp 6 chiến sỹ Mỹ trên xuồng phao khi được cứu thoát. Bức ảnh được ký bởi 4 trong sô 6 người sống sót.

    Simon Nuttal tại công ty đấu giá nhận xét: “Thật không thể tưởng tượng cảm giác tuyệt vọng khốn cùng của đội bay lúc đó, ngày qua ngày đối mặt với sóng biển, khát nước, dạ dày trống rỗng và trước mắt không một dấu hiệu của sự giải cứu nào. Một bộ sưu tập kể về cấu chuyện phi thường về lòng dũng cảm và ý chí sống còn”.

    Tham khảo The Telegraph

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày