Một lý thuyết đã lỗi thời trong y học về tế bào thần kinh

    Nguyễn Khắc Thái,  

    Có những lý thuyết đã trở nên lỗi thời...

     Theo lý thuyết lão hóa, trong cơ thể của người trưởng thành, các tế bào được chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các tế bào phân chia thường xuyên, chẳng hạn như tế bào da, tế bào niêm mạc, môi, miệng…Nhóm thứ hai gồm các tế bào ít phân chia hơn: như tế bào gan, thận…Khi gan, thận bị tổn thương (một số tế bào bị chết đi), những tế bào gan, thận lành sẽ phân chia ở một mức độ nào đó, để bù lại phần nào chức năng của cơ quan. Nhóm thứ ba gồm các tế bào không bao giờ phân chia. Tế bào thần kinh là một trong số những tế bào như thế. Điều đó có nghĩa là, ở người trưởng thành, lượng tế bào thần kinh không tăng theo thời gian, mà chỉ có giảm đi do các tế bào chết dần. Nhưng đó là lý thuyết.

    Một lý thuyết đã lỗi thời trong y học về tế bào thần kinh
     

     Luôn cần mẫn trên con đường tìm kiếm những lý thuyết mới, các nhà nghiên cứu không dễ dàng chấp nhận rằng tế bào thần kinh là những tế bào không phân chia. “Chỉ là chúng ta theo dõi mãi không thấy chúng phân chia mà thôi”.

    Những bước tiến đầu tiên đánh dấu bằng nghiên cứu trên chuột trưởng thành, phát hiện rằng vùng hải mã (hippocampus), có liên quan đến trí nhớ và sự định hướng, luôn có sự chuyển giao các tế bào.

    Năm 1998, bằng chứng đầu tiên về sự hình thành các tế bào não mới trong vùng hải mã được đưa ra. Nghiên cứu tiến hành trên bộ não của 5 người đã được tiêm hợp chất BrdU. Kết quả cho thấy, các tế bào thần kinh trong vùng hải mã của họ đã thu nhận BrdU vào ADN của chúng, đồng nghĩa với việc đã có sự hình thành tế bào mới sau quá trình tiêm BrdU. Đối tượng cao tuổi nhất trong nghiên cứu này là một cụ ông 72 tuổi, tức là quá trình sản sinh tế bào thần kinh mới vẫn tiếp tục xảy ra ở tuổi già.

    Nghiên cứu năm 1998 chỉ được tiến hành trên một số mẫu khá nhỏ, và chỉ mang tính phát hiện hiện tượng nên vẫn chưa nhiều giá trị. Với nỗ lực tìm thêm bằng chứng cho phát hiện trên, nhà sinh vật học Kirsty Spalding thuộc Viện Karolinska ở Thụy Điển và các cộng sự đã bắt đầu một dự án theo dõi tuổi của các tế bào thần kinh trong bộ não người theo một cách khác, đó là dựa vào đồng vị phóng xạ C14, tiến hành trên những nạn nhân bị ảnh hưởng từ những vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh.

    Một lý thuyết đã lỗi thời trong y học về tế bào thần kinh
     

     Từ giữa những năm 1945 - 1962, Mỹ đã tiến hành hàng trăm vụ thử bom hạt nhân trên mặt đất. Các vụ thử này cuối cùng đã chấm dứt sau Hiệp ước cấm thử nghiệm năm 1963, nhưng ảnh hưởng của chúng vẫn còn tồn tại lâu dài trong khí quyển. Một trong những ảnh hưởng đó là tạo ra lượng lớn đồng vị phóng xạ C14 (Cacbon 14). Giống như Cacbon trong không khí, C14 cũng kết hợp với oxy để tạo thành cacbon đioxit. Và qua chu trình sinh học, con người hấp thụ những nguyên tử C14 này, cấu tạo nên các bộ phận cơ thể của mình, trong số đó có não bộ. Dựa vào chu kì bán dã của C14, các nhà khoa học có thể xác định chính xác thời điểm các tế bào mới sinh ra.

    Một lý thuyết đã lỗi thời trong y học về tế bào thần kinh
     

    Kết quả nghiên cứu của nhóm Spalding đã khẳng định phát hiện năm 1998: Vùng hải mã luôn sản sinh các tế bào thần kinh mới. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này còn tiến xa hơn, cho chúng ta thấy: Chỉ 1/3 vùng hải mã đảm nhiệm việc sản sinh ra các tế bào mới. Tốc độ sản sinh tế bào thân fkinh là 700 tế bào/ ngày ở mỗi bên ( não bộ có hai vùng hải mã ở hai bên bán cầu). Tuy nhiên, song song với quá trình sản sinh, các tế bào ở vùng này cũng chết đi mỗi ngày, làm tổng số lượng tế bào vẫn giảm đi theo tuổi tác.

    Nhóm  nghiên cứu cũng đã kiểm tra những vùng khác của não bộ: vỏ não, tiểu não, đồi thị… nhưng không phát hiện bằng chứng về việc sản sinh các tế bào thần kinh mới ở những vùng này.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ