Huyền thoại máy bay vận tải quân sự C-130 trong Fast and Furious 7 và những câu chuyện chưa kể

    TVD,  

    Trong bộ phim bom tấn Fast and Furious 7, nhà sản xuất đã thuê hẳn cả chiếc máy bay vận tải quân sự C-130 để phục vụ cho một cảnh quay trong bộ phim.

    Trong bộ phim bom tấn Fast and Furious 7 vừa mới công chiếu, nhà sản xuất không chỉ mang đến những chiếc 4 bánh tốc độ mà còn thuê hẳn cả chiếc máy bay vận tải quân sự C-130 để phục vụ cho một cảnh quay trong bộ phim. Đó là chiếc máy bay vận tải huyền thoại một thời, C-130 Hercules do Lockheed Martin sản xuất.

    Mặc dù không nổi tiếng như những máy bay ném bom B-52 hay máy bay do thám U-2, nhưng C-130 Hercules vẫn luôn được Lockheed Martin coi là chiếc máy bay huyền thoại trong lịch sử chế tạo máy bay của mình. Mới đây C-130 Hercules đã được kỷ niệm 60 năm phục vụ của mình và trở thành một trong những máy bay quân sự lâu đời nhất cho đến nay.

    Trong bộ phim Fast and Furious 7, các nhà làm phim đã thuê một chiếc C-130 Hercules đời 1950 để thực hiện cảnh quay thả đoàn đua nhảy dù từ không trung. Đó là một cảnh quay cực kỳ độc đáo mà thay vì sử dụng kỹ xảo, các nhà làm phim đã quyết định thực hiện cảnh quay này thật 100%.

    Trong quân sự, C-130 là chiếc máy bay vận tải rất lớn, có khả năng nạp nhiên liệu khi đang bay và có thể chở được các loại khí tài và cơ giới khủng nhất đến chiến trường. Do những ưu điểm này mà cho đến nay C-130 vẫn là một trong những chiếc máy bay vận tải được sử dụng nhiều nhất trong quân sự.

    Chiếc máy bay này đã từng thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ lẫy lừng trong lịch sử. Trong đó phải kể đến một lần vượt qua cơn bão cấp 5 trong tình trạng động cơ hư hỏng nặng. Đó là vào năm 1989, một phi hành đoàn trên chiếc Hercules tên Teal 57 phải thực hiện một nhiệm vụ giải cứu một nhóm các nhà khoa học của Cơ quan Khí quyển Quốc gia Mỹ bị mắc kẹt giữa một cơn bão cấp 5.

    Khi chiếc C-130 giải cứu được nhóm các nhà khoa học và quay trở về, họ buộc phải bay qua cơn bão Hugo. Gió và sấm sét từ con bão đã khiến cho một động cơ của chiếc máy bay hư hại nặng và một động cơ đã không thể hoạt động nữa. Tuy nhiên sau đó, tất cả phi hành đoàn đều có thể sống sót trở về sau khi vượt qua cơn bão chỉ với hai động cơ còn lại.

    Một nhiệm vụ đáng kinh ngạc khác đó là vào năm 2012 tại Israel. Tướng Joshua Shani đã lái chiếc C-130 để thực hiện một nhiệm vụ giải cứu con tin. Có tất cả bốn chiếc C-130 tham gia vào nhiệm vụ giải cứu này và điều đặc biệt là để tránh radar, toàn bộ phi đội phải bay ở độ cao chỉ 10m so với mặt đất.

    C-130 cũng từng tham gia cuộc thử nghiệm vũ khí thông thường lớn nhất của Lầu năm góc, đo là loại bom MOAB được mệnh danh là “mẹ của tất cả các loại bom”. Mỗi qua bom MOAB này có thể nặng tới 10 tấn và có sức công phá rất khủng khiếp, chỉ thua kém vũ khí hạt nhân.

    Ngoài ra, C-130 cũng làm được nhiều điều không tưởng, như việc hạ cánh trên một tàu sân bay hay thử nghiệm với động cơ tên lửa.

    Mặc dù C-130 vẫn là một chiếc máy bay vận tải được sử dụng rộng rãi hiện nay, nhưng Không quân Mỹ đang có kế hoạch phát triển một thế hệ máy bay vận tải mới có thể đưa vào sử dụng năm 2020. Không chỉ có khả năng chuyên chở trọng lượng lớn, những chiếc máy bay vận tải của tương lai sẽ cần sự linh hoạt như việc cất hạ cánh thẳng đứng và vận tốc cũng cần phải được cải tiến để có thể đưa khí tài đến chiến trường một cách nhanh chóng nhất.

    Tham khảo: cnn

    >>Nga chế tạo siêu máy bay có khả năng chở cả xe tăng với tốc độ siêu âm

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ