Hành trình vào trí não của tội phạm tâm thần

    Trần Nam Sơn,  

    Cùng chúng tôi tìm hiểu về những gì diễn ra trong suy nghĩ của những tên tội phạm tâm thần

    Khi nhắc đến những tên giết người hàng loạt, chúng ta đều nghĩ đến những kẻ có niềm đam mê cuồng nhiệt với việc làm tổn thương người khác, thích thú với việc gây ra nỗi sợ hãi và không hề tỏ ra hối hận về những hành động của mình. Điều này đúng trong đa số các trường hợp. Những tên giết người hàng loạt (và nhiều loại tội phạm khác) có biểu hiện điển hình với sự hung hãn và chống đối xã hội. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, những tên tội phạm chỉ đơn thuần là bị “giật dây”, chúng hoàn toàn không có khả năng cảm nhận cảm xúc, nhưng vẫn có thể “hòa nhập” với xã hội ở một mức độ nào đó. Bệnh nhân tâm thần, dù bạo lực hay không, đều rất hạn chế trong định hướng đạo đức và lương tâm. Họ không thể trải nghiệm những thứ như cảm giác tội lỗi, phản bội, lừa dối.

    Hành trình vào trí não của tội phạm tâm thần
     

    Từ nhiều năm nay, các nhà nghiên cứu và các nhà tâm lý học đã biết rằng bệnh nhân tâm thần phản ứng với các kích thích theo một cách hoàn toàn khác với người bình thường, và họ giả thiết rằng, những phản ứng bất thường này có nguồn gốc từ não. Bộ não họ xử lý thông tin khác với người bình thường. Rất nhiều nghiên cứu khoa học sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng để ghi lại những hoạt động của não đã ủng hộ giả thuyết này. Năm 2003, một nghiên cứu được trình bày tại một hội nghị ở Anh đã cho thấy, khi một người bình thường nói dối, có sự tăng hoạt động ở thùy trán, cho thấy cảm giác tội lỗi và không thoải mái, nhưng khi người tâm thần nói dối, người ta không hề ghi nhận được hiện tượng này. Cũng tương tự, khi được tiếp xúc với những từ ngữ như “giết”, “cưỡng hiếp”, hoạt động não bộ ở những bệnh nhân tâm thần hoàn toàn khác biệt so với những người bình thường. Cụ thể hơn, sự tăng hoạt động ở hệ viền – nơi diễn ra quá trình xử lý ngôn ngữ, không đồng đều khi so với những người bình thường.

    Năm 2006, một nhóm nghiên cứu ở London đã cho xuất bản một công trình có thể cho thêm thông tin về nền tảng sinh học cho tâm thần học. Dường như những bệnh nhân tâm thần cảm nhận những dấu hiệu của sự sợ hãi ở người khác theo một cách hoàn toàn khác với người bình thường. Hoặc đơn giản là họ không thể cảm thấy bất cứ điều gì.

    Nghiên cứu được thiết kế để kiểm nghiệm ý tưởng rằng bệnh nhân tâm thần không hề có sự thương cảm với nỗi đau của người khác, họ không hiểu, không cảm thấy, hoặc không có những đáp ứng thích hợp với điều đó. 9 người bình thường và 6 tên tội phạm tâm thần được tham gia vào thử nghiệm này. Họ được tiếp nhận với những biểu hiện điển hình của sợ hãi và đau buồn, đồng thời, một chiếc máy chụp cộng hưởng từ chức năng sẽ ghi lại toàn bộ những hoạt động trên bộ não họ. Trong nghiên cứu này, “Đáp ứng” được hiểu là tăng lưu lượng máu và/hoặc tăng tần số phát xung neuron, những tế bào vận chuyển thông tin của não.

    Hành trình vào trí não của tội phạm tâm thần
     

    Không chỉ có sợ hãi, đau đớn, các đối tượng cũng được tiếp xúc với những biểu hiện trung gian và những biểu hiện tích cực như vui mừng, hạnh phúc. Khi những người “bình thường” nhìn thấy khuôn mặt hạnh phúc, vùng fusiform và extrastriate của não, những vùng đáp ứng chính với với quá trình xử lý biểu hiện hình ảnh của khuôn mặt, cho thấy sự tăng cường hoạt động so với khi họ nhìn thấy những biểu hiện trung gian. Nhóm tâm thần cũng cho thấy sự tăng hoạt động này, nhưng ở ngưỡng thấp hơn. Nhưng khi nhìn thấy những khuôn mặt đau khổ hoặc sợ hãi, nhóm tâm thần không hề có sự tăng cường hoạt động neuron, thậm chí, một số đối tượng còn có biểu hiện giảm hoạt động.

    Các nhà nghiên cứu từ đó đưa ra giả thiết rằng, ở những bệnh nhân tâm thần, đường dẫn truyền xử lý những dấu hiệu của sự đau khổ hoặc là không thực hiện được vai trò của mình, hoặc là đã bị biến đổi để thực hiện nó theo một cách hoàn toàn khác so với người bình thường. Đây có thể là một nền tảng giúp hiểu rõ tâm lý tội phạm trên khía cạnh tâm thần học, nhưng theo tiến sĩ Nicola Gray của đại học Cardiff, “Chúng ta vẫn còn một chặng đường rất dài trước mắt.”

    Tham khảo: Howstuffworks

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ