Đây là những người phải chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu

    Nova,  

    Nếu các nguyên thủ trên thế giới không nhanh chóng thống nhất được một thỏa thuận toàn cầu thì rất có thể những báo cáo tiếp theo của Oxfam sẽ ngày một tệ hại hơn trước khi không còn gì để báo cáo, tức là lúc loài người đã bị biến đổi khí hậu tiêu diệt hoàn toàn.

    Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP21) đã bắt đầu cuộc họp khổng lồ của hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới vào ngày 29/11 vừa qua, các nguyên thủ cùng với những chuyên gia về môi trường và các nhà khoa học đang gấp rút thảo luận để đưa ra một hướng đi mới cho tình hình môi trường của Trái Đất trong tương lai.

    Nhân sự kiện COP21 lần này, liên minh quốc tế Oxfam đã công bố số liệu về tình hình khí thải toàn cầu trong thời gian vừa qua. Kết quả báo cáo đã khiến những người tham dự phải sốc khi Oxfam chỉ ra rằng 10% những người giàu trên thế giới chịu trách nhiệm đến khoảng 50% lượng khí thải nhà kính đã được xả ra môi trường trong vòng 5 năm vừa qua.

    Báo cáo này được chuyên gia Glen Peters đến từ Trung tâm nghiên cứu Khí hậu và Môi trường quốc tế tại Oslo, Na Uy trình bày trước toàn bộ những người tham dự hội nghị. Ông Glen Peters cũng cho biết báo cáo này chỉ dựa trên quy mô sử dụng cá nhân chứ không phải quy mô sản xuất công nghiệp, thậm chí lượng khí thải được các cá nhân xả ra môi trường chiếm tới 64% lượng khí thải toàn cầu nếu tính về quy mô trách nhiệm. Đây là một con số gây được nhiều sự chú ý của hội nghị.

    Một thống kê tương phản cho thấy với cùng một lượng khí thải nhất định thì 1 người giàu sẽ chịu trách nhiệm tương đương với những gì 11 người nghèo xả ra môi trường, chưa kể nếu tính theo lượng khí thải do từng cá nhân chịu trách nhiệm thì 1 người giàu xả ra môi trường gấp 60 lần người nghèo. Những con số này cho thấy sự phân hóa giàu nghèo lớn đã ảnh hưởng rất xấu đến môi trường, thậm chí những người nghèo sẽ phải chịu thiệt hại tồi tệ nhất nếu khí hậu Trái Đất tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng khó lường.

    Thật vậy, ông Glen đã chỉ ra rằng khi siêu bão Sandy đổ bộ vào Hoa Kỳ trong năm 2012 thì có tới 1/3 những công trình kiến trúc bị hư hại là về những căn nhà trợ cấp do chính phủ nước này xây dựng với mục đích hỗ trợ người nghèo, ngoài ra một nửa số nhà này đã bị hủy hoại hoàn toàn khiến rất nhiều người trở lại với cảnh vô gia cư trước khi được cấp nhà hỗ trợ. Ngoài ra, báo cáo này cũng cho thấy 1/2 dân số thuộc dạng nghèo nhất thế giới có nguy cơ bị nguy hiểm đến tính mạng khi họ sống trong những vùng đất có khả năng bị xóa sổ hoàn toàn nếu mực nước biển tiếp tục dân cao trong tương lai.

     Bản đồ những nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu.

    Bản đồ những nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu.

    Bên cạnh những số liệu thống kê khiến những người tham dự COP21 phải "lạnh gáy", báo cáo của Oxfam cũng chỉ ra những nét tích cực khi có hẳn một kế hoạch định hướng dành cho những nước phát triển với hy vọng tất cả các quốc gia này sẽ chuyển qua sử dụng 100% năng lượng tái tạo từ bây giờ cho đến hết thể kỷ - "nghe rất xa xôi nhưng méo mó có hơn không", trích lời ông Glen Peters.

    Mặc dù vậy, chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng nếu các nguyên thủ trên thế giới không nhanh chóng thống nhất được một thỏa thuận toàn cầu thì rất có thể những báo cáo tiếp theo của Oxfam sẽ ngày một tệ hại hơn trước khi không còn gì để báo cáo, tức là lúc loài người đã bị biến đổi khí hậu tiêu diệt hoàn toàn.

    Tham khảo Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ