Cánh tay robot có thể điều khiển bằng suy nghĩ

    TVD,  

    Cánh tay robot có khả năng đọc các tín hiệu điện từ vỏ não của người bệnh và mô phỏng giống như một cánh tay thật.

    Năm 2012, Jan Scheuermann mắc phải căn bệnh lạ khiến cô bị liệt toàn bộ phần thân từ cổ xuống, khiến cho cuộc sống của cô chỉ gắn liền với chiếc giường bệnh. Nhằm giúp những người như Jan Scheuermann có thể tự vận động và chăm sóc bản thân, các nhà khoa học tại Đại học Pittsburg đã tạo ra một cánh tay robot mà có thể điều khiển chỉ bằng suy nghĩ.

    Jan Scheuermann được cấy hai mảng điện cực vào vỏ não phía sau của cô, nhằm thu lại các tín hiệu điện từ vỏ não khi cô muốn cử động tay. Các tín hiệu điện này sau đó sẽ được chuyển đến hệ thống máy tính và mã hóa thành những tín hiệu điều khiến đến cánh tay robot.

    Các nhà khoa học đã phải tiến hành nghiên cứu rất kỹ lưỡng sự hoạt động của võ não khi điều khiển các cử động ở cánh tay, nhờ máy chụp điện não đồ các nhà khoa học có thể biết được các tín hiệu nào được dùng để ra lệnh cho các cử động nào của cánh tay. Trải qua rất nhiều thách thức, các nhà khoa học đã có thể tạo ra cánh tay robot mô phỏng những cử động như một cánh tay của người thật.

    Với các chuyển động theo 3 chiều, cùng với đó là khả năng điều khiển các ngón tay để cầm nắm đồ vật. Thậm chí Jan Scheuermann có thể chiến thắng một người bạn của mình trong trò kéo-búa-bao, cô cũng có thể tự ăn với sự trợ giúp của cánh tay.

    Tuy nhiên chưa dừng lại ở đây, các nhà khoa học đang phát triển một phiên bản cánh tay không dây mà có thể gắn vào một chiếc xe lăn, để có thể giúp người bệnh ở mọi lúc mọi nơi chứ không chỉ trong phòng thí nghiệm. Công ty BrainGate cũng đang nghiên cứu và phát triển bộ khung chân có khả năng điều khiển bằng suy nghĩ, giúp những người bị liệt có khả năng đi lại một cách bình thường.

    Theo engadget

    >>Thế giới sẽ ra sao khi Robot thay thế con người

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày