Trong cuộc sống, không ai muốn mình là kẻ bị lừa dối và cũng chẳng ai muốn bị coi là không đáng tin. Các kỹ năng phát hiện nói dối là rất quan trọng và được sử dụng phổ biến. Các giám khảo sẽ phải có kỹ năng để lựa chọn, cảnh sát sẽ phải dùng để thẩm vấn tội phạm … Bạn có muốn thành tạo trong việc nhận biết lời nói dối thông qua các cử chỉ trên khuôn mặt lời nói hoặc biết cách thể hiện sự đáng tin của mình với một người lạ ? Hãy thử trang bị một vài kĩ năng cho chính mình, tìm hiểu cách xác định lời nói dối theo các biểu hiện nhỏ trên khuôn mặt, cơ thể. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số, có thể sẽ mất thời gian để luyện tập nhưng bạn sẽ thấy rằng chúng thực sự tuyệt vời.
Mắt và khuôn mặt
Chú ý đến những biểu hiện nhỏ : thường thì chính những biểu hiện nhỏ, diễn ra nhanh lại thể hiện cảm xúc thực của một người. Đối với con người nếu không đến mức nói dối lão luyện quá thì họ sẽ có phản ứng thái độ một cách bản năng. Nên hãy chăm chú và chú ý thật kĩ đến những biểu hiện nhỏ nhất. Thông thường thì một người đang nói dối biểu hiện trong tích tắc đó sẽ là sự day dứt, đặc trưng bởi lông mày hơi nhăn về phía trán, có thể sẽ tạo ra nếp nhăn đầu lông mày.
Mũi và mồm : Mọi người có xu hướng chạm vào mũi khi nói dối, họ cũng hay che miệng đi như một bản năng. Nếu miệng thể hiện dấu hiện căng thẳng như môi mím lại thì nó chỉ ra sự không vui trong lời nói (nhưng đặc điểm này là nói về cảm xúc chung chung, k phải đặc trưng nói dối)
Chuyển động con ngươi : Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên ánh mắt cũng là nơi thể hiện ra nhiều cảm xúc của con người. Khi phải nghĩ đến gì đó chi tiết, con người thường hay di chuyển sang phải. Khi phải dựng lên điều gì đó, con ngươi thường di chuyển sang trái. Xu hướng nháy mắt nhanh hơn (mắt chập chờn) cũng thường có khi nói dối. Phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới là hành động dụi mắt khi nói dối.
Mí mắt : người ta thường nhắm mắt lâu hơn khi chớp mắt khi họ nghe thấy điều gì đó không được hài lòng. Tất nhiên điều này là khó nhận ra bởi thời gian là rất rất ngắn. Nếu tay và ngón tay có xu hướng đưa lên mắt thì theo nghiên cứu đây cũng là một biểu hiện “ngăn chặn” sự thật.
Có một niềm tin phổ biến rằng những kẻ nói dối luôn tránh sự giao tiếp bằng mắt. Kiểu như trong phim thách đố nhìn thẳng vào mắt nhau để xác minh sự thật vậy. Kẻ nói dối luôn cố gắng làm cho ánh mắt có vẻ chân thành hơn, như một cách để chứng minh rằng điều họ nói ra chính là sự thật. Một số kẻ nói dối tinh vi thậm chí có xu hướng giao tiếp bằng mắt nhiều hơn bình thường để làm tăng sự tin tưởng từ mọi người và qua mắt các nhà điều tra thường coi cách giao tiếp qua ánh mắt như câu trả lời. Nói chung mọi biểu hiện chỉ mang tính tương đối nên nếu chú ý tinh tế và kết hợp các biểu hiện với nhau mới có thể có câu trả lời chính xác nhất.
Ngôn ngữ cơ thể
Hãy thử xem cách gật đầu : Nếu người nói gật hoặc lắc đầu trái ngược với những gì họ nói thì đó có thể là một dấu hiệu. Ví dụ như có người nói rằng : “Tôi vui” mà lại lắc đầu thì hẳn là có sự mâu thuẫn lớn ở đây rồi. Với ngôn ngữ cơ thể thì những phản ứng vô thức sẽ tố cáo lời nói dối. Trừ phi là đối tượng đã luyện tập quá thành thạo hoặc được đào tạo tương tự như gián điệp thì việc nhận biết sẽ không khó lắm. Một người khi nói dối sẽ ngần ngại phải nói lại điều đó một lần nữa hoặc phải thể hiện những cử chỉ chứng minh điều đó là thật. Còn khi nói thật thì con người sẽ dễ dàng kết hợp với biểu hiện của cơ thể để thế hiện điều mình nói hơn.
Hành vi đối với những người cùng tương tác, đó là cách thiết lập mối quan hệ và sự quan tâm. Kẻ nói dối sẽ phải dành ra nhiều nỗ lực để tạo ra một thực tế khác cho người nghe.
Một người nói sự thật hoặc chẳng có gì để che giấu thì người đó sẽ có xu hướng nghiêng về phía người nghe. Người nói dối thì có xu hướng dựa về phía đằng sau, thể hiện sự không mong muốn trong việc truyền đạt nhiều thông tin hơn.
Một người nói sự thật sẽ không miễn cưỡng khi sử dụng cử chỉ, lời nói nhiều hơn bình thường nhằm làm rõ vấn đề cho người nghe. Người nói dối sẽ trốn tránh và muốn cho qua vấn đề càng nhanh càng tốt – vì đơn giản nó không có thật và càng nói nhiều thì sẽ càng dễ lộ ra sơ hở.
Khi nói dối, mọi người cũng có xu hướng nuốt nước bọt nhiều hơn thứ nhất là để bôi trơn cổ họng và thứ hai đó là cách để giảm sự căng thẳng, sợ hãi. Hơi thở khi nói dối cũng sẽ nhanh và dồn dập hơn (kiểu như thở ngắn liên tiếp và sau đó là một hơi thở sâu).
Nếu không bị căng thẳng, con người sẽ được thoải mái hơn trong các cử động chân, tay. Với người nói dối thì sự căng thẳng sẽ làm họ lung túng nhiều hơn, tay có thể chạm đến vùng cổ, tai hoặc khuôn mặt. Chân và tay cử động nhìn không tự nhiên lắm, thiếu linh hoạt
Hãy cẩn thận! Kẻ nói dối có thể cố tình ra vẻ vụng về để cho cảm giác " thoải mái ", ngáp có thể là một dấu hiệu của sự cố gắng để che đậy sự lừa dối. Hành vi chải chuốt rất phổ biến trong những kẻ nói dối , chẳng hạn nghịch mái tóc (xem xét trong hoàn cảnh vì hành động này cũng thể hiện trong một vài những trường hợp khác như sự tán tỉnh ..)
Hãy ghi nhớ rằng những tín hiệu này có thể là một dấu hiệu của sự lo lắng đơn thuần chứ không phải là một dấu hiệu của sự lừa dối. Kẻ lừa dối chuyên nghiệp thường cũng chẳng lo lắng mấy khi đang nói dối.
Một số dấu hiệu khác
Giọng nói, cách nói : Anh ta hoặc cô ta có thể đột nhiên bắt đầu nói chuyện nhanh hơn hoặc chậm hơn so với bình thường, hoặc sự căng thẳng có thể dẫn đến một giọng nói cao vút. Đôi khi họ cũng có xu hướng phóng đại một số chi tiết trong câu chuyện để làm tăng độ thực.
Phản ứng khi trả lời câu hỏi : lúc trả lời các vấn đề liên quan đến câu chuyện được bịa ra để lừa bịp người khác chính là lúc đối tượng dễ lung túng nhất. Họ sẽ có phản ứng phòng thủ, chúng ta cũng cần nhìn nhận kĩ vì đây hoàn toàn có thể là phản ứng của những người nhút nhát nữa. Và vì phải nghĩ ra những chi tiết không có thực trong câu chuyện của mình nên người nói dối sẽ không phản ứng nhanh được như người bình thường, đôi khi trong câu trả lời sẽ có sự mâu thuẫn nhất định. Họ thường cố gắng lảng tránh và thay đổi chủ đề đề không bị xoáy sâu nữa.
Lưu ý :
Tất cả những đặc điểm này cần một sự tinh tế và quan sát kỹ lưỡng. Một vài trong số chúng là biểu hiện bình thường của những người nhút nhát hoặc trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó. Hãy nhận diện về đạo đức và tính cách đối tượng trước khi tiếp xúc. Hãy xem xét cả yếu tố văn hóa, khu vực, môi trường. Ví dụ như một số người bị khuyết tật như tự kỷ , hội chứng Asperger rất khó khăn trong việc giao tiếp hoặc không bao giờ nhìn thẳng vào mắt khi nói chuyện. Đây là một dấu hiệu bệnh chứ không thể coi nó như dấu hiệu dối trá … Và nếu muốn chắc chắn thì hãy cố gắng tìm được bằng chứng xác thực nhất để chứng minh rằng một người có nói dối.
Trong cuộc sống này có nhiều thứ khó kiểm soát. Nếu không thực sự cần thiết thì đừng bới móc và soi xét quá nhiều. Có những chi tiết có thể “không được thật lắm” nhưng có thể chúng không phải là lời nói dối mà chỉ là sự phóng đại hoặc có thêm thắt.
Để nhận biết sự dối trá thì cần phải luyện tập và cũng phải có một linh cảm tốt. Hãy xem phim, các chương trình tòa án, tư liệu cảnh sát để làm quen với các tình huống và nhận biết dấu hiệu qua các ghi chép.
Kết
Hãy chọn lựa đối tượng tiếp xúc trong cuộc sống và thật sự xây dựng những mối quan hệ bền vững. Về cơ bản thì việc nhân biết một người xa lạ có nói dối hay không là rất khó. Bạn cũng nên biết rằng dù chúng ta chẳng ai muốn bị lừa dối nhưng có những hoàn cảnh lời nói dối là sự lựa chọn tốt nhất. Hãy suy xét mọi thứ trong hoàn cảnh và đưa ra những phán quyết đúng đắn nhất.
Đọc đến đây, nhiều người thắc mắc về vấn đề làm thế nào để trở thành một tay nói dối siêu hạng ? Có nhiều thủ thuật bạn có thể tham khảo ở nhiều nơi. Nhưng chân thành mà nói, không muốn người khác biết thì đừng làm. Hãy sống chân thật để những gì nhân lại cũng là sự chân thật !
Tham khảo: wikihow