Đến thăm nơi hứng chịu 10.000 lượt sét đánh mỗi đêm

    zknight,  

    Những tia chớp liên tục đi kèm với sấm dường như không bao giờ ngủ tại hồ Maracaibo, Venezuela.

    Người Anh có một câu thành ngữ ngữ rằng “Sét không bao giờ đánh ở cùng một nơi đến hai lần”. Tuy nhiên, có lẽ nên quên nó đi khi bạn đến thăm hồ Maracaibo ở Venezuela, nơi hứng chịu 28 lượt sét đánh mỗi phút, 10 giờ mỗi đêm và 160 đêm mỗi năm.

     Vị trí địa lý hồ Maricaibo, Venezuela

    Vị trí địa lý hồ Maricaibo, Venezuela

    Hồ Maracaibo đã từng là một vịnh nước lợ lớn ở tây bắc Venezuela. Nó nằm trên dòng chảy qua thành phố Maracaibo và đổ ra biển Caribbean. Hồ được kết nối với vịnh Venezuela bởi eo biển Tablazo ở cuối phía bắc, và được cung cấp nước bởi nhiều con sông, lớn nhất là sông Catatumbo. Với diện tích 13.210 km² nó là hồ lớn nhất ở Nam Mỹ.

    Maracaibo cũng là một trong những hồ lâu đời nhất trên Trái đất với độ tuổi 20-36.000.000 tuổi. Tuy nhiên, một điều đặc biệt khiến nó nổi tiếng hơn cả: sách kỉ lục Guinness thế giới đã dành danh hiệu “nơi sét đánh tập trung cao nhất thế giới” cho hồ Maracaibo với ghi nhận 250 tia sét trên km² mỗi năm.

     Hồ Maricaibo, nơi có mật độ sét đánh lớn nhất thế giới

    Hồ Maricaibo, nơi có mật độ sét đánh lớn nhất thế giới

    Rất nhiều chuyên gia đã cố gắng đi tìm lời giải cho hiện tượng này trong hàng thập kỷ. Những năm 1960, người ta cho rằng một mỏ uranium nằm dưới lòng đất là nguyên nhân thu hút những tia sét. Mới đây, một số nhà khoa học lại đề xuất rằng không khí trên mặt hồ trở nên hút điện bởi một lượng lớn khí Metan thoát ra khỏi mỏ dầu phía dưới.

    Tuy nhiên, tất cả những giả thuyết trên đều chưa được chứng minh cặn kẽ. Giờ đây, chúng ta chỉ có thể tin tưởng vào đặc thù địa hình và gió của khu vực hồ Maracaibo. “Các điểm nóng, nơi mà sét đánh thường xuyên luôn gắn với một đặc điểm địa hình. Nó có thể là các sườn núi dốc, bờ biển uốn cong hay sự kết hợp của cả hai”, Tiến sĩ Daniel Cecil đến từ Trung tâm khí hậu và thủy văn toàn cầu cho biết. “Các đặc điểm trên của địa hình sản sinh mô hình gió và các khối khí nóng lạnh thúc đẩy khả năng hình thành những cơn giông với sét”.

    Tại phía Tây Bắc Venezuela, dòng hồ lớn nhất Nam Mỹ chảy qua thành phố Maracaibo để hòa vào bờ biển Caribbean. Nó nằm trọn vẹn trong một nhánh của dãy Andes, và được bao bọc bởi 3 phía là núi cao. Ban ngày, mặt trời nhiệt đới khiến hơi nước bốc lên từ mặt hồ và các vùng xung quanh. Ban đêm, gió mậu dịch từ biển lại đẩy không khí ẩm vào gặp khối khí lạnh trên núi. Do đó, các cụm mây giông liên tục được hình thành ở độ cao 12km.

    Bên trong những đám mây, khi những giọt nước của không khí ẩm va chạm với tinh thể băng của không khí lạnh, chúng sản sinh điện tích. Và do đó, những cơn bão sấm chớp liên tục được tích tụ và sẵn sàng bất cứ lúc nào.

     Những đám mây giống khổng lồ trên bầu trời Maricaibo

    Những đám mây giống khổng lồ trên bầu trời Maricaibo

    Sự phóng điện tĩnh giữa các đám mây và mặt đất được gọi là sét. Sức nóng của tia sét mà có thể nóng hơn bề mặt của mặt trời đến 3 lần khiến không khí xung quanh giãn nở tạo sóng xung kích. Điều này khiến những tia chớp liên tục đi kèm với sấm dường như không bao giờ ngủ suốt đêm tại Maracaibo.

    Những tia chớp sáng nhất có thể được các thủy thủ nhìn thấy ở khoảng cách 400km. Trong quá khứ, họ dùng đặc điểm này để điều hướng tàu. Rất nhiều truyền thuyết đã được thêu dệt bởi các thủy thủ. Họ nói rằng đó là những tia chớp không có âm thanh và với đủ các màu sắc. Thực tế, một khoảng cách khá xa sẽ khiến âm thanh không thể đến được nơi con tàu và hiện tượng tán sắc ánh sáng của bụi khiến những tia chớp có nhiều màu sắc.

    Bản đồ sét trên toàn thế giới
    Bản đồ sét trên toàn thế giới

    Tất cả các dữ liệu về sét ở Maracaibo được nghiên cứu bởi Tropical Rainfall Measuring Mission (TRMM). Đây là cơ quan hợp tác giữa NASA và Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản. Họ sử dụng các cảm biến nhạy sáng trên vệ tinh để ghi lại mọi tia chớp trên bầu trời trong suốt 17 năm. Dữ liệu cực lớn này giúp TRMM lập được một bản đồ các điểm nóng với sự xuất hiện mật độ lớn của sét trên toàn thế giới.

    Đối với tôi, thế hệ tiếp theo của các vệ tinh thời tiết sẽ còn thú vị hơn nữa”, Tiến sĩ Cecil trong dự án phát biểu khi vệ tinh TRMM hoàn thành sứ mệnh và hết nhiên liệu. “Trong vài năm tới, sẽ có nhiều hơn các vệ tinh địa tĩnh tham gia vào việc lập bản đồ sét cho nhiều nơi trên thế giới. Điều này giúp chúng ta đo lường tốt hơn hoạt động của sét”.

     Sét ở hồ Maricaibo quan sát từ Trạm vụ trụ quốc tế ISS

    Sét ở hồ Maricaibo quan sát từ Trạm vụ trụ quốc tế ISS

    Trong quá khứ, sét ở hồ Maracaibo đã giúp Venezuela ngăn chặn hai cuộc xâm lược bí mật của quân đội nước ngoài. Năm 1595, những tia chớp chiếu sáng tàu của thuyền trưởng Francis Drake đã tiết lộ kế hoạch tấn công bất ngời của người Anh. Năm 1823, trong chiến tranh giành độc lập, những tia sét cũng đã phản bội quân đội Tây Ban Nha khi đó đang cố gắng lẻn vào từ bờ biển.

    Ngày nay, hồ Maracaibo trở thành một điểm đến tuyệt vời dành cho du khách trên toàn thế giới. Thời điểm tốt nhất để đến Maracaibo và tận hưởng những cảm giác thú vị với những cơn bão là khoảng tháng 10. Nếu muốn một khung cảnh lãng mạn, bạn có thể đến vào mùa khô khoảng từ tháng 1 đến tháng 2, khi đó các cơn giông nhanh chóng đi qua để lại một bầu trời Nam Mỹ đầy sao trong vắt. Và nếu có ý định ghé thăm Maracaibo, hãy chắc chắn rằng chiếc máy ảnh của bạn còn đầy bộ nhớ bởi 28 lượt sét mỗi phút sẽ khiến bạn chụp không ngừng tay nổi.

    Tham khảo BBC,Wilipedia,Reuter

    [Picture] Vẻ đẹp không tưởng khi sét đánh trúng núi lửa

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ