Chiếc bồn cầu này sẽ biến chất thải, nước tiểu thành điện và nước sạch

    Nova,  

    Trước mắt, các nhà khoa học dự tính sẽ thử nghiệm nó tại Châu Phi, cụ thể là Ghana, vào cuối năm nay.

    Vấn đề thiếu nước sạch và không có điện của những người sống trong cảnh nghèo khó có lẽ sẽ được chấm dứt khi những nhà khoa học của đại học Cranfield (Vương quốc Anh) đã chế tạo thành công một chiếc bồn cầu có thể chuyển đổi phân của con người thành điện và nước sạch.

    Với cái tên Nano Membrane Toilet - bồn cầu sử dụng màng lọc nano, thiết bị này được kỳ vọng sẽ giúp 2,3 tỷ người thiếu nước sạch và điện sinh hoạt trên toàn thế giới có một cuộc sống tốt hơn. Trước mắt, các nhà khoa học dự tính sẽ thử nghiệm nó tại Châu Phi, cụ thể là Ghana, vào cuối năm nay. Dự án này vốn được quỹ Bill and Melinda Gates hỗ trợ về mặt tài chính và đã trải qua 3 năm tiến hành nghiêm cứu, chế tạo. Nếu vượt qua được quá trình thử nghiệm, thiết bị này sẽ có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới từ những khu ổ chuột cho đến những chiếc du thuyền sang trọng.

    Công nghệ cốt lõi ở đây chính là màng lọc nano có khả năng giúp phân tách phân tử nước bốc hơi từ phần còn lại của chất thải, từ đó ngăn ngừa mầm bệnh cũng như các vật rắn khác trôi theo dòng nước. Ngoài ra, sau khi chúng ta đậy nắp bồn cầu, phần chậu xí sẽ lật úp xuống dưới để trút toàn bộ chất thải vào một buồng lắng ngăn mùi hôi thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, bồn cầu này cũng được trang bị một lưỡi dao dùng để làm sạch phần lòng chậu trước khi nó xoay ngược trở lại cho lần sử dụng tiếp theo.

    Bồn cầu màng lọc nano.

    Hơi nước sẽ được một lớp màng lọc phủ hạt nano khác hấp thụ vào ngưng tụ thành nước sạch sử dụng cho sinh hoạt ở phía bên kia. Phần chất thải còn lại sẽ được đưa vào hệ thống bơm xoắn ốc Archimedes đưa đến một buồn lưu trữ khác để biến nó thành nhiên liệu cho các máy phát nhiệt điện. Hiện tại, bộ phận này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Thậm chí, phần tro sau khi thiêu đốt chất thải có thể sử dụng được cho những hoạt động nông nghiệp dưới dạng phân bón.

    Thành viên của đội ngũ phát triển, giáo sư Elise Cartmell, cho biết: "Thiết bị này có thể giúp cho hàng triệu người nghèo trên thế giới có một cuộc sống sinh hoạt thoải mái và sạch sẽ hơn". Thậm chí, giáo sư Cartmell cũng khẳng định những người sử dụng thiết bị sẽ không phải chi quá 5cent/ngày/người (khoảng hơn 1000 đồng). Dự án độc đáo này đã vào đến vòng chung kết của cuộc thi ý tưởng Cleantech Innovate và nó cũng là người chiến thắng trong cuộc thi CleanEquity Monaco 2015.

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ