Chàng trai 19 tuổi tạo ra một robot luật sư và nó đã kháng cáo thành công 3 triệu USD tiền phạt đỗ xe

    Quân Nguyễn,  

    Thuê một luật sư để kháng cáo một vé phạt đỗ xe không chỉ khiến bạn phải đau đầu, mà số tiền bỏ ra đôi khi còn đắt hơn tiền đóng phạt.

    Tùy thuộc vào mỗi vụ kiện và luật sư, mỗi bản kháng cáo – một quy trình pháp lý đề nghị duyệt xét lại việc nộp phạt – có thể tốn từ 400 tới 900 USD.

    Nhưng với sự trợ giúp từ một robot được tạo ra bởi Joshua Browder, lập trình viên người Anh, 19 tuổi, bạn sẽ chẳng tốn một xu nào. Con bot này của Browder sẽ xử lý những thắc mắc về kháng cáo vé phạt đỗ xe tại UK. Kể từ khi đi vào hoạt động vào cuối năm 2015, nó đã kháng cáo thành công lượng vé phạt trị giá tới 3 triệu USD.

     Robot của Browder có thể trợ giúp trả lời những thắc mắc về vé phạt đỗ xe.

    Robot của Browder có thể trợ giúp trả lời những thắc mắc về vé phạt đỗ xe.

    Khi bạn đăng nhập, một màn hình chat hiện ra. Để biết về vụ kiện của bạn, con bot sẽ hỏi những câu hỏi như “Bạn có phải là người lái xe?” hay “Liệu biển báo đỗ xe có gây khó hiểu cho bạn?” Và rồi nó sẽ xuất ra một đơn khiếu nại, và bạn có thể mail đơn này tới tòa án. Nếu con robot này chẳng thể hiểu nổi sự tình, nó sẽ chỉ bạn cách liên lạc trực tiếp với Browder.

    Trang web này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, và phiên bản hoàn thiện sẽ được phát hành trong vài tháng tới, theo lời của Browder, sinh viên năm nhất đại học Stanford.

    Khi mà luật pháp được công bố công khai, các loại bot có thể tự động hóa những nhiệm vụ đơn giản mà những luật sư con người phải nhúng tay vào qua hàng thế kỉ. Sản phẩm của Browder cũng chẳng phải con bot luật sư đầu tiên. Bot của startup Acadmx cũng có thể tạo ra được những bản tóm tắt hồ sơ luật hoàn chỉnh. Còn có cả công ty Lex Machina thực hiện việc khai phá dữ liệu trên hồ sơ của các thẩm phán và đưa ra những dự đoán xem họ sẽ làm gì trong tương lai.

    Không chỉ với vé phạt đỗ xe, bot của Browder còn có thể giúp giải quyết những chuyến bay bị hoãn hoặc delay và những khiếu nại thanh toán bảo hiểm bảo vệ. Mặc dù con bot chỉ có thể trợ giúp đệ trình những khiếu nại trên những vấn đề pháp lí đơn giản – nó chẳng thể tranh tụng trước mặt thẩm phán – nó cũng đã tiết kiệm được rất nhiều khoản tiền cho người dùng.

    Browder lập trình robot của mình dựa trên một thuật toán hội thoại. Nó sử dụng từ khóa, đại từ và trật tự từ để hiểu rõ vấn đề của người dùng. Anh nói rằng càng nhiều người sử dụng con robot, nó sẽ càng trở nên thông minh hơn. Thuật toán của nó có thể phân tích rất nhanh lượng lớn dữ liệu trong khi tự hoàn thiện bản thân trong suốt quá trình.

    Mặc dù Browder lập trình con bot dựa theo luật pháp UK, anh nói rằng nó vẫn có thể có ích tại Mỹ. Lấy ví dụ, nếu một chuyến bay từ New York tới London bị delay, người mua vé có thể dùng con robot để khiếu nại đền bù. Browder giờ đang tiến hành lập trình Luật thành phố của Mỹ lên con bot của mình, bắt đầu từ New York.

    Trong tương lai, người ta sẽ chẳng cần phải thuê luật sư cho những kháng cáo pháp luật đơn giản - họ sẽ chỉ cần một con bot.

    Trong khi Browder chẳng hề nghĩ rằng robot sẽ sớm thôi được tranh luận tại Tòa án tối cao Mỹ, nhưng anh tin răng, với việc trí thông minh nhân tạo phát triển, những luật sư phải làm các công việc nhàm chán sẽ ít đi.

    “Tuy mới 19 tuổi, tôi đã tự lập trình toàn bộ con robot, và tôi nghĩ rằng việc nó thay thế những luật sư giải quyết án phạt đỗ xe là hoàn toàn hợp lý,” anh nói. “Tôi biết vẫn có hàng ngàn lập trình viên với hàng chục năm kinh nghiệm hơn tôi đang giải quyết những vấn đề tương tự.”

     Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg và Stephen Breyer của Tòa án tối cao Mỹ.

    Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg và Stephen Breyer của Tòa án tối cao Mỹ.

    Nhưng những con bot như vậy có tương đương với việc thuê luật sư?

    Tùy thuộc vào việc chúng có vượt qua ranh giới đạo đức khi đưa ra lời khuyên chủ quan, trích lời Bradley Moss, một luật sư tại DC chuyên ngành an ninh quốc gia. Nếu con bot trả lời những câu hỏi chủ quan, điều này được xem như là thực thi luật pháp, vốn chỉ được thực hiện hợp pháp bởi con người.

    Moss nói:

    “Có những giới hạn về pháp lí và đạo đức với những việc chúng có thể thực hiện. Những chương trình như vậy không thể, ít nhất trên quan điểm tầm thường của tôi, hiển nhiên đe dọa nghề luật. Tuy nhiên, chúng sẽ tiếp tục tinh giản quá trình xử lí những nhiệm vụ đơn giản mà được cho là con người có thể xử lí không cần tới – và bỏ ra chi phí – những trợ giúp pháp lý chính thức.”

    Hầu hết những con bot trên là những công cụ có thể thu thập hồ sơ một cách nhanh chóng và phục vụ thông tin pháp lý. Bot sẽ không thể cung cấp tư vấn pháp lý một cách đầy đủ và xác thực nhất, và sẽ phải mất hàng thập kỉ để chúng có thể tinh vi như con người, trích lời Samuel Woolley, người theo dõi và nghiên cứu các con bot về chính trị.

    “Robot chẳng thể thay thế con người hoàn toàn - ít nhất là không phải trong tương lai gần,” ông nói. “Chúng chẳng thể đưa ra những cái nhìn về xã hội sâu sắc và nhiều sắc thái bởi chúng thực sự không thể hiểu được những cảm xúc tinh tế và sự hài hước.”

    Khi xe tự hành bắt đầu thống trị đường phố trong tương lai, chúng có thể sẽ tự động kháng cáo những đơn phạt về tốc độ. Browder cũng đã bàn bạc với những ông chủ về việc tích hợp bot của anh vào những chiếc xe của họ.

    Anh cũng đang lập trình để con bot có thể xử lí những vấn đề pháp lý phức tạp hơn, bao gồm cả vấn đề tị nạn của người Syria. Rào cản ngôn ngữ cũng là một thử thách, khi mà con robot cần phải hiểu được tiếng Ả Rập nhưng phải tạo ra những tài liệu pháp lí bằng tiếng Anh. Con bot này có thể sẽ ra mắt vào mùa hè – và hoàn toàn miễn phí.

    “Nếu một ngày mọi công dân đều có được tiêu chuẩn về đại diện pháp lí như mọi tỉ phú,” Browder nói, “thì đây sao có thể là điều không tốt đẹp cơ chứ?”

    Theo Business Insider.

     

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ