Khảo cổ núi lửa phun trào mạnh gấp 8 lần "Big Bang châu Á"

    PV,  

    Lời giải cho vụ phun trào núi lửa trong lịch sử này được công bố bởi các nhà khoa học Pháp.

    Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra được lời giải cho vụ phun trào núi lửa cực lớn Samalas trên đảo Lombok ở Indonesia vào năm 1257. Được biết, vụ phun trào này còn mạnh hơn gấp 8 lần "vụ nổ Big Bang châu Á" - Krakatau xảy ra vào năm 1883 và gấp 2 lần thảm họa núi lửa Tambora vào năm 1815. Hiện nay, tất cả những gì núi lửa Samalas còn lại là một cái hồ rộng lớn của miệng núi lửa ban đầu.

    Khảo cổ núi lửa phun trào mạnh gấp 8 lần "Big Bang châu Á"
    Miệng núi lửa Samalas ở Indonesia, ngày nay là một hồ nước lớn.

    Nhà nghiên cứu Franck Lavigne thuộc ĐH Paris I Panthéon-Sorbonne (Pháp) cho biết: "Vụ phun trào núi lửa Samalas này vô cùng lớn, đến nỗi tro bụi của nó ngày nay còn hiện diện trong băng ở tận Bắc Cực và cả Nam Cực. Nó cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra một thời kỳ lạnh tới 600 năm có tên là Tiểu Băng Hà". 

    Khảo cổ núi lửa phun trào mạnh gấp 8 lần "Big Bang châu Á"
    Hình ảnh mô tả nguồn gốc của vụ phun trào núi lửa Samalas ở Indonesia.

    Để nghiên cứu nguồn gốc vụ nổ, các nhà nghiêm cứu đã phân tích tính chất hóa học của tro bụi trong vụ phun trào năm 1257, dữ liệu địa tầng, kết quả phóng xạ và tham khảo thêm những tài liệu lịch sử về thời đó.

    Kết quả chỉ ra, vụ phun trào của núi lửa Samalas này vô cùng khủng khiếp, từ vị trí miệng núi lửa, thời gian phun trào, cường độ, mảnh vỡ thủy tinh đều được tìm thấy trong lõi băng ở Greenland và Nam Cực.

    Vụ phun trào Samalas đã tống vào không gian một lượng mảnh vỡ lên đến 41m khối, cột tro bụi bay tới độ cao ít nhất 43km rồi phủ xuống khắp hành tinh, vươn đến châu Âu và để lại tàn tích trong các lớp băng vùng cực...

    Khảo cổ núi lửa phun trào mạnh gấp 8 lần "Big Bang châu Á"
    Tro bụi của trận phun trào núi lửa này phủ xuống rất nhiều nơi trên hành tinh.

    Đợt bùng phát này đã tác động mạnh đến khí hậu toàn cầu, khiến thời tiết trở nên tồi tệ với trời lạnh, mưa không ngừng gây lũ lụt và làm thiệt hại lớn về mùa màng.

    Trong các văn bản thời Trung Cổ cũng mô tả, ghi nhận về tình trạng khí hậu lạnh và ẩm ướt bất thường vào mùa hè những năm sau đó. Tuy nhiên, nhà địa chất học Erik Klemetti thuộc ĐH Denison cho rằng: "Một vụ phun trào duy nhất khó có thể gây ra biến đổi khí hậu dài hạn được. Thay vào đó, nó phải là một chuỗi các đợt phun trào lớn, một trong số đó là núi lửa Samalas".

    Nghiên cứu được đăng trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

    Theo Kenh14

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ