Bí ẩn các biểu tượng Ai Cập cổ đại

    phantoms9, phantoms9 

    Vẫn còn rất nhiều điều về nền văn minh Ai Cập cổ đại mà chúng ta chưa biết.

    Dù luôn có một bức màn bí mật bao quanh niềm tin tôn giáo của người Ai Cập, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng người Ai Cập cổ đại luôn bị ám ảnh bởi các ngôi sao. Những vị thần đứng đầu được đồng nhất với các ngôi sao sáng nhất. Các kim tự tháp được trang trí với các ngôi sao và được mô phỏng theo nguyên mẫu của bầu trời. Mục đích duy nhất của họ là hy vọng sau khi chết sẽ được về cõi vĩnh hằng, được về với thần mặt trời và các ngôi sao bất diệt. Rõ ràng, niềm tin tôn giáo của người Ai Cập là rất khó nắm bắt, và mọi chuyện sẽ sáng tỏ chỉ đến khi chúng ta có được những hiểu biết sâu hơn về niềm tin tôn giáo liên quan đến các ngôi sao của họ.
     
    1. Horus
     
    Trong tín ngưỡng của người Ai Cập cổ, mặt trời được đồng nhất với thần Horus, mặt trăng với thần Thoth, chòm Orion với thần Osiris, sao Sirius với thần Isis, và các ngôi sao xuất hiện ở chân trời được coi là những ngôi sao bất diệt. Chúng ta sẽ bắt đầu với việc phân tích tục thờ cúng thần Horus
     

    bi-an-cac-bieu-tuong-ai-cap-co-dai

     
    Các vị thần đã xuất hiện ngay từ bình minh của lịch sử Ai Cập. Horus là một trong số đó và vị thần này xuất hiện mọi nơi trong tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại. Bản thân Pharaoh cũng được cho là hiện thân của thần nên niềm tin phản ánh trong cái tên Horus được tạo ra bởi những người trị vì đầu tiên từ triều đại đầu tiên. Horus được coi là một vị thần hoàn hảo mặc dù không có sự nhất trí về nguồn gốc của vị thần này. Horus là vị thần hội tụ được mọi quyền lực. Câu hỏi được đặt ra: đâu là thực thể vũ trụ có thể giải thích tốt nhất cho những quyền năng của Horus trong tôn giáo Ai Cập?
     

    bi-an-cac-bieu-tuong-ai-cap-co-dai

     
    Một cuộc khảo sát trong giới học thuật về vấn đề này cho thấy nhiều người quan niệm rằng Horus được đồng nhất với mặt trời. Trong khi đó, các nhà Ai Cập học hàng đầu đã phát triển những luận cứ rằng vị thần này được đồng nhất với sao Kim, với ngôi sao Sirius và với bầu trời rộng lớn. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng những lý giải trên là không chính xác và không đúng hướng khi chúng phản ánh phương pháp tiếp cận còn nhiều khiếm khuyết đối với tín ngưỡng về các ngôi sao của người Ai Cập, đó là việc cố gán những miêu tả cổ đại về các thực thể vũ trụ nổi bật với sự xuất hiện của hệ mặt trời hiện nay.  Phương pháp luận sai lầm cùng với lối suy nghĩ không rõ ràng trong giới Ai Cập học hiện đại được thể hiện trong phát biểu của Rudolf Anthes: “ Horus là một ngôi sao và cũng là mặt trời, cũng có thể là mặt trăng. Dường như vị thần này là thực thể vũ trụ hiển hiện rõ ràng cả ngày lẫn đêm”.
     

    bi-an-cac-bieu-tuong-ai-cap-co-dai

     
    Hoạt động thờ cúng thần Horus đã có từ thời Tiền triều đại (điều này được ghi lại trong ngôi mộ của Abydos, 3200 trước CN). Những người cai trị vương triều Naqada I đã thờ cúng vị thần đầu chim Ó này trước cả khi thống nhất Ai Cập.
     
    Các vị thần đã xuất hiện ngay từ bình minh của lịch sử Ai Cập. Horus là một trong số đó và vị thần này xuất hiện mọi nơi trong tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại. Bản thân Pharaoh cũng được cho là hiện thân của thần nên niềm tin phản ánh trong cái tên Horus được tạo ra bởi những người trị vì đầu tiên từ triều đại đầu tiên. Horus được coi là một vị thần hoàn hảo mặc dù không có sự nhất trí về nguồn gốc của vị thần này. Horus là vị thần hội tụ được mọi quyền lực. Câu hỏi được đặt ra: đâu là thực thể vũ trụ có thể giải thích tốt nhất cho những quyền năng của Horus trong tôn giáo Ai Cập?
     

    bi-an-cac-bieu-tuong-ai-cap-co-dai

     
    Một cuộc khảo sát trong giới học thuật về vấn đề này cho thấy nhiều người quan niệm rằng Horus được đồng nhất với mặt trời. Trong khi đó, các nhà Ai Cập học hàng đầu đã phát triển những luận cứ rằng vị thần này được đồng nhất với sao Kim, với ngôi sao Sirius và với bầu trời rộng lớn. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng những lý giải trên là không chính xác và không đúng hướng khi chúng phản ánh phương pháp tiếp cận còn nhiều khiếm khuyết đối với tín ngưỡng về các ngôi sao của người Ai Cập, đó là việc cố gán những miêu tả cổ đại về các thực thể vũ trụ nổi bật với sự xuất hiện của hệ mặt trời hiện nay.  Phương pháp luận sai lầm cùng với lối suy nghĩ không rõ ràng trong giới Ai Cập học hiện đại được thể hiện trong phát biểu của Rudolf Anthes: “ Horus là một ngôi sao và cũng là mặt trời, cũng có thể là mặt trăng. Dường như vị thần này là thực thể vũ trụ hiển hiện rõ ràng cả ngày lẫn đêm”.
     
    Hoạt động thờ cúng thần Horus đã có từ thời Tiền triều đại (điều này được ghi lại trong ngôi mộ của Abydos, 3200 trước CN). Những người cai trị vương triều Naqada I đã thờ cúng vị thần đầu chim Ó này trước cả khi thống nhất Ai Cập.
     

    bi-an-cac-bieu-tuong-ai-cap-co-dai

     
    Dựa vào bằng chứng về những cái tên này, có thể thấy rằng Horus ngay từ đầu đã được xem như một ngôi sao đầy quyền lực, ngôi sao nổi bật nhất trên bầu trời. Tuy nhiên, những cái tên trên là chưa đủ để chỉ ra chính xác thực thể vũ trụ mà Horus đại diện trong giai đoạn này. Bên cạnh việc Horus được xem như có nguồn gốc từ một ngôi sao, còn có những bằng chứng về việc vị thần này được coi trọng như một chiến binh quyền năng cũng từ rất sớm. Điều này xuất hiện trong văn tự về một lời thần chú của Nữ hoàng Neith trong Kim tự tháp của chính bà: “Bay tới bầu trời giữa những ngôi sao, những ngôi sao sẽ ẩn nấp và sợ hãi trước Người, vì Người là Horus của Duat… Người sẽ tấn công và quét sạch chúng tại chiếc hồ, tại địa ngục. Người sẽ đứng trước các ngôi sao bất diệt và ngồi trên chiếc ngai mà cái chết không thể chạm tới.”
     

    bi-an-cac-bieu-tuong-ai-cap-co-dai

     
    Tên của các vị Pharaoh đầu tiên cũng phần nào nói đến sự can đảm của một chiến binh mà Horus mang trong mình. Cái tên Horus của vài vị vua thuộc vương triều thứ I thể hiện sự thống trị về uy quyền của Horus, cùng với đó là sự phản ánh quyền lực của nhà vua trong giai đoạn xây dựng đất nước. Những cái tên như “Chiến binh Horus” (Aha), “Horus hùng mạnh” (Djer) hay “Cánh tay đưa lên của Horus” (Qaa) gợi nhớ tới những biểu tượng mang tính chiến tranh trong những công trình kiến trúc có từ thời dựng nước. Bằng chứng này kết hợp với tên của các lãnh địa thời tiền triều đã cho thấy ngôi sao Horus được hình tượng như một chiến binh dũng mãnh. Những thông tin bổ sung liên quan đến ngôi sao thần thánh Horus được tìm thấy trong những văn tự của kim tự tháp được viết từ khoảng 500 năm sau ( 2300 trước CN). Theo đó, Horus không được xem như thần mặt trời. Trong các bài hát ca tụng vị thần này, Horus được phân biệt rõ ràng với thần mặt trời Re. Chẳng hạn như trong đoạn văn tự sau, Horus (được xem như vị vua đã chết) cầu xin được lên thiên đường để tụ hội với thần Re : “Thần mặt trời Re triệu hồi Người về bầu trời như một Jackal, như người cai quản của hai Enneads, và như Người  Horus; thần Re có thể đặt Người là ngôi sao buổi sớm giữa cõi vĩnh hằng”...
     

    bi-an-cac-bieu-tuong-ai-cap-co-dai

     
    Horus được gắn với ngôi sao buổi sớm và được miêu tả như “con trai” của thần mặt trời nên vị thần này xuất hiện để đại diện cho một thực thể vũ trụ đặc trưng, có thể là một ngôi sao hay một hành tinh.
     
    Để làm rõ nguồn gốc của tập tục thờ cúng Horus, việc nhận biết thực thể vũ trụ được gọi là “Ngôi sao buổi sớm” là cần thiết dù đây không phải là một vấn đề đơn giản nếu chỉ dựa vào những văn tự Ai Cập. Những văn tự đầu tiên được ghi trong Kim tự tháp và các quan tài không bao giờ miêu tả ngôi sao của thần theo một cách nhất định hay như trong thiên văn học khi mà việc nhận diện vị thần này với một ngôi sao nào đó là xác định. Thay vào đó, Horus được đưa lên thiên đường để cai quản các ngôi sao bất diệt ở thế giới bên kia. Nhiều người cho rằng sao Kim chính là ngôi sao được nhắc đến trong cụm từ “Ngôi sao buổi sớm”. Horus vì thế được gắn với sao Kim.
     

    bi-an-cac-bieu-tuong-ai-cap-co-dai

     
    Những tên gọi khác nhau của Horus cung cấp sự hiểu biết sâu hơn về đặc tính sao của vị thần này. Một tên gọi phổ biến của vị thần này là Duat, nghĩa là “địa ngục”. Tên gọi Duat được rút ra từ một từ có nghĩa là “bình minh”. Nguồn gốc một tên gọi khác của Horus là Neter Dua có nghĩa là “Ngôi sao buổi sớm”. Nguồn gốc và ý nghĩa của tên gọi Duat cho thấy việc đồng nhất Horus như một ngôi sao bình minh không thực sự liên quan đến vai trò chúa tể địa ngục của vị thần này. Tuy nhiên, trong một đoạn văn tự được khắc trong Kim tự tháp, mối liên hệ giữa Ngôi sao buổi sớm và Duat lại được thể hiện khá rõ ràng: “Ngôi sao của buổi bình minh, Horus của địa ngục, Vị thần Ó, con chim được bầu trời tạo ra..”
     
     
    2.  Đầu và thân của vua Seti I
      
    Hàng nghìn năm trước, những người Ai Cập cổ đại đã xây dựng những đền thờ nguy nga cho các vị thần họ tôn thờ và những kim tự tháp đồ sộ để lưu giữ xác ướp của các vị vua, những người được tin rằng có liên hệ với các vị thần và được ban cho sức mạnh phép thuật và tinh thần lớn lao.
     

    bi-an-cac-bieu-tuong-ai-cap-co-dai

     
    Mũ đội đầu được dệt (hay còn được gọi là nemes) và râu giả là những đặc điểm thần thánh của các vị thần, đã chỉ ra rằng bức điêu khắc dưới đây là của một Pharaoh. Trên thực tế, tên của Seti I được khắc trên nemes và vòng tròn oval phía sau bức tượng. Bức tượng miêu tả một vị vua trẻ (mặc dù ông ta già hơn tại thời điểm được điêu khắc), đẹp trai, nam tính với một nét mặt điềm tĩnh. Một trong những vị Pharaoh vĩ đại của Ai Cập, Seti là một nhà lãnh đạo quân sự thành công và là người bảo trợ của nghệ thuật. Vị vua này đã tiến hành các cuộc chiến chống lại người Hittites, người Phoenician, người Syria và người Libya. Chiến tranh kết thúc với việc biên giới của Ai Cập được mở rộng tới tận Bắc Phi và vùng Cận Đông. Seti I cho khôi phục các ngồi đền bị quên lãng, trong số đó có một ngôi đền ở Abydos để vinh danh vị thần Osiris và ngôi mộ huy hoàng của chính vị vua này tại Thung lũng các vị vua ở Thebes.
     
    3. Quan tài của vua Horankh
     
    Quan tài Ai Cập thời cổ đại lưu giữ xác của một người và Ka (linh hồn) của người đó trong chuyến đi tới cõi vĩnh hằng. Những trang trí bên trong và bên ngoài là để đảm bảo cho sự “tồn tại” của người đã chết. Những hình trang trí đó bao gồm thức ăn, đồ uống, người hầu, một cặp mắt để nhìn mặt trời mọc, những câu thần chú và những hình khác phản ánh niềm tin tôn giáo và các hoạt động xã hội.

    bi-an-cac-bieu-tuong-ai-cap-co-dai

    Các quan tài hình người, được đưa ra trong triều đại thứ XII (1985-1795 trước CN) bắt chước hình dạng của một người được bọc trong một tấm vải và sẽ là vật thay thế cho những thi thể trong trường hợp những cái xác bị mất hoặc bị hủy. Quan tài Dallas có khắc tên của vua Horankh trên đó. Đầu của quan tài được trạm khắc một cách tự nhiên trong khi những màu sắc và râu lại mang ý nghĩa biểu tượng: khuôn mặt màu xanh và bộ râu được tết ngược là những đặc trưng của thần Osiris, chúa tể của địa ngục và là vị thần của sự hồi sinh. Sự dâng hiến của vua Horankh tới thần Osiris còn được khắc trên đế của bức tượng.
     

    bi-an-cac-bieu-tuong-ai-cap-co-dai

     
    Vua Horankh sống vào khoảng vương triều thứ XXV (747-656 trước CN), cũng được biết đến như triều đại Khushite hay Nubian. Nubia được đặt dọc sông Nile giữa Aswan ở phía Nam Ai Cập và Khartoum ở phía bắc Sudan. Những người Nubian cổ đại ở đó đã phát triển những vương quốc độc lập và hùng mạnh bắt đầu từ khoảng năm 3100 trước CN và cạnh tranh với Ai Cập trong việc sử dụng sông Nile như một con đường thương mại và trong việc chiếm đất. Khi Ai Cập chiếm Nubian, người Nubian đã tận dụng việc Ai Cập bị chia cắt trong năm 747 trước CN và thống trị nó trong vòng một trăm năm.
     
    Phía bên ngoài của quan tài này không có những trang trí hoa văn gợi nhớ đến những quan tài thời kỳ Trung vương quốc (2055-1650 trước CN) và làm rõ việc người Nubian đã học theo những mẫu hình quan tài cổ từ các triều đại trước đó như thế nào.

    Nguồn : IAMES
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ