NASA cảnh báo hơn một nửa nguồn nước ngọt lớn nhất trên Trái Đất đã biến mất

    TVD,  

    Nguồn tài nguyên nước ngọt trên Trái Đất đang cạn kiệt một cách trầm trọng với tốc độ vô cùng nhanh chóng.

    Theo dữ liệu vệ tinh mới nhất mà NASA thu thập được, đa số các nguồn nước ngầm lớn trên thế giới đang dần biến mất. Đây là một trong những nguồn cung cấp nước uống chủ yếu cho con người.

    Thống kê của NASA từ năm 2003 đến 2013 cho thấy, 21 trên tổng số 37 tầng chứa nước ngầm (những hồ nước lớn dưới mặt đất được tạo thành từ thẩm thấu nước và tuyết) lớn nhất thế giới sắp biến mất. Đến năm 2015, đã có thêm 13 tầng chứa nước khác đứng trước nguy cơ này, khi mà tốc độ thẩm thấu không thể bù đắp kịp với tốc độ biến mất của nước.

    Bản đồ phía dưới đây cho thấy 37 tầng chứa nước ngầm lớn nhất trên thế giới, là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu của con người. Có tới ⅓ lượng nước ngọt trên thế giới là được khai thác từ các tầng chứa nước này.

    Screen Shot 2015 06 17 tại 12.54.01 PM

    Bản đồ cho thấy lượng nước được tạo ra và mất đi ở 37 tầng chứa nước lớn nhất thế giới. Màu đỏ cho thấy lượng nước mất đi đáng báo động.

    Jet Propulsion, một nhà khoa học nghiên cứu về nguồn nước trên Trái Đất cho biết tình hình đang trở nên rất nghiêm trọng. Tuy nhiên điều này đã được báo trước.

    Từ năm 1900 đến năm 2000, nhu cầu sử dụng nước của thế giới đã tăng lên gấp 6 lần. Và Liên Hợp Quốc còn dự đoán tình hình sẽ tồi tệ hơn vào năm 2030. Hiện nay hạn hán đang xảy ra ở tất cả mọi châu lục trừ châu Nam Cực.

    Bên cạnh hạn hán thì việc khai thác mỏ của con người cũng khiến cho các tầng chứa nước này dần biến mất.

    Hạn hán California

    Hạn hán là một trong những nguyên nhân khiến nước ngầm biến mất. Bên cạnh đó có cả tác động của con người.

    Trong khi đó nước là tài nguyên quan trọng nhất đối với con người. Mặc dù các công nghệ khoa học hiện đại đã được nghiên cứu để tạo ra nước ngọt từ các nguồn nước khác nhau. Tuy nhiên để ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới vẫn còn rất xa vời.

    Trước khi Trái Đất cạn kiệt nước ngọt, các nhà khoa học và quản lý cần phải tìm ra các biện pháp thích hợp. Nếu không tình trạng này sẽ trở nên cực kỳ khó kiểm soát vào năm 2030.

    Tham khảo: businessinsider

    >>Làm sao để tìm nguồn nước giữa thiên nhiên hoang dã

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ