Bóng thủy tinh nổ tan tành ở tốc độ 130.000 FPS thực sự ấn tượng hơn bạn nghĩ

    TVD,  

    Có thể bạn không biết, nhưng nếu muốn làm nó nổ tung thành từng mảnh thì việc dùng búa để đập vỡ nó không phải là cách hiệu quả nhất.

    Nếu bạn thả thủy tinh nóng chảy vào trong một thùng nước lạnh, nó sẽ nhanh chóng được làm nguội và có hình dạng một con nòng nọc với một đầu tròn và một cái đuôi dài, nhọn. Tất nhiên đó không phải là câu chuyện mà anh chàng Destin Wilson Sandlin muốn nói với chúng ta trong chương trình Smarter Every Day.

    Mà câu chuyện thú vị lần này là cách để làm “con nòng nọc” bằng thủy tinh đó nổ tung như thế nào. Có thể bạn không biết, nhưng nếu muốn làm nó nổ tung thành từng mảnh thì việc dùng búa để đập vỡ nó không phải là cách hiệu quả nhất.

    Thay vào đó, bạn có thể dùng một chiếc kìm để kẹp chặt vào phần đuôi thủy tinh và điều bất ngờ bạn sẽ thấy trong đoạn video ở trên. Đó thực sự là một hiện tượng thú vị, và xảy ra quá nhanh để chúng ta có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Do đó với một chiếc camera có tốc độ 130.000 khung hình trên giây sẽ giúp chúng ta hiểu được chuyện gì đã xảy ra.

    Trên thực tế khi thả thủy tinh nóng chảy vào một thùng nước lạnh, nhiệt độ của nước sẽ làm lớp bên ngoài nguội đi rất nhanh. Nhanh đến mức ngay cả khi lớp bên ngoài đã chuyển thành thể rắn thì bên trong vẫn đang là thủy tinh lỏng.

    Watch Glass Explode at 130,000 Frames Per Second

    Và khi bên trong bắt đầu nguội đi, nó co lại và gây ra một lực làm căng lớp thủy tinh bên ngoài. Lực này khiến cho thủy tinh cứng hơn, ngoại trừ phần đuôi. Phần đuôi quá mỏng do đó cả phần bên trong và bên ngoài nguội đi gần như cùng lúc.

    Do đó phần đuôi là điểm yếu nhất mà khi bị phá vỡ, chênh lệch áp suất sẽ khiến toàn bộ bóng thủy tinh nổ tung chứ không chỉ đơn thuần là vỡ vụn.

    Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là  Drops Prince Rupert và đã tiến hành nghiên cứu rất nhiều liên quan đến hiện tượng này. Vì nó liên quan đến sức bền vật liệu, độ đàn hồi và cả quy trình hoạt động của các túi magma (vòm đá bên dưới núi lửa).

    Tham khảo: Gizmodo

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ