Lỗ thủng tầng Ozone ở Nam Cực đang phục hồi có phải điều đáng mừng?

    Green,  

    Liệu lỗ thủng ở tầng Ozone có làm tăng nhiệt độ Trái Đất giống như khí thải nhà kính đã gây ra hay không ?

    Lỗ thủng tầng Ozone ở Nam Cực có phải  là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu?

    Tầng Ozone giống như một lớp áo bảo vệ cực kì quan trọng của Trái Đất. Tuy nhiên, lớp áo giáp này đang bị “rách” bởi những tác động tiêu cực của con người. Hiện nay, lỗ thủng lớn nhất được các nhà khoa học phát hiện ở Nam Cực và đang ảnh hưởng rất nhiều đến lục địa băng giá này. 

    Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, chính lỗ thủng này đã tác động đến việc thay đổi luồng gió và phần mây bao phủ phía trên Nam Cực mà rất có thể  là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu như hiện nay.

    Lỗ thủng tầng Ozone ở Nam Cực đang phục hồi có phải điều đáng mừng?
    Lỗ thủng của tầng Ozone

    Các nhà khoa học cho biết, lỗ thủng tầng ozone có thể tác động lên các luồng gió thổi và đẩy các lớp mây dầy về phía Nam Cực. Những sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến bức xạ Mặt trời và khiến Trái Đất tăng nhiệt độ. Khi những đám mây này di chuyển về phía Nam Cực đồng nghĩa với việc làm gia tăng bức xạ nhiệt lên mặt đất.

    Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tính toán chính xác được lượng nhiệt mà Trái Đất phải nhận thêm khi xuất hiện những lỗ thủng Ozone nhưng theo tiến sĩ Grise từ đại học Columbia, New York cho biết con số này vào khoảng xấp xỉ 1 Watt trên 1 mét vuông. Tuy vậy, con số này nhỏ hơn rất nhiều so với lượng nhiệt mà Trái Đất nhận được do khí thải nhà kính. Những kết quả nghiên cứu như thế này giúp ích rất nhiều cho các nhà khí tượng học dự đoán chính xác hơn về điều kiện khí hậu ở Nam Cực trong tương lai, tiến sĩ Grise nói.

    Sư xuất hiện của lỗ thủng tầng Ozone

    Ozone là một dạng hình thù của oxy nhưng có chứa đến 3 nguyên tử oxy thay vì 2 như thông thường. Các phân tử này tập trung nhiều nhất ở phần dưới của tầng bình lưu ( khoảng 20 đến 50km tính từ mặt đất ) và được biết đến như là tầng Ozone. Tại đây, nó lọc phần lớn các tia cực tím từ Mặt Trời gây hại cho các sinh vật trên Trái Đất, bảo vệ sự sống trên hành tinh của chúng ta.

    Đầu những năm 1980, các nhà khoa học đã phát hiện ra một lỗ thủng ở tầng Ozone hình thành trên Nam Cực. Lỗ thủng này làm giảm nồng độ Ozone đến 70%, nguyên nhân chủ yếu là do việc sử dụng tràn lan chất CFC ( hiểu nôm na là những hóa chất do con người tổng hợp được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp) và các chất gây ô nhiễm khác trong bầu khí quyển.

    Lỗ thủng tầng Ozone ở Nam Cực đang phục hồi có phải điều đáng mừng?
    Tầng Ozone đang co lại đáng kể

    Chính vì vậy, vào năm 1987, một nghị định đã được ban hành và cấm sử dụng CFC trên toàn cầu. Điều ước quốc tế này thực sự đã có tác dụng và những ảnh hưởng nhất định. Đầu năm 2013, những quan sát từ cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã đem lại cho chúng ta một tin mừng. Lỗ thủng tầng Ozone đang co lại. Năm 2012, các báo cáo đã cho thấy diện tích của lỗ thủng tầng Ozone cũng nhỏ hơn nhiều so với thập kỉ trước.

    Dự đoán biến đổi khí hậu trong tương lai

    Tiến sĩ Grise dự đoán rằng tầng ozone đang có dấu hiệu phục hồi, hoàn lưu khí quyển sẽ trở lại với quỹ đạo vốn có. Đáng lẽ phải vui mừng, thì một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển quốc gia New Zealand lại tỏ ra lo ngại. Mô hình tính toán của họ cho thấy, nếu kết hợp với khí thải nhà kính, sự phục hồi của tầng ozone trong khí quyển có thể làm tăng lượng ozon ở gần mặt đất, đặc biệt là ở nam bán cầu.

    Lỗ thủng tầng Ozone ở Nam Cực đang phục hồi có phải điều đáng mừng?
     

    Nếu như ở trên cao, ozon là người bảo vệ thì khi ở gần mặt đất, ozon lại là mối đe dọa. Tiếp xúc kéo dài với ozon có nồng độ lớn hơn 40ppbv (phần tỷ theo thể tích) có thể gây tổn hại sức khoẻ con người, giảm năng suất cây trồng. Nồng độ ozon phổ biến tại các vùng ô nhiễm nặng nhất thuộc bắc bán cầu hiện nay là 50 - 80ppbv, trong khi ở nam bán cầu là 25 - 35ppbv.Trong tương lai, nồng độ ozon trung bình trong không khí gần mặt đất sẽ tăng khoảng 15 - 20%, đặc biệt, một số nơi có thể tăng gần gấp đôi khi tầng ozon trong khí quyển phục hồi.

    Nguyên nhân là sự thay đổi hoàn lưu khí quyển do khí thải nhà kính sẽ khiến các khối khí đậm đặc ozon từ tầng bình lưu di chuyển nhanh và mạnh hơn xuống tầng thấp, làm tăng lượng ozon gần mặt đất. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là các khu vực nằm ngoài vùng nhiệt đới ở nam bán cầu. Ozon là chất khí nhà kính mạnh, nên tăng nồng độ ozon gần mặt đất còn góp phần đẩy nhanh tốc độ nóng lên toàn cầu.

    Một nghiên cứu của Đại học Cambridge (Anh) cho thấy, lỗ thủng tầng ozon đã giúp cô lập Nam Cực, che chở vùng đất băng giá này khỏi ảnh hưởng của khí nhà kính. Cùng với nhiều yếu tố khác, sự phục hồi của tầng ozon có thể khiến 1/3 lượng băng của Nam Cực tan chảy.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ