Một con vật trong Zootopia có nhiều lông tóc hơn tất cả các nhân vật trong phim Frozen cộng lại

    Quân Nguyễn,  

    Những người làm phim hoạt hình cũng cần phải có giải Oscar cho riêng mình.

    Hoạt hình vi tính đang phát triển với một tốc độ độ chóng mặt. Có thời điểm, những bộ phim như Frozen hay Big Hero 6 dường như đã chạm ngưỡng của những gì có thể. Và, chỉ một năm sau, lại tiếp tục có những thứ vượt qua nó. Trong trường hợp này, đó là Zootopia, và một con hươu cao cổ trong bộ phim này cũng có số lượng lông – chín triệu – hơn bất kì nhân vật nào trong Frozen, Big Hero 6, hay Wreck-It Ralph.

    Và bạn nên nhớ rằng các nhà làm phim sẽ phải thao tác với riêng từng sợi lông – và thực sự là rất nhiều ngay cả khi chúng chẳng dài chút nào. Sau cùng, đây là bộ phim về những con vật có thể đi lại, nói năng và ăn mặc như con người. Động vật và lông gắn liền với nhau, và đó là điều Disney Animation đã không động tay vào từ bộ phim Bolt năm 2008. Hơn nữa đó mới chỉ là một nhân vật duy nhất. Bởi vậy, để làm ra một bộ phim với toàn động vật đầy lông, họ đã phải tạo ra một ngôn ngữ máy tính mới để biến điều này thành hiện thực

    “Khi Bạch Tuyết được trình chiếu, đó thực sự là một thành quả công nghệ,” trích nhà sản xuất của Zootopia – Clark Spencer. “Và đó chính là mục tiêu của chúng tôi, với tư cách một studio, là thúc đẩy công nghệ và sự đột phá, trong mỗi ngày và mọi ngày. Zootopia đã tiếp bước Tangled, Wreck-It Ralph, Frozen, và đó cũng là sự cạnh tranh. Ai cũng sẽ nhìn lại phim của mình và nói ‘Làm sao để tới được mức cao hơn?’ Và đó thực sự là một chuyến đi kì thú cho tất cả chúng tôi khi đem thế giới này ra tới đời thực.”

     Sảnh Tujuna của Walt Disney Animation, nơi đoàn làm phim Zootopia phát triển công nghệ mới để có được bộ phim này.

    Sảnh Tujuna của Walt Disney Animation, nơi đoàn làm phim Zootopia phát triển công nghệ mới để có được bộ phim này.

    Khi Disney tung ra Bạch tuyết và Bảy Chú lùn vào năm 1937, đi tới trình độ cao hơn là một thứ gì đó khác biệt. Hoạt hình được vẽ bằng tay và những tiến bộ trong công nghệ đều mang tính vật chất. Giờ đây, mọi thứ đều được thực hiện bởi máy tính, bởi vậy họ phải có trong tay những kỹ sư, lập trình viên và hơn thế, những người tạo ra phần mềm để khiến những câu truyện của nhà làm phim thành hình. Tuy nhiên, với mỗi một bộ phim, các nhà làm phim đã thúc đẩy những gì đồ họa vi tính có thể làm được, nghĩa là tạo ra những công cụ chưa từng tồn tại trước đó.

    Sau khi thực hiện rất nhiều nghiên cứu trên động vật trong cả tự nhiên lẫn sở thú, họ đã nhận ra rằng lông của mỗi loài đều khác nhau. Chúng có kích cỡ, bề mặt, độ dày và màu sắc khác nhau – và với mỗi loại, ánh sáng sẽ đi qua chúng theo cách khác nhau.

    Zootopia có tổng cộng 64 loài động vật, tương đương với khoảng 800.000 mẫu nhân vật khác nhau. Để có được độ thực tế chuẩn xác, lông sẽ phải được xử lý trên nhiều phần riêng biệt. Đây không phải điều gì mới mẻ. Tóc của Elsa trong Frozen có khoảng 400.000 sợi. Nhưng Zootopia đã tiến xa hơn. Một con chuột trong bộ Zootopia có khoảng 480.000 sợi lông, trong khi một con hươu cao cổ có khoảng 9 triệu. Điều này cần tới năng lực tính toán khủng khiếp, để vẽ và dựng hình mỗi khung hình riêng lẻ - và một vài khung hình cần tới 100 giờ để hoàn thành.

     Trong Zootopia, động vật với đủ mọi kích cỡ chung sống với nhau.

    Trong Zootopia, động vật với đủ mọi kích cỡ chung sống với nhau.

    Rõ ràng, ta không thể làm toàn bộ 9 triệu sợi lông riêng lẻ. Nên nhóm làm phim đã tạo ra một công cụ đổ bóng dành riêng cho lông, có thể vẽ những sợi lông cùng một lúc, như một chiếc lược vậy, sau khi đã được áp vào từng thiết kế riêng biệt. Và nó thực sự rất tuyệt, nhưng chỉ khi ánh sáng chạm vào mỗi sợi lông giống như đời thực. Để làm được điều đó, đã có một quá trình tên là path tracing để dự đoán ánh sáng sẽ đi qua những khoảng trống như thế nào tùy thuộc vào nơi nó xuất phát, và sau đó sẽ phản xạ trên những sợi lông rồi thoát ra. Bởi công nghệ này, con rái cá trông sẽ bóng bẩy, cừu sẽ xù bông và những con thỏ nhìn sẽ chỉ muốn ôm. Sẽ có những khi xem phim, đặc biệt trong những cận cảnh, các nhân vật trông rất thật, bạn cảm thấy dường như có thể chạm vào chúng vậy. Thực sự, việc vạch ra đường đi ánh sáng trên lông của mỗi nhân vật trong Zootopia bằng công cụ đổ bóng mới này phức tạp chẳng khác gì xử lý ánh sáng cho toàn bộ môi trường trong những bộ phim trước đó.

    Độ thực tế đó cũng cần phải làm rất nhiều việc với chuyển động của môi trường xung quanh. Khi một con vật đang chạy, rõ ràng không khí cũng sẽ di chuyển với hướng nhất định. Nhưng nếu một nhân vật đứng yên, cũng vẫn có những chuyển động, chỉ là nhẹ nhàng hơn mà thôi. Với Zootopia, phần mềm tên gọi Xgen đã đem tới một bộ công cụ mới có thể dựng lên những chuyển động của môi trường tự nhiên vào cảnh phim. Nó cũng có hiệu quả với lông, cũng như những thứ xung quanh, nên nếu những gì có thể di chuyển, sẽ luôn luôn di chuyển.

    Mà động vật cũng chẳng phải chỉ có mỗi lông. Chúng còn có cơ bắp. Bởi vậy một lớp hình nữa cũng phải được xử lí khi tạo ra nhân vật. Một chương trình tên PhysGrid đã được tạo ra, có thể thêm vào những cơ bắp và chuyển động của mỡ dưới da trên mỗi nhân vật. Nó cho chúng một hình dáng và cân nặng thực tế, và khiến cho các họa sĩ có thực hiên công việc với những gì gần giống với sản phẩm cuối cùng nhất.

     Bước đầu tiên. Dựng kịch bản hình.

    Bước đầu tiên. Dựng kịch bản hình.

     Bước thứ hai. Là sự xuất hiện của camera và những hoạt ảnh sơ khai.

    Bước thứ hai. Là sự xuất hiện của camera và những hoạt ảnh sơ khai.

     Bước ba, hoạt ảnh cuối cùng. Đây là lúc mà cảm xúc cũng như câu thoại được đưa vào.

    Bước ba, hoạt ảnh cuối cùng. Đây là lúc mà cảm xúc cũng như câu thoại được đưa vào.

     Bước bốn, khung hình hoàn thiện. Hãy chú ý vào cách ánh sáng, lông, cơ bắp và mọi thứ được đưa vào để tạo ra một hình ảnh chân thực hơn.

    Bước bốn, khung hình hoàn thiện. Hãy chú ý vào cách ánh sáng, lông, cơ bắp và mọi thứ được đưa vào để tạo ra một hình ảnh chân thực hơn.

    Và một điều nữa. Lý tưởng thì, mọi thứ - lông, chuyển động, cơ bắp – cần phải càng giống với hoạt ảnh cuối cùng càng tốt, khi dựng hình. Bạn sẽ chẳng muốn vẽ ở một chất lượng nào đó, nhưng lại phải cho nó nhìn cực khác biệt khi đưa lên màn ảnh.

    Đó là khi engine đồ họa thời gian thực tên gọi Nitro ra tay. Lấy cảm hứng từ ngành công nghiệp video game, nó là một phần mềm Disney phát triển để cân bằng sự khác biệt giữa hoạt ảnh ban đầu và cảnh cuối cùng trông như thế nào. Vấn đề là, Nitro đã có mặt từ rất lâu nên nó không thể đủ hiệu quả để xử lí độ chân thực và phức tạp của các nhân vật trong Zootopia. Nên họ đã phải liên tục nâng cấp và điều chỉnh lại phần mềm này trong quá trình sản xuất.

    Thêm nữa là tất cả những thứ trên sẽ hoàn toàn vô dụng khi các nhân vật đi lại trong một môi trường không có được mức độ ấn tượng tương đồng. Và lại có một phần mềm, thiết kế bởi Disney cho bộ phim này, tên là Bonsai, có thể tạo ra hàng loạt các thảm thực vật đơn giản, nhưng cũng có tính chỉnh sửa và lặp lại cực cao, để tạo ra hàng loạt vùng đất của Zootopia cực nhanh chóng. Thực tế, các kỹ sư đã đẩy hệ thống dựng hình tới giới hạn của nó, và đã có thể làm việc với 7 triệu cây cối, nghĩa là hơn 4 nghìn tỉ đa giác, cùng một lúc, trong một cảnh phim. Chưa bao giờ có nhiều thứ xuất hiện cùng lúc trong phim nhiều đến thế, nhưng đó cũng là những gì phần mềm có thể đi xa tới vậy.

     Judy Hopps và Nick Wilde trong cáp treo băng qua Zootopia.

    Judy Hopps và Nick Wilde trong cáp treo băng qua Zootopia.

    Điều đáng sợ là, bạn sẽ chẳng thấy những thứ này trên phim. Khi bạn thực sự xem Zootopia, bạn sẽ tập trung vào nhân vật và cốt truyện, và bạn sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới những người mà trong vòng 5 năm qua đã tạo đã những công nghệ có thể khiến ánh sáng trên máy tính phản xạ chính xác qua 9 triệu sợi lông hươu cao cổ. Bạn đơn giản chỉ thấy một con hươu. Đó chính là phép thuật của làm phim. Hàng ngàn người làm việc với một mức độ hiển vi theo nghĩa đen, để ta có thể thận hưởng một câu truyện hoàn toàn mới mà chẳng phải nghĩ tới điều gì khác.

    Theo io9.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ