Mô hình quả tim chế tạo bằng công nghệ in 3D đã cứu sống tính mạng của 1 bé trai 14 tháng tuổi trong 1 ca phẫu thuật tim. Đây là kết quả chế tạo của các kỹ sư tại trường khoa học kỹ thuật J.B Speed trực thuộc Đại học Louisville.
Các nhà khoa học đã tạo nên 1 mô hình quả tim của trẻ em bằng công nghệ in 3D cho phép các bác sĩ có thể lên kế hoạch tốt hơn trước khi ca phẫu thuật được chính thức thực hiện.
Sử dụng các hình ảnh chụp CT quả tim của Roland, các nhà nghiên cứu đã tạo nên 1 mô hình quả tim bằng công nghệ in 3D với kích thước lớn gấp 1,5 lần so với kích thước thật. Quả tim được chế tạo gồm 3 phần từ các sợi dẻo, mất khoảng 20 giờ để thực hiện và tốn tổng chi phí 600 đô la.
Bác sĩ phẫu thuật tim Erie Austin III, trưởng ê kíp phẫu thuật đã sử dụng mô hình quả tim để đưa ra giải pháp và lên kế hoạch trong tiến trình phẫu thuật. Cuối cùng, ê kíp đã có thể giải quyết được tất cả các khuyết tật chỉ trong 1 ca mổ duy nhất vào ngày 10 tháng 2.
Bác sĩ Austin cho biết: “Tôi cho rằng mô hình quả tim chính là giải pháp để lên kế hoạch cho 1 ca phẫu thuật tim vốn dĩ hết sức phức tạp này.”
Sau ca phẫu thuật, Roland đã xuất viện vào ngày 14 tháng 2. Hiện tại, sức khỏe đang trong tình trạng hồi phục bình thường sau khi quay lại tái khám vào ngày 21 tháng 2 vừa qua.
Đối với các nhà nghiên cứu tại Đại học Louisville, thành công của ca phẫu thuật nhờ vào quả tim in 3D đã góp phần mở rộng lĩnh vực áp dụng của công nghệ tiên tiến này. Trước đây, các nhà nghiên cứu vẫn chỉ tập trung nghiên cứu phát triển công nghệ in 3D để phục vụ cho sản xuất và các ngành công nghiệp nặng.
Nhà nghiên cứu Gornet đã chia sẻ: “Biết được mình có thể giúp cuộc sống của ai đó trở nên tốt đẹp hơn thật sự là 1 trải nghiệm tuyệt vời.”
Theo Gizmag
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?