Não người có bị "full" giống ổ cứng hay không?

    Dee Tee,  

    Bạn vẫn nhớ nụ hôn đầu tiên chứ? Bạn vẫn nhớ số điện thoại trong gia đình đúng không? Hay là nơi bạn đỗ xe, lần cuối bán say rượu, thậm chí là từng con số trong cái chuỗi dài dằng dặc của số Pi? Hay chỉ đơn giản là 3,14?

    Mỗi ngày bạn lưu vào trí nhớ của mình những kỉ niệm mới, về việc hôn một người mới, những số  điện thoại cần phải nhớ hay những khái niệm toán học. Với tất cả những "dữ liệu đó", xếp chồng lên nhau, có bao giờ bạn lo lắng tới việc não mình không còn chỗ cho những thông tin đó nữa? Não chúng ta hoạt động như thế nào? Bộ não của bạn có thể hết dung lượng giống như những chiếc ổ cứng hay không? Điều này phụ thuộc vào dạng bộ nhớ mà chúng ta cần phân tích trong bài viết này.

    Ổ cứng trong đầu mỗi chúng ta.

    "Ổ cứng" trong đầu mỗi chúng ta.

    "Nó không giống với những ô bộ nhớ thể hiện trong ổ cứng, dữ liệu sẽ không biến mất khi ta ghi đè lên" giáo sư Nelson Cowan cho biết. Hiện tại Nelson đang là nhà tâm lý học về nhận thức tại đại học Missouri, ông cho biết, về lâu dài những ký ức được mã hóa trong các tế bào thần kinh và kết nối với nhau tạo thành các mạch ghi nhớ. Não của bạn có khả năng tạo ra vô hạn nhưng mạch thần kinh như vậy. Về mặt lý thuyết, khả năng lưu trữ ký ức là vô hạn nếu số lượng những mạch kết nối kia vô hạn.

    Ký ức thì không ở yên một chỗ, các mạch thần kinh riêng biệt có thể kết nối với nhau, tạo ra những dạng "hồi ức" khác nhau bởi ký ức gốc. Nếu bạn không thể nhớ một cái gì đó, điều này hoàn toàn hợp lý bởi "ổ cứng" của bạn đang chứa quá nhiều những kỷ niệm vô giá trị, và chúng sẽ kết nối sau đó làm ảnh hưởng tới những điều bạn cần ghi nhớ. Sự can thiệp này vẫn chỉ nằm trên lý thuyết và là sự phỏng đoán của giáo sư Cowan.

    "Tôi cho rằng điều đó hoàn toàn có thể xảy ra bởi hai suy nghĩ tương đương tao ra từ những sự vận động tương đương của tế bào não." Cowan cho biết. "Bộ não cần giải quyết dữ liệu A, nhưng nếu bạn bối rối, bộ não hoàn toàn có thể nhầm lẫn sang những tế bào B, C, D khác". Điều này có thể xảy ra khi bạn đang học 2 ngôn ngữ có liên quan tới nhau, tiếng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chẳng hạn. Bạn có thể sẽ nhầm lẫn trong việc sử dụng từ ngữ hoặc cách phát âm hai ngôn ngữ trên. Nó không phải do bạn đang dùng hết dung lượng bộ não của mình, bạn chỉ cần sắp xếp những nhóm thông tin trong bộ não của mình mà thôi. Và như đã nói ở trên, khả năng lưu trữ của não bạn là vô tận.

    Những ký ức của bạn được chia làm 2 loại, bao gồm loại ký sử dụng thường xuyên và ký ức ngắn hạn (Loại ký ức dễ dàng lấp đầy và gây ra quá tải bộ nhớ). Đón nhận quá nhiều những thông tin cùng một lúc và ghi nhớ chúng là rất khó. Điều này gây ra những sự nhầm lẫn, chắc chắn bạn từng gặp phải điều này trong cuộc sống.

    Các nhà nghiên cứu có cho biết lượng ký ức ngắn hạn con người có thể ghi nhớ không nhiều. Khi được yêu cầu nhớ những chấm màu trên màn hình máy tính, hầu hết mọi người chỉ có thể nhớ 3 hoặc 4 màu trong số đó. Còn khi phải ghi nhớ những chữ cái ngẫu nhiên, hầu hết mọi người nhớ được 7 chữ trong số đó. "Nhưng nếu tôi yêu cầu bạn phải nhớ các chữ cái như CIA, FBI hay IRS thì chắc chắn bạn sẽ nhớ hết chúng mà không có vấn đề gì" Cowan chia sẻ. Nhưng vì đó là những chữ cái mang ý nghĩa, được nhóm lại trong não bạn và thật ra đó là 3 mục riêng biệt.
     

    Bộ não có những đặc điểm ưu việt để lưu trữ thông tin mà không một chiếc ổ cứng nào được trang bị.

    Bằng cách lồng ý nghĩa vào những thông tin, và gộp chúng thành những dữ liệu lớn, điều đó sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ của chúng ta. Về cơ bản, những điều đó chính lòa quá trình học tập, giúp chuyển ký ức ngắn hạn sang dài hạn, hay còn gọi là ký ức thường xuyên. Bộ não trao đổi rất nhiều thông tin bằng cách tạo ra các thông tin chung, và ghép nó vào mô hình phân loại những thông tin đó từ khi chúng ta mới sinh ra.

    Còn nếu chúng ta quên đi điều gì đó, thì cũng hãy yên tâm, bộ não không có vấn đề gì hết, đó là một phần quan trọng của quá trình học tập. "Bộ não của chúng ta không được thiết kế để lưu trữ một lượng thông tin vô hạn" (việc tạo ra những mạch trí nhớ thì vô hạn, còn lưu trữ chúng thì không). Joe Tsien, nhà thần kinh học, người điều hành các dự án Mã Hóa Bộ Não tại Đại học Georgia Regents nói.

    Việc nghiên cứu hành vi đã chỉ ra rằng, việc học một cái gì đó mới sẽ dẫn đến việc dễ quên những thứ cũ hơn. Đó là một điều tốt, vì thông tin cũ rất dễ can thiệp vào thông tin mới hay những thông tin hữu ích hơn(như đã nói ở phần trên). Bạn gặp một người rất thú vị vào cuối tuần trước tại một bữa tiệc. Bộ não của bạn có thể lưu giữ các thông tin quan trọng về người đó. Như vẻ bề ngoài, sự thông minh hay hài hước. Và bạn sẽ quên đi những kí ức khác không quan trọng như màu áo hay việc mặt người đó có tàn nhang.

    Khi hai suy nghĩ "đấu đá" nhau trong đầu, não sẽ tăng sự ức chế để loại bỏ những thông tin gây mất tập trung. Các ký ức cũ sẽ dần biến mất, và những kỷ niệm mới được tăng cường bở quá trình hồi tưởng. Khi bạn quên mất một điều không có nghĩa nó sẽ biến mất vĩnh viễn. "Kí ức cũ có thể khó để nhớ lại khi cần, nhưng vẫn có thể" Cowan nói. Kí ức thường phụ thuộc vào ngữ cảnh. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí British Journal từ 1975 của các nhà tâm lý học thời đó, đã chứng minh rằng những người thí nghiệm ghi nhớ những khái niệm dưới biển, hiệu quả cao hơn khi họ lặn ở dưới nước so với khi họ trên bờ.

    Và cuối cùng, trí nhớ là thứ có thể rèn luyện. Việc rèn luyện bộ não thông qua việc ghi nhớ những điều quan trọng lâu hơn. Bộ não và những liên kết quan trọng sẽ mạnh hơn và hoạt động tốt hơn. Như vậy, rõ ràng bộ não con người vẫn ưu việt hơn ổ cứng rất nhiều và dĩ nhiên bạn không cần phải lo về tình trạng "full" bộ nhớ.

    Tham khảo Wired

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày