NASA công bố tìm ra nguyên nhân việc Sao Hỏa không còn khí quyển

    Nova,  

    Những cơn gió mặt trời với tốc độ 1,6 triệu km/h liên tục bào mòn khí quyển của hành tinh này trước khi biến mất hoàn toàn là nguyên nhân chính khiến toàn bộ nước ở dạng lỏng trước kia bốc hơi vào vũ trụ.

    Trong buổi họp báo đêm qua, NASA đã xác nhận được danh tính "thủ phạm" khiến cho Sao Hỏa không có khí quyển để duy trì sự sống như hiện nay. Cụ thể, các dữ liệu từ tàu vũ trụ MAVEN đã chỉ ra hành tinh Đỏ cũng từng có một bầu khí quyển đầy đủ giống như Trái Đất, nhưng do tác động của những cơn gió Mặt Trời cùng với việc lõi hành tinh này nguội dần đi khiến nó mất đi lớp bảo vệ từ trường là nguyên nhân chính cho hệ quả ngày này Sao Hỏa chỉ là một hành tinh trơ trọi.

     

    Tác động của gió Mặt Trời đến khí quyển Sao Hỏa.

    Ngoài ra, tàu MAVEN đã giúp các nhà khoa học đưa ra một kết luận rằng khoảng 4,3 tỷ năm trước Sao Hỏa cũng từng có các đại dương khổng lồ giống như Trái Đất. Mặc dù vậy, những cơn gió mặt trời với tốc độ 1,6 triệu km/h liên tục bào mòn khí quyển của hành tinh này trước khi biến mất hoàn toàn là nguyên nhân chính khiến toàn bộ nước ở dạng lỏng trước kia bốc hơi vào vũ trụ. Thêm vào đó, tiến sỹ Bruce M.Jakosky, thuộc phòng thí nghiệm về khí quyển và không gian của đại học Colorado, cho biết bầu khí quyển của Sao Hỏa có thể biến mất theo hai cách:

    Đầu tiên là các electron có trong các nguyên tử khí của bầu khí quyển có thể bị đánh bật ra ngoài dưới tác động của những cơn gió Mặt Trời, từ đó dẫn đến việc các nguyên tử khí bị cuốn theo luồng gió này (thực chất là các dòng chảy ion) ra khỏi bầu khí quyển. Quá trình như vậy có thể kéo dài hàng tỷ năm.

    Hoặc các nguyên tử, phân tử khí có thể bị các hạt bên trong luồn gió Mặt Trời va chạm và bắn ra khỏi bầu khí quyển, giống như những viên bi-a.

     

    Trước kia Sao Hỏa cũng giống Trái Đất.

    Tiến sỹ Jakosky cho biết hiện tại đội ngũ nghiên cứu dang ngả về phương án đầu tiên nhiều hơn. Theo ước tính dựa trên những dữ liệu của tùa MAVEN gửi về thì vào thời điểm bầu khí quyển của Sao Hỏa bị bào mòn, tốc độ thất thoát của các phân tử khí lên tới 100g trong vòng 1 giây. Bên cạnh đó, giáo sư vật lý thiên văn Jasper Halekas của đại học Iowa, thành viên của đội MAVEN, cho biết năng lượng mà các cơn gió Mặt Trời tạo ra khi va chạm với bầu khí quyển của Sao Hỏa trong vòng một giờ đồng hồ có thể tương đương với sức mạnh của một triệu tấn thuốc nổ TNT, hay nói cách khác cứ mỗi giờ Mặt Trời lại "thả" một quả bom nguyên tử xuống Sao Hỏa.

    Cuối cùng, tiến sỹ Nick Schneider thuộc đại học Colorado cho biết: "Dữ liệu của tàu MAVEN cho thấy trên Sao Hỏa cũng có hiện tượng cực quang, mặc dù vậy nó xảy ra gần như ở Bắc bán cầu thay vì chỉ ở 2 cực như Trái Đất. Giả sử nếu chúng ta có thể đổ bộ lên bề mặt hành tinh này và không hề phát hiện ra cực quang, lúc đó có lẽ con người nên nghiên cứu lại kiến thức về từ trường của chính mình. Tôi hi vọng vào giả thiết đầu tiên nhiều hơn, và câu hỏi lớn nhất khi đổ bộ lên đó sẽ là: Làm thế nào ngăn chặn những tác động khủng khiếp của gió Mặt Trời?".

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ